Phân tích đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt
Đề bài: Phân tích và nêu cảm nghĩ về đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Trong làn kịch nói Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch tuồng những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện, làm thơ, soạn ...
Đề bài: Phân tích và nêu cảm nghĩ về đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ Trong làn kịch nói Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch tuồng những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện, làm thơ, soạn kịch, vẽ tranh nhưng nổi bật nhất vẫn là kịch. Trong những vở kịch của Lưu Quang Vũ đáng chú ý nhất là vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm ...
Đề bài: Phân tích và nêu cảm nghĩ về đoạn trích Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ
Trong làn kịch nói Việt Nam có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ – một hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch tuồng những năm 80 của thế kỉ XX. Tuy ông có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện, làm thơ, soạn kịch, vẽ tranh nhưng nổi bật nhất vẫn là kịch. Trong những vở kịch của Lưu Quang Vũ đáng chú ý nhất là vở kịch Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt. Bằng nghệ thuật xây dựng nội tâm nhân vật độc đáo cảnh 7 đoạn cuối của vở kịch đem lại cho ta nhiều ấn tượng sâu sắc về nhân vật cũng như những tư tưởng của tác giả muốn truyền đạt.
Hồn Trương Ba da Hàng Thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết vào năm 1981 và công diễn năm 1984. Sau đó được diễn lại rất nhiều trên sân khấu trong và ngoài nước. Từ cố truyện dân gian vậy mà Lưu Quang Vũ đã dựng lên thành một vở kịch đầy tính nhân văn và tư tưởng sống sâu sắc. Trong tác phẩm nhân vật Trương Ba là một ông lão gần 60 tuổi thích làm vườn, tâm hồn thanh nhã giỏi đánh cờ. Nhưng Nam Tào tác trách đã gạch nhằm tên của ông khiến cho ông phải chết oan. Để sửa sai Đế Thích đã cho hồn của ông nhập vào thân xác của lão hàng thịt cũng vừa mới mất. Tưởng là bù đắp được thế nhưng từ đây Trương Ba phải sống trong một thân thể không phải là của mình. Và chính vì thế mà ông rơi vào bi kịch. Cuộc sống không những vui vẻ như trước mà lại còn buồn hơn rất nhiều. Cuối cùng Trương Ba đã chọn cái chết để không làm khổ người thân mình cũng như được thanh thản hơn.
Đoạn trích phần lớn ở cảnh 7, đây cũng là đoạn kết của vở kịch. Đồng thời nó cũng là đoạn nói lên những tâm trạng dằn vặt của Trương Ba những cuộc hội thoại tranh cãi giữa hồn và xác. Sống không phải thân xác của mình hồn Trương Ba càng ngày càng xa lạ với người thân cua ông. Và ông còn chán ghét ngay cả bản thân mình nữa.
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác thì Trương Ba ngôi trầm tư suy nghĩ đến khi hồn tách ra khỏi xác. Hồn cảm thấy bức bối và muốn thoát ra khỏi cái xác mà hồn ghê tởm. Cuộc hội thoại giữa hồn và xác được bắt đầu trong đó mười ba lời hội thoại cuả xác thì cũng có mười mà lời hội thoại của hồn. Cuộc cãi cọ ấy không ai nhường ai và ai cũng có lí của người đó. Nếu như lời của xác hùng hồn khí thế thì lời của hồn lại ngắn ngủn yếu ớt. Xác đắc thắng cười nhạo hồn còn hồn thì trong thế đuối lí bởi những điều xác nói hồn cũng phải thừa nhận. Không những thế xác còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà hồn đưa ra để ngụy biện “ta vẫn có một đời sống riêng trong, sạch, nguyên vẹn, thẳng thắn”. Qua màn đối thoại giữa hồn và xác Lưu Quang Vũ đã nói lên nỗi bất hạnh đau khổ của con người khi phải sống nhờ trong sự chắp vá tầm thường dung tục có nguy cơ đánh mất những điều đẹp đẽ cao quý của tâm hồn. Hai hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc về sự trong sạch thanh cao, nhân hậu, xứng đáng với danh nghĩa con người và những dung tục tầm thường. Cả hai thứ đó đều cùng tồn tại trong một con người. Cuộc đấu tranh thực chất là một cuộc tranh luận giữa linh hồn và xác thịt giữa phần người và phần con.
