25/05/2018, 17:54

Phát triển các hoạt động ngoại khoá nhằm nâng cao hiệu quả của việc học tiếng nước ngoài

(ĐHVH HN) - Việc tìm ra một phương pháo dạy học tiếng nước ngoài có hiệu quả luôn là nỗi trăn trở của các nhà giáo học pháp và các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhiều phương pháp thực hành tiếng đã ra đời và khẳng định tính ưu việt của nó. Một trong những phương pháp đó phải kể đến phương pháp ...

(ĐHVH HN) - Việc tìm ra một phương pháo dạy học tiếng nước ngoài có hiệu quả luôn là nỗi trăn trở của các nhà giáo học pháp và các giáo viên trực tiếp giảng dạy. Nhiều phương  pháp thực hành tiếng đã ra đời và khẳng định tính ưu việt của nó. Một trong những phương pháp đó phải kể đến phương pháp hay còn gọi là đường hướng giao tiếp (communicative pproach). Đường hướng giao tiếp là một bước rất quan trọng và tất yếu trong quá trình cải cách phương pháp dạy và học ngoại ngữ. Đường hướng giao tiếp có điểm khác với các phương pháp khác ở chỗ nó tập trung trang bị cho người học khả năng giao tiếp. Để làm được như vậy, người thầy phải tổ chức, xây dựng được những hoạt động mà ở đó người học được tham gia vào quá trình giao tiếp và có cơ hội để thực hành cả bốn kỹ năng ngôn ngữ. Có như vậy hoạt động dạy và học ngoại ngữ mới có thể đạt hiệu quả cao.

Việc xây dựng và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học viên, sinh  viên, do vậy, đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi học ngoại ngữ trong môi trường phi ngoại ngữ như ở nước ta hiện nay và trường Đại học văn hóa nói riêng. Có một số lý do cho thấy tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa đối với việc học ngoại ngữ. Trước tiên là môi trường học ngoại ngữ. Nhìn chung, trong môi trường học ngoại ngữ hiện nay,  người học ít có cơ hội được thực hành ngoại ngữ ngoài xã hội. Do thiếu môi trường ngôn ngữ thật nên họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm vững và sử dụng ngôn ngữ tình huống (situational language) và ngôn ngữ chức năng (functional language). Khi ra ngoài thực tế, nhiều học viên cảm thấy bỡ ngỡ và không biết nói gì trước những tình huống cụ thể như đi mua sắm, đi thăm quan…. . Ngoài ra, giờ học trên lớp lại rất hạn chế. Người học phải học nhiều môn học nên giờ thực hành ngoại ngữ còn quá ít. Vì những lý do trên, hoạt động ngoại khóa là hoạt động giúp cho người học bù đắp được những thiếu hụt về mặt thực hành trên lớp trong giờ học chính khóa. Tham gia vào hoạt động ngoại khóa, người học sẽ có cơ hội vận dụng được tất cả những kiến thức học trên lớp vào các kỹ năng ngôn ngữ. Hơn nữa, hoạt động ngoại khóa  còn tạo được hứng thú học tập cho người học vì họ sẽ có cơ hội để trình bày những vấn đề mà họ quan tâm thích thú qua các hoạt động ngoại khóa như tranh luận (debate), thuyết trình(presentation) hoặc phát triển được khả năng sáng tạo, tìm tòi của mình qua các hoạt động như diễn kịch (drama), đố vui(puzzles)…

Sau đây, bài báo xin giới thiệu một số hoạt động ngoại khóa đang phổ biến hiện nay.

Tranh luận (Debate)

Đây là hoạt động mà nhiều học viên, sinh viên có thể tham gia cùng một lúc. Hoạt động này có thể thực hiện trong phạm vi một nhóm hay nhiều nhóm hoặc một  lớp hay nhiều lớp. Số người tham gia sẽ chia thành hai hay nhiều đội. Các đội sẽ cử các đại diện của đội mình trình bày về vấn đề được nhiều người quan tâm. Sau đó các đội nêu quan điểm của mình và tự do tranh luận để chứng minh và bảo vệ cho quan điểm đó. Chủ đề tranh luận có thể lấy từ các chủ điểm trong chương trình học hoặc những chủ đề mà người học quan tâm như tình yêu, mối quan hệ xã hội hoặc các vấn đề của xã hội như môi trường, dân số, sức khỏe cộng đồng…. . Trong hoạt động này, giáo viên đóng vai trò là trọng tài và khuyến khích, động viên hoặc nhắc nhở rút kinh nghiệm cho lần sau tốt hơn.

Thuyết trình (Presentation)

Trong hoạt động này, người học sẽ trình bày một chủ đề được mọi người quan tâm. Những chủ đề như ở phần tranh luận cũng có thể được sử dụng trong phần này. Những người nghe có thể đưa ra các nhận xét về nội dung, cách trình bày, độ phong phú của từ vựng cũng như các cấu trúc ngữ pháp… . Hoạt động này nhằm giúp người học luyện kỹ năng nói cũng như kỹ năng giao tiếp… . Giáo viên có thể đưa ra những nhận xét, khen, chê và rút kinh nghiệm cho những lần sau.

