21/02/2018, 08:48

Bài 4: Giải bài tập số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

ên Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con Giải bài tập trang 13 sách giáo khoa toán 6 tập 1 : Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con . Xem đầy đủ: Giải bài tập toán lớp 6 Giải bài 16 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1 ...

ên

Bài 4: Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Giải bài tập trang 13 sách giáo khoa toán 6 tập 1 : Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con .

 Xem đầy đủ: Giải bài tập toán lớp 6 

Giải bài 16 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 16: Mỗi tập hợp sau có bao nhiêu phần tử?

  • a) Tập hợp A các số tự nhiên x mà x – 8 = 12
  • b) Tập hợp B các số tự nhiên x mà x + 7 = 7
  • c) Tập hợp C các số tự nhiên x mà x . 0 = 0
  • d) Tập hợp D các số tự nhiên x mà x . 0 = 3

Lời giải

Trước hết, vì x là số tự nhiên suy ra x thuộc N. Từ đó:

a) x – 8 = 12 suy ra x = 12 + 8 = 20. Vậy A có một phần tử là 20. Ta viết: A = {20}

b) x + 7 = 7 suy ra x = 7 – 7 = 0. Vậy B có một phần tử là 0. Ta viết: B = {0}

c) x . 0 = 0 suy ra x có thể bằng bất kì số tự nhiên nào (vì bất cứ số tự nhiên nào nhân với 0 đều bằng 0). Vậy C có vô số phần tử. Ta viết: C = N hoặc C = {0, 1, 2, 3, …}

d) Vì mọi số tự nhiên nhân với 0 đều bằng 0 do đó với x . 0 = 3 thì không có số tự nhiên x nào thỏa mãn. Vậy D không có phần tử nào hay D là tập rỗng. Ta viết:

Giải bài 17 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 17: Viết các tập hợp sau và cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử?

a) Tập hợp A các số tự nhiên không vượt quá 20

b) Tập hợp B các số tự nhiên lớn hơn 5 nhưng nhỏ hơn 6

Lời giải

a) Các số tự nhiên không vượt quá 20 tức là các số tự nhiên nhỏ hơn hoặc bằng 20. Do vậy, ta có thể viết A như sau:

A = {0, 1, 2, 3, ... , 19, 20}
Vậy A có 21 phần tử.

b) 5 và 6 là hai số tự nhiên liên tiếp nên không có số nào ở giữa hai số này để vừa > 5 và vừa < 6. Do đó tập hợp B không có phần tử nào hay B là tập rỗng. Biểu diễn:

Giải bài 18 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 18: Cho A = {0} Có thể nói A là tập hợp rỗng hay không?

Lời giải

Tập hợp A có một phần tử là phần tử 0. Trong khi tập rỗng là tập không có phần tử nào. Do đó không thể nói rằng A là tập rỗng.

Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1

Bài 20:

Lời giải

a) Vì A = {15; 24} nên A chứa hai phần tử là 15 và 24 do đó:

Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

b) {15} là một tập hợp có một phần tử 15, mà 15 thuộc A, do đó: tập hợp {15} là tập hợp con của tập hợp A nên ta dùng kí hiệu sau:

Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

Lưu ý: Để biểu diễn mối quan hệ giữa hai tập hợp, bạn không được sử dụng kí hiệu:

Giải bài 20 trang 13 SGK Toán 6 Tập 1 | Giải toán lớp 6

c) {15, 24} và tập hợp A = {15, 24} là hai tập hợp đều có hai phần tử 15 và 24, do đó:

Trên đây là giải các bài tập trong sgk  bài4:  Số phần tử của một tập hợp. Tập hợp con

Tìm kiếm từ khóa:

Bài tập số phần tử của một tập hơp. tâp hợp con

Hướng dẫn số phần tử của một tập hơp. tâp hợp con

Giải bài tập số phần tử của một tập hơp. tâp hợp con

Nguồn: 

0