12/02/2018, 14:30

Giải thích câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân”

Đề bài:; Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Anh em như thể tay chân ” Bài làm Có lẽ ta thấy đã thấy được ca dao tục ngữ không chỉ là những câu lục bát về tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà nó dường như cũng còn là bài học đạo lý, và đó còn chính là đạo đức và ...

Đề bài:; Em hãy giải thích câu tục ngữ Anh em như thể tay chân

Bài làm

Có lẽ ta thấy đã thấy được ca dao tục ngữ không chỉ là những câu lục bát về tình yêu đôi lứa muôn màu muôn vẻ mà nó dường như cũng còn là bài học đạo lý, và đó còn chính là đạo đức và cách ứng xử mẫu mực mang tính nhân hậu của dân tộc ta. Rồi cả những câu nói “Người trong một nước phải thương nhau cùng” huống chi là anh em trong một gia đình, ông  bà ta có câu:

“Anh em như thể tay chân,

Rách lành đùm bọc, dỡ hay đỡ đần”

Câu ca dao trên quả thật giản dị, gần gũi nhưng chứa biết bao nhiêu điếu cho ta suy nghĩ liên tưởng tốt đẹp. Trước tiên, khi hiểu hết câu tục ngữ ta cần hiểu ý nghĩa một số hình ảnh như  “tay chân” và “ rách lành” . Ta đã biết được rằng chính tay và chân là hai bộ phận của con người, dường như nó đã có quan hệ khăng khít với nhau, hổ trợ cho nhau. Anh em trong một gia đình cũng vậy, đều cùng cha mẹ sinh ra. Đều sống chung trong một gia đình, sống chung dưới một mái nhà, cùng lớn lên, và họ lại như đã cùng chén nước bát cơm, có mối quan hệ tình cảm gắn bó với nhau. Những công việc anh giúp em, em giúp anh thì đây là một mối quan hệ đó lại đã giống như mối quan hệ giữa tay và chân vậy. Với việc thông qua hình ảnh so sánh ở câu thứ nhất quả thực đã nêu lên tình cảm khăng khít giữa anh và em keo sơn gắn bó như thế nào. Ta đồng thời cũng như thấy được cũng chính tình cảm này sẽ là cơ sở cho cách cư xử giữa anh và em ra sao cho đúng mực nhất.

Giải thích câu tục ngữ “Anh em như thể tay chân”

Tính từ “lành” là một từ chỉ những lúc giàu có, sung sướng. Còn với “rách” nó dường như lại chỉ những lúc nghèo khổ thiếu thốn, khó khăn hoạn nạn. Qủa thực rằng trong cuộc sống thì có những hoàn cảnh thì có thể thay đổi nhưng anh em vẫn phải thương yêu nhau, họ vẫn phải đùm bọc, chia sẻ và để có thể giúp đỡ lẫn nhau, không hề thay đổi

Câu ca dao đặc sắc trên dường như cũng đã nêu lên một vấn đè về đạo đức, đồng thời là vấn đề tình cảm cơ bản của con người đó chính là tình anh em. Anh em đều do cha mẹ sinh ra, nhưng năm tháng tuổi thơ đã sống dưới mọt mái nhà, một gia đình phải thương yêu nhau đã đành. Nhưng khi đã trưởng thành khi đã lớn lên, dù trong hoàn cảnh sống như thế nào thì chính họ cũng sẽ vẫn phải quan tâm, giúp đỡ chia sẽ lẫn nhau để có thể vượt qua gian khó. Như cố gắng sẽ giữ mãi tình anh em la bổn phận của mỗi con người. Và đó không là gì khác ngoài việc chính là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta được lưu truyền từ đời này đến những thế hệ mai sau đã thể hiện qua câu ca dao trên. Ta như có thể nhận thấy được rằng chính tinh thần yêu thương đùm bọc, cùng với sự giúp đỡ lẫn nhau là đạo đức là nhân cách của con người. Do vậy, nếu như gia đình nào biết hòa thuận, và còn là sự đùm bọc, chia sẻ và có cả những sự giúp đỡ lẫn nhau thì gia đình đó được hạnh phúc vui vẻ, an nhàn.

Qủa thật ta  như có thể thấy được rằng chính truyền thống cao đẹp và nhân  bản ấy không chỉ dừng lại ở đó mà nó được thể hiện rộng hơn, lớn hơn giữa đồng bào trong một nước và đặc biệt hơn nữa đó chính là giữa dân tộc này với các dân tộc khác mỗi khi có bão lũ, thiên tai…Có thể nói rằng chính tình yêu thương đùm bọc đó đã giúp cho con người vượt qua được những khó khăn trước mắt và giúp bản thân mỗi người vượt qua được những nổi đau, có tinh thần để vươn lên.

Tình anh em còn được xem chính là tình ruột thịt gắn bó và gần gũi với nhau rất mật thiêt như tay và chân của một cơ thể thống nhất và hoàn chỉnh vậy. Chính vì điều đó câu ca dao trên có ý nghĩa rất quan trọng đối với bản thân mỗi người chúng ta. Với lối ví von dùng những hình ảnh thật đơn giản và gần gũi nhưng đã để lại cho chúng ta một bài học ứng xử thật tinh tế nhưng hết sưc gần gũi biết bao nhiêu. Nếu như mà các bộ phận tay chân không giúp đỡ với nhau thì cơ thể sẽ ra sao cơ chứ? Lấy trong sự đối sánh với đó thì nếu như anh em không đùm bọc che chở lẫn nhau thì cha mẹ có vui không, đặc biệt hơn là cuộc sống của anh thấy ấm áp và luôn có sự che chở không?

Có thể thấy được rằng chính sự yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau là cách sống đẹp của con người có đạo đức. Và đó cũng chính là tình yêu thương đùm bọc của tình anh em trong một gia đình, tình đồng bào của đất nước hình chữ S của một dân tộc, của nhân loại. Đặc biệt là khi chúng ta được may mắn hơn, được sống trong tình yêu thương che chở của bố mẹ, mỗi người hãy cố gắng làm sao để ba mẹ luôn vui lòng khi nhìn thấy những đứa con của mình luôn đùm bọc che chở cho nhau, đó không gì khác ngoài là niềm hạnh phúc lớn nhất của bố mẹ.

Minh Nguyệt

0