12/02/2018, 14:30

Giải thích câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy”

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Ăn cây nào rào cây ấy ” Bài làm Có thể nhận thấy được rằng mỗi câu tục ngữ là một bài học quý báu của ông cha ta. Và câu tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây ấy” của người xưa dường như cũng đã có những ý ...

Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ Ăn cây nào rào cây ấy

Bài làm

Có thể nhận thấy được rằng mỗi câu tục ngữ là một bài học quý báu của ông cha ta. Và câu tục ngữ “Ăn cây nào, rào cây ấy” của người xưa dường như cũng đã có những ý nghĩa và bài học thật sâu sắc như đã gửi gắm vào đó cho thế hệ chúng ta hiện nay.

Đầu tiên chính là việc phải làm như thế nào để có thể hiểu được nghĩa chính của câu tục ngữ trên đó chính là việc ăn quả cây nào thì phải vun xới, giữ gìn, bảo vệ cây ấy. Nhưng đồng thời ta như thấy được cũng giống như bao câu tục ngữ ngắn gọn và hàm súc khác, dường như chính với những ý nghĩa của nó không dừng ở đó. Có thể thấy được như sâu xa hơn, câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy” cũng chính là một lời khuyên nhắc nhở chúng ta phải bảo vệ, gắn bó với môi trường, với nguồn sống của chúng ta hiện nay.

Khi chúng ta luôn đặt câu tục ngữ vào hoàn cảnh ra đời của nó cách xa thời đại ngày nay bao thế kỉ. Đặc biệt có thể thấy được rằng chính khi mà nền kinh tế tiểu nông của đất nước ta còn nghèo nàn và thật lạc hậu theo chế độ tự cung tự cấp thì chúng ta mới thấy được mặt đúng của nó. Chính những lúc như bấy giờ, từng người, từng nhà phải hoàn toàn tự lo cho cuộc sống của bản thân cũng như cho cả gia đình. Có thể nhận thấy được chính nhu cầu cuộc sống rất thấp, rất đơn giản nên sự trao đổi, ràng buộc giữa người với người chưa phức tạp lắm. Vậy nên tất cả chúng ta dường như cũng sẽ phải gắn bó chặt chẽ và có ý thức bảo vệ những gì gắn bó với mình. Câu tục ngữ đặc sắc trên chắc chắn cũng như sẽ đúng khi nó là một lời phê phán lối sống thực dụng ích kỉ biết bao nhiêu và không muốn người khác hơn mình. Người ích kỷ luôn luôn sợ thiệt thòi, chính vì thế mà họ sống như bị tách biệt riêng ra. Không có một ai có thể chấp nhận được điều đó cho nên nếu như bạn sống như vậy chắc chắn một ngày không xa sẽ chẳng còn ai bên mình nữa đâu, lúc đó thì có hối cũng không kịp.

Giải thích câu tục ngữ “Ăn cây nào rào cây ấy”

Đã có rất nhiều ý kiến nói nếu xét về phát ngôn của một quan điểm sống mang nặng tính cá nhân thực dụng đồng thời cũng chính là những sự ích kỉ thì nó rất đáng cho chúng ta phê phán thậm chí là lên án lối sống này.

Nguyên do có thể là vì mỗi con người là một thành viên của cộng đồng đó có thể kể ra như gia đình, tập thể, xã hội. Qủa thực chính trong cuộc sống hằng ngày, mọi người ai ai dường như cũng sẽ đều có mối quan hệ đa chiều với nhau, không ai có thể phủ nhận thực tế này cả. Tất cả chúng ta luôn thấy được những người nông dân như phải đổ mồ hôi ra mới có được một vụ mùa bội thu. Còn những người công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp lại sản xuất ra những mặt hàng tiêu dùng, đồ ăn,…Rồi vẫn còn đó những người thầy vẫn đang ngày đêm soạn những trang giáo án để có thể truyền dạy kiến thức cho các em học sinh. Rồi cả những người lính biên cương tay vẫn chắc tay súng bảo vệ sự yên bình cho đất nước.

Qủa thật ta như thấy được rằng cũng đã có những quyền lợi của cả cộng đồng ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới quyền lợi của mỗi cá nhân. Thông qua đây ta phải khẳng định được điều đó là quyền lợi của giai cấp, dân tộc. Nhân dân ta đã có câu: Nước mất thì nhà tan. Như vậy, ta như có thể thấy được những quyền lợi của mỗi người cũng chẳng còn. Quan niệm sống ích kỉ, thực dụng nhiều khi biến con người thành nạn nhân của chính mình. Khi mà kẻ ích kỉ hẹp hòi là kẻ suy thoái về đạo đức, sông tách rời và đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta biết bao nhiêu đời nay.

Mọi người sống trong tập thể khi được hưởng thành quả của xã hội mang lại thì ta cũng phải có những trách nhiệm lớn lao để có thể xứng đáng với những thành quả đó. “Ăn cây nào rào cây ấy” ý muốn nói đến sự tránh nhiệm của con người nếu như được hiểu qua nghĩa tích cực nhất. Mỗi chúng ta sẽ không trưởng thành được nếu như cứ vân mãi mãi không ý thức được những thành quả ta đã nhận được trong Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng lại ẩn chứa nhiều bài học sâu sắc nhất cho mỗi con người chúng ta.

Mỗi người phải có trách nhiệm với cuộc sống rộng lớn – là sống với xã hội còn phải tự bản thân mình cố gắng hơn nữa để có thể đạt được những thành công lớn hơn bao giờ hết. Hãy hiểu câu tục ngữ theo chiều hướng tích cực nhất để có thể hiểu đúng nghĩa của nó bạn nhé!

Minh Nguyệt

Từ khóa tìm kiếm

  • giải thích câu ăn cây nào rào cây ấy
  • giải thích câu tục ngữ ăn cây nào rào cây ấy
0