24/05/2017, 14:07

Bình giảng bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính

Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng Tương tư của Nguyễn Bính trong chương trinh SGK 11 tập 2. Nguyễn Bính một hồn thơ mang đậm những bản sắc dân tộc quê hương. Đến với thơ ông ta như được ngập tràn trong những hương sắc của làng quê, những ...

Binh giang bai tho Tuong tu cua Nguyen Binh – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng Tương tư của Nguyễn Bính trong chương trinh SGK 11 tập 2. Nguyễn Bính một hồn thơ mang đậm những bản sắc dân tộc quê hương. Đến với thơ ông ta như được ngập tràn trong những hương sắc của làng quê, những con người những tình cảm chân thành nhất. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng được mở ra trong không khí của làng quê thanh bình. Tình yêu ấy được thể hiện rất rõ qua bài ...

– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Bình giảng Tương tư của Nguyễn Bính trong chương trinh SGK 11 tập 2.

Nguyễn Bính một hồn thơ mang đậm những bản sắc dân tộc quê hương. Đến với thơ ông ta như được ngập tràn trong những hương sắc của làng quê, những con người những tình cảm chân thành nhất. Tình yêu trong thơ Nguyễn Bính cũng được mở ra trong không khí của làng quê thanh bình. Tình yêu ấy được thể hiện rất rõ qua bài thơ Tương Tư. Có thể nói Nguyễn Bính góp một hồn thơ, một phong cách thơ mộc mạc nhưng đậm tình quê hương trong làng Thơ Mới Việt nam.

Mở đầu bài thơ Nguyễn Bính mang đến cho ta những cung bậc cảm xúc của những người thương nhớ người ta mà trách người ta như vô tình với mình:

“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười thương một người
Nắng mưa là việc của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”

Hình ảnh quen thuộc dân dã mộc mạc của làng quê hiện lên qua hình ảnh của hai làng là thôn Đoài và thôn Đông. Hai thôn ấy đại diện cho hai con người đang thương yêu nhau. Và thôn Đoài kia giống như một người đang tương tư nhớ thương người còn lại. Thôn quê ở đây như được nhân hóa thành con người, nói cách khác thì nó đại diện cho con người. Tất cả bao chùm một nỗi nhớ nhung thầm kín đến người mình yêu thương. Thôn này thì nhớ thôn kia còn người này thì chín nhớ mười thương một người. Tình yêu luôn là thứ tình cảm khiến cho con người ta luôn thương nhớ vô vàn người còn lại. Tưởng chừng như xa nhau vạn lý trường thành vậy. Chín nhớ mười thương là những con số nhiều cụ thể cho thấy được nỗi nhớ kia lớn đến mức nào. Tiếp đó nhà thơ so sánh hiện tượng thiên nhiên của trời với cái bệnh tương tư của con người khi yêu. Nếu như nắng mưa là bệnh của trời, là quy luật thiên nhiên thì tương tư là bệnh của những người yêu nhau, nó cũng mang quy luật giống như thiên nhiên kia vậy. Bất kì ai khi yêu thì đều tương tư.

binh giang bai tho tuong tu cua nguyen binh

Tiếp đến những câu thơ sau thì nhà thơ thể hiện cái buồn vô cớ tự dưng trở thành cái buồn có cớ. Và chính cái cớ ấy nhà thơ trách móc người còn lại vô tâm vô tình với mình:

“Hai thôn chung lại một làng
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng
Bảo rằng cách trở đò giang
Không sang là chẳng đường sang đã đành
Nhưng đây cách một đầu đình
Có xa xôi mấy cho tình xa xôi?
Tương tư thức mấy đêm rồi
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?”

Tình yêu làm cho không gian và thời gian trở thành những cách trở. Hai con người ấy cùng chung một làng vậy mà khi nhớ thương khoảng cách ấy xa xôi biết nhường nào. Hình ảnh giếng nước mái đình như được thể hiện qua tình yêu ấy. Hai người yêu nhau chung lại một làng khoảng cách gần gũi ấy khiến cho nhà thơ lấy cái cớ đấy để trách móc người yêu của mình. Ngày qua ngày thời gian trôi đi tình yêu ấy, nỗi tương tư ấy làm cho thời gian trôi đi từng khắc mà cứ tựa như là một mùa đi qua. Khiến cho lá cây bỗng xanh nhanh chóng chuyển thành cây lá vàng. Thời gian trôi đi hay chính là sức mạnh của nỗi tương tư kia làm cho chiếc lá kia phai tàn, con người héo mòn vì thương nhớ. Nhà thơ vịn vào khoảng cách ấy mà nói không cách trở đò sông, cách có một cái đầu đình mà sao tình cảm xa xôi đến thế. Khi yêu thì dù khoảng cách có ngắn đến nhường nào thì cũng là dài vô tận. Từ những trách móc giận hờn ấy nhà thơ mong muốn được gặp người mà mình yêu thương. Hình ảnh hoa khuê các như thể hiện người con gái kia cao sang quyền quý con nhà khuê các hiền lành, còn bướm giang hồ như thể hiện sự nhún nhường của nhà thơ. Tình yêu là thế cứ xa là nhớ nhau vô cùng, mấy ai yêu mà không phải chịu cảnh tương tư nhớ mong người còn lại cơ chứ. Chính vì tương tư mà thấy người ta như vô tình với bản thân mình.

Bốn câu thơ cuối như hội tụ tất cả những tình cảm nguyện ước giản đơn của những người yêu nhau. Nhà thơ với tâm hồn và tình cảm của mình đã nói viết lên tâm trạng của mình qua bốn câu thơ ấy:

“Nhà em có một giàn giầu
Nhà anh có một hàng cau liên phòng
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”

Nhà thơ không nói thẳng nguyện ước của mình với người yêu mà mượn hình ảnh của trầu cau truyền thống để nói. Như vậy ta cảm nhận được ở đây một sự thẹn thùng kín đáo của những con người ngày xưa. Anh trai tráng kín đáo qua lời tỏ tình đầy ẩn ý dễ thương ấy. Nói nhà em có giàn giầu cũng nhắc cho chúng ta nhớ lại sự tích trầu cau khi người vợ chết đi hóa thành cây giầu quấn quanh cây cau ấy. Chính vì thế nhà thơ chọn cho người con gái hình ảnh là giầu còn mình là cau. Có thể nói chỉ qua những hình ảnh ấy mà nhà thơ như vẽ ra trước mắt những phong tục tập quán quê hương, những ý nghĩa đời sống của miếng trầu. Dường như miếng trầu ấy thay cho chữ hỉ, thay cho lời mà chàng trai muốn cầu hôn cô gái. Và vì thế mà chàng trai vẫn nhớ thương người yêu mình qua hình ảnh thôn đoài ngồi nhớ thôn Đông.

Như vậy ta thấy bài thơ như kết tụ tất cả những cung bậc của người đang tương tư nhớ thương một người. Cung bậc ấy không thể thiếu trong tình yêu, nó biến mọi thứ xung quanh đều trở thành rào cản khiến cho họ không thể đến bên nhau. Phải chăng nhà thơ có một tâm hồn, một đời sống tình cảm phong phú lắm mới có thể viết lên những câu thơ vừa dân dã, mộc mạc mà lại hay trữ tình đến thế.

0