Cuộc hội thoại ấy thể hiện những vấn đề có ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc. Đó là cuộc đấu tranh giữa các mặt khác nhau của con người, cái cao cả, cái tầm thường, nội dung và hình thức. Linh hồn và thể xác không tách rời nhau, linh hồn phải sống trong thân xác của mình mới là sự sống thích hợp, nếu sống vay sống mượn thì chỉ có rơi vào bi kịch mà thôi. Màn kịch lên án sự chỉ đề cao tinh thần mà không chú ý tới vật chất , tự an ủi vỗ về mình băng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Đồng thời cũng phê phán chạy theo vật chất mà làm mất đi vẻ đẹp tâm hồn mình. Tóm lại thì trong một con người cần phải có sự hài hòa giữa xác và hồn, sự quan tâm đến cả hai là ngang nhau thì mới mong sống tốt được.
Không những thể Trương Ba tiếp tục gặp phải những trách móc của người thân. Những đoạn hội thoại giữa ông và người thân diễn ra vô cùng đau khổ.
Trước hết là người vợ mà ông rất mực yêu thương. Bà buồn bã đau khổ và nhất quyết muốn bỏ đi. Với bà đi đâu cũng được chứ bà không thể nào ở nhà được. Bà đã nói cái mà ông cũng cảm nhận được “Ông đâu còn là ông của ngày xưa nữa”.
Cái gái cháu của ông cũng đâu nhận ra ông nữa, nó một mực khước từ tình thân. Cái Gái yêu quý ông nội của nó thế mà giờ đây nó lại không thèm chấp nhận ông nữa. Nguyên nhân là do ông đã làm hỏng cái diều của thằng cu Tị, chữa cho nó mà không chữa được lại thành ra hỏng. Bây giờ thằng cu Tị yếu lắm cho nên con bé càng ghét ông nó hơn. Nó không chấp nhận được người ông có bàn tay giết lơn, bàn tay to bè, bàn chân thô kệch giẫm nát cái chồi non mà ông nó ươm từ lâu. Cháu quá giận còn lớn tiếng đuổi ông cút đi. Cái câu nói ấy của nó giống như những nhát dao đâm thẳng vào trong lòng Trương Ba vậy.
Chị con dâu là người sâu sắc hiểu biết nhất cho nên cũng hiểu được lòng Trương Ba thế nhưng tình cảm gia đình như sắp tan hoang ra cho nên chị cũng không thể làm thế nào được nữa. Mặc dù biết thầy mình khổ nhưng chị cũng không thể giúp gì cho ông được.
Sau tất cả những màn đối thoại kia mỗi nhân vật bằng cách nói riêng của bản thân mình đã khiến cho Trương Ba không thể nào chịu nổi cuộc sống như thế nữa. Ông quyết định gọi Đế Thích lên và xin được chết đi chứ không muốn sống cuộc sống chắp vá vay mượn nữa.
Cuộc đối thoại giữa đế thích và hồn Trương ba lại được mở ra để giải quyết sung đột kịch. Cuộc trò chuyện này trở thành những gửi gắm quan niệm hạnh phúc, lẽ sống và cái chết. Hai lời thoại của hồn trong cảnh này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng “Không thể bên trong một đằng bên ngoài một nẻo được tôi muốn được làm tôi trọn vẹn”. “Sống nhờ vào đồ đạc của người khác đã là một chuyện không nên đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông nghĩ đơn giản là cho tôi sống nhưng tôi sống như thế nào thì ông chẳng cần biết”. Người đọc người xem có thể nhận ra được những những ý nghĩa triết lý sâu sắc qua hai lời thoại này. Con người là một thể thống nhất giữa hồn và xác phải hài hòa, không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác phàm tục tội lỗi được. Sống thật cho ra con người không phải chuyện dễ dàng đơn giản. Sống không được là chính mình là cuộc sống vô nghĩa.
Cuối cùng hồn Trương Ba xin Đế Thích cho thằng cu Tị được sống còn mình thì chết hẳn chứ không sống nhờ sống gửi ai nữa. Trương Ba hình dung cảnh mình sống nhập vào xác thằng cu Tị rồi gọi mẹ nó là mẹ thì thật còn kinh khủng hơn.
Màn kịch kết thúc Trương ba trả lại xác cho anh hàng thịt còn hồn mình thì hóa thân vào những sự vật thân thương tồn tại vĩnh viễn bên cạnh người thân của mình như màu xanh bất tử của cây cối.
Đoạn kịch vang lên bài ca chiến thắng về cái thiện cái đẹp của sự sống “ Được làm người quý giá thật nhưng được sống đúng là mình sống trọn vẹn với những gì mình đã có thì còn quý giá hơn”. Phải sống hài hòa giữa thể xác và tâm hồn của mình