12/02/2018, 14:30

Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” Bài làm Truyện Kiều là một tuyệt phẩm nổi tiếng. Nó đã tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du trong làng thi ca Việt Nam. Trong đó, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một bức tranh tuyệt đẹp miêu tả lên vẻ đẹp của ...

Đề bài: Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”

Bài làm

Truyện Kiều là một tuyệt phẩm nổi tiếng. Nó đã tạo nên tên tuổi của Nguyễn Du trong làng thi ca Việt Nam. Trong đó, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” là một bức tranh tuyệt đẹp miêu tả lên vẻ đẹp của của hai cô gái họ Vương, Thúy Kiều và Thúy Vân.

Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ vô cùng tinh tế, sâu sắc để lột tả được vẻ đẹp của hai cô gái. Trong đó ông đã miêu tả Thúy Kiều với những ngôn ngữ vô cùng tinh tế, bút pháp điêu luyện. Dưới ngòi bút của Nguyễn Du hai cô gái hiện lên chân thực, sắc nước hương trời, long lanh tựa tiên sa, ngọt ngào như trăng rằm, xứng đáng là tuyệt thế giai nhân xưa nay hiếm có.

Đầu lòng hai ả tố nga,
Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân.
Mai cốt cách tuyết tinh thần,
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Hai cô gái được tác giả sử dụng biện pháp ước lệ , cùng phép ẩn dụ để miêu tả nên vẻ đẹp hoàn hảo, hài hòa cả về nội dung tâm hồn bên trong và hình thức bên ngoài. Hai vẻ đẹp của Thúy Kiều và Thúy Vân vô cùng hoàn mĩ, mười phân vẹn mười, nhưng hai cô mỗi người lại mang một phong cách vẻ đẹp hoàn toàn khác nhau, không hề trộn lẫn hay na ná giống nhau chút nào.

Nguyễn Du đã vô cùng ưu ái với hai chị em khi ông dùng những gì đẹp nhất để miêu tả lên vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân, không theo một khuôn mẫu chuẩn mực nào mà là mỗi người một vẻ.

Trong đó, nàng Thúy Vân được tác giả ưu tiên miêu tả, nhắc tới trước với những từ ngữ nói lên vẻ đẹp đài các, cao sang của nàng:

Vân xem trang trọng khác vời,
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.
Hoa cười ngọc thốt đoan trang,
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da.

Trong những câu thơ này tác giả Nguyễn Du đã sử dụng từ ngữ trang trọng khác vời, để thể hiện nét đài các quyền quý của nàng Thúy Vân. Cho thấy nàng là con người có học thức, có nét kiêu sa cao sáng, cho thấy cuộc sống của nàng an nhàn, và được hưởng vinh hoa phú quý.

Phân tích đoạn trích Chị em Thúy Kiều

Chân dung của nàng Thúy Vẫn được tác giả Nguyễn Du miêu tả khá toàn vẹn từ khuôn mặt, nét mày, rồi tóc và làn da tiếng nói…cho người đọc thấy Thúy Vân có một nét đẹp tròn đầy, phúc hậu tựa như ánh trăng rằm, có đôi lông mày sắc nét như con ngài, và chiếc miệng tươi tắn như hoa hàm tiếu, giọng nói của nàng trong trẻo thanh cao với những chiếc răng trắng ngà, mái tóc đen bồng bềnh tựa như làn mây, và màu da trắng như nàng bạch tuyết. Thúy Vân vô cùng xinh đẹp và kiều diễm thể hiện nàng là một báu vật thuộc diện quốc sắc thiên hương.

Trong vẻ đẹp của Thúy Vân người ta cảm nhận thấy nét đẹp dịu dàng đằm thắm, của một người phụ nữ đoan trang có học thức, quý phái. Từ vẻ đẹp tròn đầy, bằng phẳng của Thúy Vân người ta có thể thấy được rằng Thúy Vẫn có một vẻ đẹp sẽ mang lại hạnh phúc cho nàng. Nó sẽ cho nàng một cuộc sống bình yên sung túc.

