Phân tích Cảnh chiều hôm trong Nhật kí trong tù
Đề bài: Phân tích Cảnh chiều hôm trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Hồ Chí minh người không chỉ giỏi chính trị ngoại giao mà còn giỏi về thơ ca nữa. Không xét về về mặt nghệ thuật thơ thì chúng ta vẫn thấy qua những trang thơ của Bác chứa đựng cả một tâm hồn một tinh thần lớn. Dù cho cuộc sống ...
Đề bài: Phân tích Cảnh chiều hôm trong Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh. Hồ Chí minh người không chỉ giỏi chính trị ngoại giao mà còn giỏi về thơ ca nữa. Không xét về về mặt nghệ thuật thơ thì chúng ta vẫn thấy qua những trang thơ của Bác chứa đựng cả một tâm hồn một tinh thần lớn. Dù cho cuộc sống khó khăn với Người nhưng Người vẫn lạc quan yêu cuộc sống và có một niềm tin vào tương lai. Tất cả những tâm hồn tinh thần ấy được thể hiện rõ nhất qua tập thơ Nhật Kí ...
Đề bài: của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí minh người không chỉ giỏi chính trị ngoại giao mà còn giỏi về thơ ca nữa. Không xét về về mặt nghệ thuật thơ thì chúng ta vẫn thấy qua những trang thơ của Bác chứa đựng cả một tâm hồn một tinh thần lớn. Dù cho cuộc sống khó khăn với Người nhưng Người vẫn lạc quan yêu cuộc sống và có một niềm tin vào tương lai. Tất cả những tâm hồn tinh thần ấy được thể hiện rõ nhất qua tập thơ Nhật Kí Trong Tù. Tiêu biểu trong tập thơ ấy là bài thơ cảnh chiều hôm.
Thơ Hồ Chí Minh bao giờ cũng ngắn gọn dễ hiểu, Bác không chú ý đến nghệ thuật vì bác chỉ làm thơ để thể hiện tâm trạng của mình chứ không phải sáng tác nghệ thuật. Song trong thơ Bác ta vẫn thấy những nghệ thuật không kém gì những nhà thơ nổi tiêng có tài. Bài thơ cảnh chiều hôm đã thể hiện được tinh thần của người trong cảnh lao tù không những thế nếu như những bài thơ khác trong tập thể hiện cái thực qua cảnh tù đày của Người thì ở bài thơ này lại có một phong cách riêng đó là có sự đan xen giữa cái thực với cái ảo.
Trước hết là hai câu thơ đầu nhà thơ thể hiện sự trôi chảy của thời gian, Bác đã mở bài thơ bằng những hình ảnh của hoa hồng:
“Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng,
Hoa tàn, hoa nở cũng vô tình:”
Có thể nói nhắc đến hoa hồng chúng ta biết đến sự tượng trưng của nó là tình cảm tình yêu con người. Như chúng ta đã biết hoa hồng như là một nữ hoàng của những loài hoa vì vẻ đẹp của nó. Chắc cũng có lẽ vì thế mà Bác đã sử dụng nó làm hình ảnh biểu tượng cho cuộc sống ngoài kia. Cuộc sống bên ngoài đẹp như bông hồng kia vậy. Đó chính là sự tưởng tượng của Bác về cuộc đời này. Có thể nói quả thật bác là người yêu cuộc đời và lạc quan lắm thì mới có tinh thần mà nghĩ đến những cảnh vật kia. Thế nhưng hoa hồng nở rồi hoa hồng lại tàn rụng vậy thì cuộc sống ngoài kia cũng vậy sao. Ở đây nhà thơ nhằm nói lên những ý nghĩ của mình về thời gian chảy trôi. Thời gian ấy làm nên sự đẹp đẽ của cuộc đời thế nhưng nó cũng dịch chuyển từ sáng đến chiều khiến cho cảnh vật hiện lên cũng tàn lụi. Cái sự tàn, sự nở ấy vô tình giống như dòng thời gian kia vô tình trôi không đợi chờ ai. Tóm lại qua đây ta thấy được những ý mà nhà thơ muốn gửi gắm qua đó. Thế nhưng để hiểu hết được thì cũng thật khó, nhà thơ Xuân Diệu từng nói: “Có những câu có thể coi là quá giản dị nhưng tại sao tôi đọc đi đọc lại vẫn cứ thấy một cái gì trong đó mà mình rút chưa hết, ví dụ như hai bài Cảnh chiều hôm, hoa hồng bên ngoài nở rồi rụng”. Không chỉ có Hồ Chí Minh nhận ra sự vô tình ấy mà cũng có biết bao nhiêu nhà thơ trăn trở về điều này:
“Vườn sau oanh giục giã
Nhìn ra hoa đua nở
Rồi ngày lại ngày
Sắc màu: phai
Lá cành: rụng”
(xuân về – Lưu Trọng Lư).
Sang hai câu thơ tiếp theo Bác như cảm nhận được hương hoa kia hay chính là cuộc đời trôi chảy mặc dù thân xác còn bị giam cầm trong nhà tù kia:
“Hương hoa bay thấu vào trong ngục,
Kể với tù nhân nỗi bất bình. ”
ở đời vẫn vậy cái đẹp nhiều khi bị thờ ơ, tạo hóa kia cũng vô tình trước sự tàn nở của hoa, con người kia trong chốn lao tù với tâm hồn đẹp như thế nhưng lại bị bó buộc giam hãm bởi nhà tù chính vì thế mà nhà thơ cũng cảm thấy cô đơn trước sự vô tình của số phận nghiệt ngã ấy. Câu thơ hoa đến kể nỗi bất bình với nhà thơ như tìm một người tri kỉ giống như trong bài Ngắm Trăng nhà thơ từng viết:
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trăng kia hay hoa kia trở thành những người tri kỉ của nhà thơ để nhà thơ vượt qua những khó khăn gian khổ của chốn lao tù mà sẵn sàng cho một tương lai sáng hơn. Hương hoa ki bay thấu vào trong ngục như tìm sự đồng cảm của nhà thơ phải chăng nhà thơ cũng đồng cảm với nó cho nên mới có thể cảm nhận được điều đó. Và thật ra thì Người cũng cô đơn trước sự trôi chảy ấy có kém gì hoa đâu. Ở đây ta thấy bài thơ mang đậm chất sáng tạo với những tưởng tượng giàu chất thơ.
Như vậy qua đây ta thấy được Hồ Chí Minh đã thể hiện được tâm trạng của mình khi bị giam cầm và nhưng hình ảnh của buổi chiều hôm kia là do nhà thơ tự tưởng tượng ra khi ngẫm thấy thời gian trôi vô tình, một cách vô ích khi bản thân Người bị giam cầm không thể làm gì giúp cho đời. Có lẽ chính vì thế mà Người cảm thấy chán nản lo lắng. Qua đây ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất trong con người nhà thơ.