21/02/2018, 08:49

Phân tích bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi.

Đề bài: Nguyễn Trãi là con người văn võ toàn tài, nhà yêu nước lớn, anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hoá thế giới. Các tác phẩm của ông để lại rất nhiều và có giá trị cho đến ngày nay. Trong đó, “ Cảnh ngày hè” ...

 Đề bài:

Nguyễn Trãi là con người văn võ toàn tài, nhà yêu nước lớn, anh hùng dân tộc và là danh nhân văn hoá thế giới. Các tác phẩm của ông để lại rất nhiều và có giá trị cho đến ngày nay. Trong đó, “ Cảnh ngày hè” đã thể hiện rõ nét tình yêu thiên nhiên và lí tưởng nhân nghĩa của tác giả

Mở đầu bài thơ là tâm trạng của thi nhân:

“ Rồi hóng mát thuở ngày trường”

Với nét bút đầu tiên bằng một câu thơ lục ngôn độc đáo cùng với cách ngắt nhịp 1/2/3 câu thơ mở đầu đã tái hiện dáng vể ung dung, thanh nhã với một tâm hồn thư thái, thảnh thơi. “Ngày trường” là cả một ngày dài mà chỉ để hóng mát, đắm mình vào thiên nhiên mà Nguyễn Trãi là một người luôn khao khát sống để cống hiến xông pha, phò vua giúp nước vậy mà giờ đây ông lại có cả một ngày dài để ngắm cảnh, câu thơ thoáng mang nét buồn man mác của thi nhân.

Câu thơ tiếp theo là bức tranh thiên nhiên ngày hè sinh động mà tinh tế:

“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Khác với thơ ca trung đại, khi viết về thiên nhiên thường sử dụng một vài nét chấm phá, Nguyễn Trãi lại sử dụng bút pháp tả, không những thế, bức tranh được ông tả lại hết sức chi tiết, đẹp đẽ, sinh động, tràn đầy cả màu sắc và âm thanh. Hình ảnh cây hoè được tác giả miêu tả bằng tính từ chỉ màu sắc “lục” kết hợp với động tính từ “đùn đùn” cho ta hình dung ra cây hoè xanh non đang đâm cành trổ lá, vươn lên, tốt tươi, tạo ra không gian xanh mát. Cây lựu trước hiên đang trổ hoa đỏ rực, tràn đầy sức sống. Ao sen với màu hồng tươi của cánh sen làm màu sắc của bức tranh thiên nhiên them phong phú, sen vẫn ngát hương thêm lôi cuốn long người. Sử dụng dày đặc các động từ mạnh “ giương, phun, tiễn, đùn đùn” tạo nên sự sôi động, sức sống ứa tràn đằng sau những thảo mộc tưởng chừng như tĩnh lặng. Không chỉ thế, ta còn thấy thi nhân rất tinh tế khi thấy được nhịp sống vô hình thôi thúc, xô đẩy tạo vật : thảo mộc thì tiếp nối nhau thừ cao xuống thấp, động thái vận động liên tiếp từ trong ra ngoài : lá,  hoa, hương tiếp ứng nhau và nhất là nhịp độ khẩn trương, loài nay đang còn thì loài khác đã thêm hô ứng chen bước nhau, gợi ra không khí tạo vật đang phô sắc, toả hương.

Âm thanh ánh sáng và hoạt động sinh hoạt của con người cũng được tác giả miêu tả:

“ Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Từ láy “ lao xao” kết hợp với đảo ngữ lên đầu câu thơ đã khắc hoạ sự đông vui, tấp nập, nhộn nhịp của buổi chợ nơi làng chài xa xa vọng lại. Đó là hình ảnh cuộc sống ấm hạnh phúc. Phải chăng đây chính là cuộc sống mà Nguyễn Trãi vẫn thường yêu mến, tự hào. Tiếng ve vang lên như giai điệu tiếng đàn réo rắt bên tai. Biện pháp đảo ngữ “dắng dỏi” kết hợp với hình ảnh ẩn dụ “cầm ve” đã xua tan đi không khí tĩnh mịch của buổi chiều quê. Thời gian được xác định câu thơ là lúc “tịch dương”- lúc mặt trời lặn nhưng sự rống vẫn chưa lụi tàn, chưa chịu xế chiều mà vẫn có cái gì đó thôi thúc, căn tràn sự sống như muốn trỗi dậy, cái nhìn khái quát đã thâu tóm toàn cảnh cuộc sống qua nét bút tài hoa.

