24/05/2017, 14:07

Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam

Đề bài: Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua việc phân tích chùm thơ thu của ông. Trong văn học trung đại Việt Nam đa số những nhà thơ đều là những nhà nho chán ghét cảnh quan trường để về ở ẩn nơi quê hương để lánh đục tìm trong giữ gìn danh tiếng của mình. Nguyễn Khuyến ...

Đề bài: Chứng minh Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua việc phân tích chùm thơ thu của ông. Trong văn học trung đại Việt Nam đa số những nhà thơ đều là những nhà nho chán ghét cảnh quan trường để về ở ẩn nơi quê hương để lánh đục tìm trong giữ gìn danh tiếng của mình. Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài những nhà nho ấy. Có thể nói rằng chính sự lựa chọn cách thức ứng xử ấy mà có tác động đến quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt ông được ...

Đề bài: qua việc phân tích chùm thơ thu của ông.

Trong văn học trung đại Việt Nam đa số những nhà thơ đều là những nhà nho chán ghét cảnh quan trường để về ở ẩn nơi quê hương để lánh đục tìm trong giữ gìn danh tiếng của mình. Nguyễn Khuyến cũng không nằm ngoài những nhà nho ấy. Có thể nói rằng chính sự lựa chọn cách thức ứng xử ấy mà có tác động đến quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Khuyến. Đặc biệt ông được mệnh danh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam qua những tác phẩm của ông. Tiêu biểu cho sự xưng danh ấy chính là chùm thơ thu gồm ba bài của ông. Đó là thu ẩm, thu điếu, thu vịnh.

Ba bài thơ thu ấy đã đủ chứng minh được Nguyễn Khuyến chính xác là một nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Bởi qua những hình ảnh của bài thơ thì ta thấy được sự rất gần gũi.

chung minh nguyen khuyen la nha tho cua lang que

Điều đầu tiên ta thấy trước hết là hình ảnh mùa thu trong ba bài thơ đều được diễn ra trên nền của không gian làng quê. Đó là những hình ảnh mùa thu diễn ra trên làng quê.

Với thu điếu không gian diễn ra trên ao cá thu lạnh lẽo, hình ảnh không gian cảnh vât nơi đây nào là lá vàng, nào là gió nhẹ lạnh lẽo rồi  lại đến ngõ trúc quanh co. Mọi thứ thật nhẹ nhàng và buồn thiu. Thu dường như mang cả nỗi niềm của nhà thơ trong đó nữa. Không gian làng quê được thể hiện đầu tiên qua những hình ảnh của chiếc thuyền câu bé tẻo teo và không gian ao thu lạnh lẽo, ngõ trúc quanh co không một bóng người, không một tiếng động của bước chân ai. Tất cả đều hiện lên với những hình ảnh thân quen của mùa thu làng quê:

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
……
Tựa gối ôm cần lâu chẳng đặng,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo. ”

Còn đến với thu ẩm thì không gian làng quê không phải là ao cá nữa mà là không gian của gian nhà lá thấp le te:

“Năm gian nhà nhỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm khuya đóm lập lòe
…….
Rượu tiếng rằng hay, hay chẳng mấy
Độ năm ba chén đã say nhè. ”

Không gian làng quê được nhắc đến là hình ảnh những gian nhà nghèo nàn nhưng lại thắm đẫm tình quê hương. Cuộc sống nơi đây hiện lên vô cùng đẹp, đó là cái vẻ đẹp giản dị mà bất cứ nơi đâu cũng hiếm có thể có. Nó chỉ là gian nhà thấp le te thôi nhưng trong sự nghèo nàn ấy lòng con người lại yêu thương nhau hơn bất cư thứ gì hết. Làng quê còn được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng quen thuộc đó là những đóm lập lòe, giàn giậu, làn ao, trăng loe, da trời xanh ngắt. Mùa thu của làng cảnh Việt Nam hiện lên với thú uống rượu vào màu thu của người nho sĩ ấn cư kia. Nói chung qua bài thơ những hình ảnh được hiện lên vô cùng đẹp và thân quen gần gũi với những người làng quê.

Đến với bài thu vịnh thì một không gian làng quê lại được mở ra. Đó la không gian của bầu trời làng quê, của cần trúc của nước non:

“Trời thu xanh ngắt mấy từng cao,
Cần trúc lơ thơ gió hắt hiu
…….
Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,
Nghĩ ra sợ thẹn với ông Đào!”

Nhà thơ vịnh mùa thu bằng những quan sát cảnh vật thiên nhiên nơi đây. Nào là bầu trời xanh ngắt rồi lại đến cần trúc với gió hắt hiu. Đó chính là những nét hiu hắt hoang sơ của mùa thu diễn ra nơi đất quê hương. Nó đẹp cái đẹp của sự giản dị thanh cao mà vẫn hắt hiu. Nước thì xanh biếc, hình ảnh những đám giậu, rồi bên song cửa sổ là ánh trăng như đang ghé vào soi tỏ.

Có thể thấy rằng qua cả ba bài thơ tuy Nguyễn Khuyến chỉ nói đến mùa thu nhưng qua tất cả những câu nói về mùa thu ấy hình ảnh những hình ảnh quen thuộc của làng quê hiện lên thật sự rất gần gũi. Chính bởi những hình ảnh ấy được lấy từ những hình ảnh cụ thể của làng quê kia và được Nguyễn Khuyến miêu tả lại thật hay và mang tính nghệ thuật qua những biện pháp và đặc sắc nghệ thuật thơ ca.

Không chỉ hiện lên bằng những hình ảnh quen thuộc của không gian làng quê mà Nguyễn Khuyến còn thể hiện tâm trạng của bản thân mình qua những bài thơ thu của mình. Tựu chung trong ba bài thơ thu là một tâm trạng cô đơn, lạc lõng. Đồng thời điểm mà ta chứng minh được ông là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam là do nét tâm hồn của ông. Phải nói Nguyễn Khuyến phải là người có tình yêu thiên nhiên làng quê lắm, phải thật sự là người gắn bó với không gian làng quê lắm thì nhà thơ mới có thể làm nên những câu thơ nói về cảnh mùa thu tuy buồn nhưng lại đẹp đến thế. Cái đẹp ấy được cảm nhận bằng những cái nhìn của đôi mắt đầy nghệ thuật. Vốn dĩ cảnh vật làng quê đã đẹp giản dị mà thi vị thì qua thơ của Nguyễn Khuyến nó còn thi vị hơn nữa.

Như vậy qua chùm thơ thu của Nguyên Khuyến chúng ta có thể nhận định một điều là Nguyễn Khuyến chính là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam. Nếu không như thế thì làm sao có thể làm nên những thi phẩm hay đến như vậy, mang nhiều hình ảnh thân thuộc cũng như tình cảm ấm nồng của người làng quê đến như vậy.

0