12/02/2018, 14:30

Giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng ” Bài làm Những bài học của người trước thường gửi gắm những đạo lý sâu sắc mà thật thâm thúy trong kho tàng văn học dân gian. Đặc biệt là trong những câu tụ ngữ, mỗi câu tục ngữ là một bài ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

Bài làm

Những bài học của người trước thường gửi gắm những đạo lý sâu sắc mà thật thâm thúy trong kho tàng văn học dân gian. Đặc biệt là trong những câu tụ ngữ, mỗi câu tục ngữ là một bài răn dạy khuyên nhủ con con người hướng thiện, cách đối nhân xử thế ra sao để cho vẹn đôi bên. Qủa thật những bài học đó cho đến nya vẫn còn vẹn nguyên những giá trị. Nói về phép tắc lịch sự thì tục ngữ cũng có vô vàn câu nói về điều này. Câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” chính là một trong những câu tục ngữ ấn tượng và chứa đựng được bài học sâu sắc.

Đầu tiên ta phải hiểu được rằng “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” là gì? Đây là lời khuyên con người cần phải ý tứ trong việc nhỏ nhất như đang ngồi ăn cơm cùng với gia đình, hay tập thể. Khi chúng ta ngồi ăn cơm ở những chỗ đông người thì khi ăn phải biết ý tứ nhìn mọi người xung quanh như thế nào? Xem mọi người đã ngồi đầy đủ chưa? Trong khi ăn trong mâm cỗ có ai là người lớn tuổi nhất thì phải biết hành xử đúng mực, phải biết “kính trên nhường dưới”. Không được “ăn như rồng cuốn” mà không quan tâm đến mọi người xung quanh. Thậm chí người xưa có người phép tắc đến mức khi người già, những người lớn tuổi đã hạ đũa không ăn nữa thì bản thân mình cũng nên thôi. Không ngồi đó ăn mà không có ai được. Thực sự đây là một trong những lời khuyên không hề thừa thãi chút nào cho chúng ta ngay trong thời đại ngày nay.

Giải thích câu tục ngữ “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”

Chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện về hai vợ chồng nọ, chồng ham ăn khi đi ăn cỗ là ăn không biết đến mọi người xung quanh. Ăn hết phần của người khác khiến cho mọi người thấy khó chịu và không muốn ngồi ăn cùng anh này cứ mỗi lần có đám. Biết vậy chị nhà nghĩ ra một kế sách đó chính là buộc một sợi dây vào tay anh nào sau đó căn dặn “cứ giật dây thì mới được gắp một miếng”. Anh chồng nghe theo mới đầu ăn còn từ tốn nhưng đám đông người qua lại vấp vào dây khiến anh tưởng vợ giục ăn nhanh nên quen thói anh ta lại ăn hết phần của mọi người. Câu chuyện cho thấy được rằng chúng ta cũng phải có ý thức khi đi đến những chỗ đông người.

Các bậc tiền nhân trước răn dạy rất đúng, đó là lời khuyên có khởi đầu từ những việc rất cụ thể đó chính là những việc ăn thế nào? ngồi thế nào? Có lẽ rằng đây là một lời răn chí phải nhất là trong xã hội xưa kia. Xã hội mà miếng ăn được coi trọng, cái đói cái nghèo cứ mãi đeo bám và gia đình chẳng ai dư giả gì cả. Trong bữa cơm mọi người toàn nhường nhịn nhau khi ăn. Lẽ ra là vậy nhưng thực tế có rất nhiều người ăn uống không hề biết ý chỉ biết ăn no cái bụng rồi về. “Ăn trông nồi” tức là khi ăn phải xem cơm còn hay hết để còn biết mà dừng lại. Khi nhà đông người thì phải ăn ít đi chứ không được chỉ chăm chăm biết đến bản thân. Trước khi làm một việc gì đó cũng phải suy nghĩ trước sau, mình là khách, mình là người trẻ trong mâm cơm cần phải kính người già và trẻ nhỏ. Chỉ cần ý tứ một chút trong bữa ăn thôi là người ta cũng đã có thể đánh giá được phần nào con người của bạn rồi đó. Trong bữa cơm con người có thể bày tỏ được những tình cảm, những lời hỏi thăm nhau và đây cũng chính là sự khác biệt trong văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.

Còn việc “ngồi trông hướng” chúng ta cũng phải hiểu, hướng ở đây không phải là các hướng Đông – Tây – Nam – Bắc mà đó chính là vị thế tương quan với người khác trong bữa ăn. Cần ngồi như thế nào để hợp lý, trong bữa ăn có người cao tuổi chẳng hạn thì không được để các cụ ngồi ngay cạnh ngồi cơm vì thông thường ngồi ngay gần nồi cơm sẽ phải xới cơm cho các thành viên. Cũng không thể để cụ ngồi xa mâm cơm quá không gắp được thức ăn. Cho nên hãy nhìn mọi người xung quanh và chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp nhất. Là khách thì bạn nên ngồi gần nồi để có thể thể hiện sự cởi mở góp một phần nhỏ vào trong bữa cơm đó là xới cơm cho mọi người. Đồng thời cũng để “trông nồi” mà biết được mình nên dừng ăn để nhường cho những người khác. Và “trông hướng” cũng đồng nghĩa với việc xem thái độ của mọi người mà có được những cách hành xử tốt nhất của mình.

Câu tục ngữ thật đúng đắn khuyên chúng ta nên từ tốn và có những cách hành xử khôn khéo khi đi ăn ở những chỗ tập thể. Những phong thái cử chỉ của bạn trong lúc ăn cũng đã nói lên được những phẩm chất của bạn rồi. Khi chúng ta ý thức được đồng nghĩa ta là một người có văn hóa lịch sự.

Minh Nguyệt

Từ khóa tìm kiếm

  • ăn trông nồi ngồi trông hướng
  • cam nghi ve câu tuc ngư an xem noi ngoixem huong
  • ́ giải thích cau an trong noi ngoi trong huong
  • giai thich cau an coi noi ngoi coi huong
  • giai thich cau an trong noi ngoi trong huong
  • giai thich cau tuc ngu an trong noi ngoi trong huong
0