Nguyễn Du đã vô cùng tinh tế sâu sắc khi miêu tả Thúy Vân, mượn Thúy Vân để làm đòn bẩy nâng Thúy Kiều lên.

Kiều càng sác sảo mặn mà,
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Làn thu thủy nét xuân sơn,
Hoa ghen đua thắm liễu hờn kém xanh.

Nguyễn Du sử dụng từ hơn trong câu miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều với Thúy Vân, chỉ một chữ hơn này nhưng người đọc có thể cảm nhận được hết vẻ đẹp của Thúy Kiều. Nếu như Thúy Vân lung linh, mặn mà kiều diễm bao nhiêu thì Thúy Kiều lại nổi bật và sắc sảo hơn rất nhiều. Thúy Kiều mang một vẻ đẹp tới hoa nhường, nguyệt thẹn, một vẻ đẹp làm cho  mọi người xung quanh ganh ghét vì đẹp quá.

Câu thơ của Nguyễn Du miêu tả về Thúy Kiều giống như một bức tranh thủy mạc, thể hiện một mặt hồ hơn sóng có mây núi, nước mùa thu…Cũng nhưng trong khuôn mặt của Thúy Kiều có đôi mắt long lanh như mặt nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như những ngọn núi…

Vẻ đẹp của Thúy Kiều không chỉ tựa như thiên nhiên hữu tình mà còn vượt trội hơn rất nhiều khiến cho hoa nhìn thấy nàng phải cảm thấy xấu hổ vì em xuân sắc, trăng nhìn thấy nàng phải giận dữ vì nàng quá đẹp. Vẻ đẹp của Thúy Kiều mang tới cho con người ta sự ngỡ ngàng choáng váng bởi trên đời lại có người đẹp như thế.

Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm.
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương.

Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều không chỉ đẹp về hình thức mà còn đẹp cả về nội dung bên trong tâm hồn con người. Tài năng của nàng cũng thuộc diện xuất chúng khi nàng giỏi cả cầm, kỳ, thi, họa..

Tài năng của Thúy Kiều vượt trội lên tất cả và là biểu tượng của phẩm chất vô cùng cao quý, khi nàng có một trái tim vô cùng nhân nghĩa trung hậu, có hiếu, vị tha…dường như trong con người Thúy Kiều chính là điều vô cùng hoàn mỹ.

Nhưng cũng bởi vì nàng Thúy Kiều quá hoàn mỹ nên trong xã hội xưa, một xã hội đầy rẫy những bất công sự trọng nam khinh nữ, nên cuộc đời của Thúy Kiều đã bị vùi dập, nàng chịu kiếp “hồng nhan bạc mệnh” cuộc sống phải chao đảo, lênh đênh, chìm nổi suốt mười mấy năm hồng trần.

Trong cách miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, tác giả Nguyễn Du cũng cho chúng ta thấy số phận của nàng Thúy Kiều sẽ gặp nhiều sóng gió, chịu kiếp hồng nhan, gian nan…

Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê.
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.

Trong những câu thơ cuối cùng của đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” tác giả Nguyễn Du cho chúng ta thấy được rằng hai chị em Thúy Kiều là những người vô cùng đoan trang, dù tới tuổi cập kê, cần tìm hiểu để có thể mai mối nhân duyên nhưng hai cô vẫn chưa hề có bạn trai, vẫn sống cảnh trướng rủ, màn che, đoan trang, đức hạnh.

Với cảm hứng nhân đạo tình cảm và nghệ thuật miêu tả tài tình của mình tác giả Nguyễn Du đã vẽ lên chân dung của hai chị em Thúy Kiều vô cùng xinh đẹp, tài sắc, khiến cho nhiều người phải trầm trồ thán phục về tài sử dụng ngôn ngữ của ông. Hai mỹ nhân được ông miêu tả vô cùng tinh tế, xinh đẹp và có tâm hồn thanh cao thánh thiện, mười phân vẹn mười.

Thảo Nguyên

0