Giải thích câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Đề bài: Em hãy giải thích câu ca dao “ Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai ” Bài làm Có thể thấy được rằng chính trong cuộc sống hằng ngày, những sự tác động trái chiều của hoàn cảnh khách quan. Bên cạnh đó là cùng dư luận đối với mỗi con ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu ca dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai”
Bài làm
Có thể thấy được rằng chính trong cuộc sống hằng ngày, những sự tác động trái chiều của hoàn cảnh khách quan. Bên cạnh đó là cùng dư luận đối với mỗi con người là chuyện tất yếu. Song, ta có thể thấy được rằng những điều cơ bản là thái độ của con người trước những tác động đó như thế nào? Cuộc sống của chúng ta thì chính chúng ta hãy chủ động, tự tin vào chính mình hay lệ thuộc vào hoàn cảnh? Tuy nhiên chúng ta phải biết coi đó chính là sức mạnh quan trọng nhất để thành công. Chỉ cần có ý chí và nghị lực chắc chắn sẽ là một phẩm chất cần thiết nhất. Chính với quan điểm trên được phản ánh trong câu ca dao mộc mạc giống như một lời khuyên nhủ chân tình con người chúng ta đó là:
Ai ơi giữ chí cho bền,
Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai.
Ta như thấy được rằng không phải ngẫu nhiên người xưa mượn chuyện làm nhà để nói lên ý chí con người, thì đã có ba việc lớn trong đời mà con người chúng ta phải làm. Đó chính là ba việc làm nhà, lấy vợ, tậu trâu. Qủa thực chính trong ba việc ấy thể hiện bản lĩnh và khả năng của người đàn ông khi được sinh ra trên trời đất này. Đặc biệt là trong chuyện làm nhà thì việc chọn hướng, đồng thời đó cũng chính là việc đổ nền là cốt yếu. Khi một ngôi nhà có móng vững chắc thì chắc chắn ngôi nhà đó mới có thể vững vàng được. Mỗi chúng ta cũng phải chọn hướng nhà sáng sủa thoáng mát để cuộc sống trở nên dễ chịu, bảo đảm sức khoẻ. Con người luôn phải chú ý đổ nền cho cao, cho chắc để tránh ẩm thấp, tối tăm… Ta như thấy được rằng những công việc ấy, người làm nhà phải tự chọn, và đồng thời cũng phải đưa ra những sự quyết định của chính bản thân mình. Và nhất là một khi thấy như thế là đúng đắn thì không thể vì lời được những lời bàn ra tán vào của những người xung quanh mà hoang mang, dao động mà lại có thể dễ dàng thay đổi một cách nhanh chóng chủ ý ban đầu.
Câu dao “Ai ơi giữ chí cho bền. Dù ai xoay hướng đổi nền mặc ai” có được nghĩa chính của câu ca dao là vậy. Và quan trọng hơn hết ta như thấy được chính là việc dựa trên cơ sở đó, người xưa muốn bày tỏ quan điểm của mình về tính mục đích, ý chí, nghị lực trong hành động của mỗi con người thì mới có thể thành công được.
Thông thường, con người chúng ta khi mà bắt tay vào làm một việc gì đó, người ta đều phải tự đặt ra mục đích và luôn luôn mong ước đạt được mục đích. Nhưng nếu như có mục đích được đề ra thôi thì chắc chắn điều đó là chưa đủ. Khi đề ra được mục đích rồi thì phải có những quyết tâm, ý chí để có thể vượt qua được những khó khăn và thử thách trước đó. Và nếu như con người mà vượt qua được những khó khăn đó chắc chắn thành công sẽ đến nhanh hơn rất nhiều.
Hơn nữa đó chính là ngay trong quá trình làm việc, không phải tất cả đều dễ dàng, suôn sẻ. Những người tiến hành công việc bước đầu chắc chắn cũng sẽ gặp những khó khăn trong dự tính và cả ngoài dự tính. Và chắc chắn rằng con người chúng ta không thể tránh sao khỏi lời bàn tán xung quanh. Thực tế đã chứng minh và cho thấy không ít người do quá phụ thuộc vào những dư luận mà hỏng việc. Và quả thực cũng chính bởi chín người mười ý, chẳng ai giống ai. Ta vẫn còn thấy được những người không giữ ược chủ kiến ban đầu của mình mà lại để hỏng việc như câu chuyện của anh nông dân “đẽo cày giữa đường”. Câu chuyện như thật buồn cười song cũng thật đáng chế trách.
Có lẽ rằng cũng chính những lúc dư luận phức tạp lại là lúc người ta cần phải có lập trường vững vàng và quyết tâm cao. Con người ta nếu như có ý chí sẽ đem lại sức mạnh và óc sáng tạo cho con người, giúp cho chính họ có thể đi đến đích cuối cùng. Ta như thấy được chính vai trò của ý chí lớn như vậy nên nó được coi là phẩm chất cao quý hàng đầu của người lao động cả xưa cho đến nay.
Và nếu như phần đông mọi người cứ cho rằng mình làm sai mà ta không chịu lắng nghe ý kiến của họ thì có sai không? Trong trường hợp những mục đích của mình được đề ra mà lại có quá nhiều điều đáng lưu tâm thì ta không thể không tiếp thu những ý kiến đó. Những ý kiến được lựa chọn thông minh nhất vẫn chính là những điều được lý giải trên thực tế và mình cũng nên tiếp thu và soi rọi vào chính công việc của mình. Xem xem những điều đó có thực sự đúng hay không? Và nếu như quá coi trọng ý kiến chủ quan của mình thì bạn lại đánh mất đi những góp ý hay của mọi người. Hơn nữa ý kiến này lại quan trọng thì sao?
Qủa thật việc giữ chí cho bền không đồng nghĩa với bảo thủ, lạc hậu. Trước dư luận, ta phải tỉnh táo, đòng thời đó cũng chính là những sự sáng suốt phân tích xem đâu là đúng, đâu là sai. Điều đó có phù hợp hay không phù hợp với công việc và mục đích của mình. Khi mà chúng ta có thể tiếp thu cái đúng, cái hay cũng rất cần thiết bởi nó giúp ta mau chóng đạt được kết quả với chất lượng cao.
Câu ca dao trên thực sự ý nghĩa thực sự chính là một lời khuyên nhủ chân tình và là một bài học sâu sắc rút ra từ thực tế đời sống trải qua bao thế kỉ của dân tộc ta. Ta có thể thấy được rằng chính trong hành trang bước vào đời của mỗi con người, không thể thiếu bài học quý giá đó. Nhưng để mỗi người có được một ý chí bền vững, một lập trường kiên định và một quyết tâm cao, thì bắt buộc phải trải qua quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ, rèn luyện cho mình khả năng vượt khó, hơn hết chính là sự phấn đấu và học hỏi không ngừng.
Minh Nguyệt