24/05/2017, 14:08

Phân tích bài Đám tang lão Gô ri ô

Đề bài: Phân tích Đám tang lão Gô ri ô của Ban Dắc. Ban dắc là cái tên mà mỗi chúng ta đều ít nhiều nghe đến, cái tên ấy gắn liền với biết bao nhiêu là tác phẩm hay. Những tác phẩm của nhà văn để lại không biết bao nhiêu là thông điệp của cuộc sống. Tất cả những tác phẩm của ông được tựu chung ...

Đề bài: Phân tích Đám tang lão Gô ri ô của Ban Dắc. Ban dắc là cái tên mà mỗi chúng ta đều ít nhiều nghe đến, cái tên ấy gắn liền với biết bao nhiêu là tác phẩm hay. Những tác phẩm của nhà văn để lại không biết bao nhiêu là thông điệp của cuộc sống. Tất cả những tác phẩm của ông được tựu chung trong một tập lớn đó chính là Tấn Trò đời. Trong đó ta thấy ấn tượng nhất về đoạn trích đám tang lão Gô ri ô. Đoạn trích đám tang của lão Gô ri ô được trích ra từ truyện lão ...

Đề bài: Phân tích Đám tang lão Gô ri ô của Ban Dắc.

Ban dắc là cái tên mà mỗi chúng ta đều ít nhiều nghe đến, cái tên ấy gắn liền với biết bao nhiêu là tác phẩm hay. Những tác phẩm của nhà văn để lại không biết bao nhiêu là thông điệp của cuộc sống. Tất cả những tác phẩm của ông được tựu chung trong một tập lớn đó chính là Tấn Trò đời. Trong đó ta thấy ấn tượng nhất về đoạn trích đám tang lão Gô ri ô.

Đoạn trích đám tang của lão Gô ri ô được trích ra từ truyện lão Gô li ô. Tác phẩm ấy được hoàn thành xong vào tháng 12 / 1834 thuộc phần khảo cứu phong tục những cảnh đời tư trong tác phẩm lớn Tấn trò đời. Tiểu thuyết này là một trong những bức tranh khắc họa sự đen tối nhất của đời sống quý tộc tư sản Pháp dưới thời phục hồi vương chính. Cả tiểu thuyết là sự thật về đồng tiền và mối quan hệ cha con nói riêng, giữa người với người nói chung trong xã hội tư sản Pháp lúc bấy giờ. Không những thế ta còn thấy được con đường tiến thân và tham vọng của giới thanh niên thời ấy.

Đám tang lão Gô ri ô là một đoạn trích thuộc phần cuối của tác phẩm lão Gô ri ô. Cái kết của một tiểu thuyết cũng như cái kết của cuộc đời một con người. Đặc biệt qua đám tang ấy nhà văn phản ánh rõ ràng bộ mặt của con người tư sản Pháp. Những con người chỉ biết đến đồng tiền tham vọng mà quên đi cả tình thân. Xã hội ấy với những con người ấy đã biến cái chết đáng buồn, sự mất mát thành niềm hạnh phúc, niềm vui với những toan tính của mỗi người. Phải chăng đây cũng là hạnh phúc của một tang gia?.

phan tich dam tang lao go ri o

Trước hết là cái chết cô độc của lão Gô ri ô. Ông ta chết đi nhưng lại không có ai bên cạnh. Sự cô độc của ông được hiểu khi ông mất mà hai cô con gái của ông mặc dù được gọi về rất nhiều lần nhưng vẫn không chịu về còn mải mê đi dự vũ hội. Những người con như thế thử hỏi sinh ra để làm gì, trước cái chết của người đã sinh ra mình mà không mảy may thương tiếc thậm chí còn vui vẻ đi dự vũ hội không về. người cha có những người con như thế thử hỏi rằng cái chết thật quá cô độc và đau đớn lắm sao. Không những thế quan tài thì được phủ khăn đen những vẫn chưa kín, nó được đặt trơ trọi giữa lối ra vào. Đã thế có mụ già Voke tham lam còn định sớ luôn cái kỉ vật con gái của Gô ri ô. Thế nhưng Ratxtinhac đã kịp thời ngăn chặn và để lại trên linh cữu của ông cụ. Như vậy qua những sự kiện ấy ta thấy mặc dù đã chết đi nhưng lão Gô ri ô vẫn rất cô độc. Đó la cái chết không có sự thương tiếc buồn thương của gia đình. Qủa thật nếu cảm nhận được ông ta sẽ thấy rất buồn.