Bức tranh thiên nhiên cuộc sống ngày hè kết hợp một cách tài hoa, sinh động từ màu sắc đường nét đến hương vị âm thanh có sự đồng điệu giữa thiên nhiên và con người. Bức tranh ấy được quan sát, cảm nhận từ nhiều góc độ nhiều chiều từ cao xuống thấp, từ gần đến xa bởi sự kết hợp hài hoà tinh diệu của nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và sự liên tưởng độc đáo, bức tranh ấy vừa có hình vừa có hồn sinh động, tràn đầy sức sống. Viết về thiên nhiên mùa hè Nguyễn Du từng viết trong “Truyện Kiều”

“ Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửu lựu lập loè đơm bông”

Nhưng Nguyễn Trãi lại có cảm nhận rất riêng về mùa hè. Trong thơ ông hiện lên một không gian bừng sáng, rực rỡ sắc màu, không khí trong lành, thanh mát, thảo mộc, con ngời không hề yếu ơt mà trái lại luôn tràn trề sức sống. Cảm nhận ấy xuất phát từ một tâm hồn tinh tế, giao hoà tuyệt đối với thiên nhiên. Qua đó thể hiện tình yêu của thi nhân Ức Trai đối với thiên nhiên, cuộc sống.

Hai câu thơ cuối kết đọng bao suy tư của thi nhân:

“ Dẽ có ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

Tác giả sử dụng điển cố “ ngu cầm” nhằm ca ngợi cuộc sống yên bình, no đủ đồng thời thể hiện khát vọng có được cây đàn của vua Ngu Thuấn gảy lên khúc Nam phong để dân chúng khắp tứ phương được no đủ. Con người Nguyễn Trãi lúc nào cũng thế dù về quê ở ẩn bị triều đình đối xử không công bằng song ông vẫn một long hướng về dân về nước, một ngày thảnh thơi ở quê nhà cũng không trọn vẹn, vẫn đau đáu việc nước, việc dân. Đây là khát vọng cao đẹp của cong người suốt đời trăn trở đối với trách nhiệm, bổn phận đền ơn vua, trả nợ nước. Chữ “dân” trong câu thơ là chữ lần đầu tiên nhắc tới trong văn học trung đại, Nguyễn Trãi luôn trân trọng và đề cao vai trò của dân vì ông nhận ra sức mạnh của dân như chính ông đã viết: “Lật quyền mới biết sức dân như nước” chính vì thế mà khi còn làm quan ông luôn đề cao chính sách “than dân, huệ dân”. Câu thơ lục ngôn kết thúc bài thơ thể hiện sự dồn nén cảm xúc và là để kết tụ của hồn thơ Ức Trai. Sáu tiếng trong câu thơ đều có chung nét nghĩa số nhiều, sự độc đáo tài hoa ấy thể hiện khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt cũng là sở nguyện cả đời của một tâm hồn yêu nước

“ Bui một tấm long ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều Đông”

Với thể thơ thất ngôn xen lẫn lục ngôn, hình ânhr mộc mạc bình dị, sử dụng động từ mạnh, tính từ gợi tả gợi cảm, từ láy đặc sắc, cách ngắt nhịp đơn giản linh hoạt, các biện pháp nghệ thuật: đảo ngữ, ẩn dụ, điển tích, bài thơ “ Cảnh ngày hè” đã vẽ lên bức tranh tươi mới, tràn đầy sức sống đồng thơi làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, yêu dân , yêu nước của thi nhân Ức Trai.

Bài thơ “Cảnh ngày hè” có sự cách tân về nghệ thuật rất đặc sắc, tiêu biểu cho hồn thơ Ức Trai. Bài thơ như một lời nhắc nhở mỗi người hãy sống và cống hiến thật nhiều để đất nước luôn ấm no, hạnh phúc, “khắp đòi phương”

Đô Tiến.

Kết quả hình ảnh cho cảnh ngày hè

0