Tiếp theo đến nghi lễ cầu hồn thì bằng những giọng văn mỉa mai , lối văn tỉ mỉ đến từng chi tiết khiến cho cảnh tượng cầu hồn với những con người vô tình kia hiện lên một cách rõ nét nhất. Và qua cái sự rõ nét ta thấy được cái cô độc cũng như xã hội tư sản với những con người tham lam quên tình ấy. Lễ cầu hồn được diến ra trong không gian của một giáo đường thấp, chât, hẹp, tối. thời gian vào chiều tối. Hình ảnh chiếc quan tài trơ trọi giữa lối ra vào, khăn đen bịt con chưa kín. Những người lo đám tang thì chỉ chủ yếu có hai người quen là Ratxtinhac và Critxtopho. Có hai vị linh mục thì lại một người lại bỏ về chỉ còn có một người. Trong khi đó nghi lễ gồm một bài thánh thi, một bài kinh siêu độ, một bài kinh cầu hồn. Có thể nói rằng những con số kia dường như biết nói để từ đó ta thấy được sự sơ sài của buổi lễ cầu hồn tiến một linh hồn sang thế giới bên kia. Ở đây nhà văn đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tương phản để ta thấy được tình cảm giữa gia đình tôn giáo và những người quen biết. Hai cô con gái không đến, hai vị linh mục người thì bỏ về đối lập với hai người chỉ là quen biết như Ratxtinhac và Critxtopho. Tình cảm gia đình thì lạnh lẽo, tôn giáo nhà thơ thì nhạt nhẽo may sao còn sót lại tình người qua hai nhận vật người quen kia.  Có thể nói ở đây đồng tiền trở thành một thứ tôn giáo thiêng liêng chi phối cả tình thương của Chúa. Nhưng dù sao Gô ri ô vẫn còn có những tình thương ấy chứ như cụ tổ trong Hạnh phúc của một tang gia còn không nhận được bất kì một tình người nào.

Đến khi mai táng thì nỗi lòng của Ratxtinhac được bộc lộ. Nói chung đám tang của lão Gô ri ô diến ra từ cầu hồn cho đến khi mai táng mọi thứ đều sơ sài , váng vẻ, nhanh chóng. Không gian cũng như buồn thay cho cái chết ấy, sự vắng vẻ, buồn bã tàn tạ được toát lên qua cảnh mai táng. Thời gian lại mà buổi tối vào lúc sáu giờ với cái hoàng hôn ẩm ướt. Không biết rằng có phải là nghi lễ thường diễn ra buổi tối hay chính cái sự tối tăm ẩm ướt ấy thể hiện được cái tối tăm trong con người tư sản Pháp. Họ bị đồng tiền che mắt mà quên đi tình cảm của con người. Giá trị đạo đức bị xói mòn nghiêm trọng. Cảnh tượng vô cùng thương tâm khi đến cái cảnh hạ huyệt chôn vùi vĩnh viễn một con người lại không có người nhà khóc than. Chỉ có Ratxtinhac buồn thương còn thì những người lấp huyệt hắt vài xẻng lấp quan tài, cái vài xẻng ấy nghe thật sơ sài và qua quýt. Critxtopho xong cũng ái ngại mà bỏ đi. Những người lấp thì đói tiền công ngay lúc xong việc, những nhà đạo xong cũng “biến ngay”. Trong khi ấy thì hai chiếc xe ngựa do gia đình hai con gửi tới có cả những người đi theo thế nhưng trong xe ại không có người. Cả con gái cho đến con rể của ông cụ đều không đến. Có thể nói tình thân là một thứ qua xa vời với những người con ấy. Cái có của họ là iền tài vật chất, tài sản và tước vị thế nhưng cái quan trọng nhất để làm nên một con người đó là tình cảm thì họ lại đánh mất đi từ bao giờ. Có thể nói lão Gô ri ô vừa là nguyên nhân lại vừa là nạn nhân của những của hoàn cảnh ấy.

Về phần chàng sinh viên Ratxtinhac, anh là một người yêu thương nhân ái. Trước cảnh ra đi của ông Gô ri ô. Anh không thể cầm được lòng mình, cảnh tượng cũng như hoàn cảnh của ông lão đã gây ra cho anh một con bão lòng ghê gớm lắm. Anh đã khóc thương cho lão và anh thấm thía được cái hiện thực xã hội của Pháp. Gô ri ô chôn vùi trong nấm mộ mang theo luôn cả những kỉ ức về thời trong trắng của những cô con gái. Chôn vùi cả những tình cảm yêu thương con người. Và ngay cả đến chàng sinh viên ấy cũng không thể nào đứng vững trước những cám dỗ của xã hội. Cuối cùng anh cũng tìm mọi cách mà len lỏi vào xã hội tư sản ấy.

Đoạn trích đã tố cáo xã hội tư sản Pháp, đồng thời thể hiện được vấn đề tham vọng cá nhân của tầng lớp thanh niên . Đó là vấn đề đặt ra ngay sau khi nấm mồ của Gô ri ô khép lại “tham vọng địa vị và tiền bạc”. Chính đồng tiền đã làm cho con người ta biến chất mất hết đi tình cảm con người.

0