Diễn kịch (Drama)

Hoạt động diễn kịch là hình thức phát triển khẩu ngữ tích cực nhất và tạo ra được nhiều tình huống đa dạng, phong phú giống như ngoài cuộc sống xã hội. Khi được đóng vai một nhân vật khác, người học sẽ cảm thấy tò mò, thú vị và vận dụng hết khả năng của mình để hoàn thành hết vai trò của mình trong vở diễn. Hoạt động diễn kịch giúp người học phát triển kỹ năng giao tiếp đạt đến mức độ trôi chảy trong sử dụng ngoại ngữ.

Ngữ liệu sử dụng cho diễn kịch có thể sưu tầm từ các tài liệu có sẵn của người bản ngữ. Giáo viên và người học có thể tự biên soạn những vở kịch ngắn phù hợp với trình độ của người học về nội dung ngôn ngữ, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng cũng như ý nghĩa  giáo dục của vở kịch. Tình huống để diễn kịch có thể sát với những tình huống xảy ra trong  cuộc sống hàng ngày như: Ở cửa hàng, nhà hàng, rạp chiếu phim,sân bay, bưu điện, nhà băng. Ngoài ra, ở trường, nơi làm việc, ở nhà ….cũng là những tình huống thú vị mà người học có thể  sử dung để biên soạn ra những vở kịch vui, mang đầy tính chất giáo dục.

Câu đố (Puzzles / Quizzes)

Đố vui trong tiếng Anh là một trò chơi rất bổ ích và lý thú. Trò chơi này không những tạo hứng thú học tập cho người học mà còn tạo cảm giác thư dãn, học mà chơi, chơi mà học cho họ. Đố vui có thể soạn theo chủ điểm: câu đố về lịch sử, về địa lý, chính trị, văn hóa, âm nhạc… . Cách chơi có thể theo cá nhân hoặc theo đội. Thành viên nào hoặc đội nào trả lời đúng sẽ ghi điểm. Ví dụ:

- Geographical quizzes

1. Is China larger than Russia or smaller than Russia?

2. Where is the tallest tree in the world?

a. Australia     b. Scotland     c. California

3. Where is the hottest place in the world?

a. The United State     b. India     c. Africa

- Historical quizzes:

1. Who invented the television?

2. When and how was the United Nations founded?

3. Who was the first Secretary General of the UN?

Trò chơi ngữ pháp (Grammar games)

Trong việc học ngoại ngữ, việc ghi nhớ các qui tắc ngữ pháp là một việc không dễ dàng. Trên lớp, giáo viên chỉ có đủ thời gian giảng và ra bài tập củng cố các hiện tượng ngữ pháp. Việc ghi nhớ các qui tắc ngữ pháp là nhiệm vụ của người học. Để giúp cho việc học ngữ pháp một cách có hiệu quả và gây được hứng thú cho người học, tác giả Peter Watcyn-Jones đã cho ra đời cuốn Grammar games and activities for teachers trong đó tác giả đã thiết kế nhiều trò chơi ngữ pháp hay và lý thú nhằm biến ngữ pháp trở thành môn học hấp dẫn. Trong trương trình ngoại khóa, các trò chơi ngữ pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng vì sự đa dạng, phong phú, đòi hỏi sự sáng tạo và tích cực của người tham gia. Nhiệm vụ của người giáo viên là lựa chọn ra những trò chơi ngữ pháp phù hợp với trình độ của người học cũng như nội dung giảng dạy.

Hai mươi câu hỏi (twenty questions)                      

Kỹ năng đặt câu hỏi là kỹ năng cần rèn luyện trong quá trình học ngoại ngữ. Trên thực tế, nhiều người học đã tỏ ra rât thành thạo khi trả lời câu hỏi của giám khảo trong khi thi nói nhưng đã tỏ ra lúng túng khi được giao các tình huống để đặt câu hỏi. Trò chơi 20 câu hỏi giúp người học rèn luyện được kỹ năng này. Trò chơi được tiến hành như sau: Giáo viên hoặc học viên dẫn chương trình cất một vật ở một nơi nào đó, có thể là trong cặp sách, trong túi áo, quần… và bắt đầu trò chơi bằng cách nói: I have something in my bag. Các học viên khác lần lượt hỏi các câu hỏi để tìm ra tên của vật đó. Số câu trả lời tối đa là 20. Chủ yếu những câu hỏi này thuộc loại câu hỏi trả lời là “có” hoặc “không”. Ví dụ: Is it short?, Is it made of…?, Can I use it when I am studying?. Người hỏi phải dựa vào câu trả lời, đồng thời dùng kỹ năng phán đoán, suy diễn của mình để đặt câu hỏi sao cho nhanh chóng tìm ra vật đã cho. Khi chắc chắn rồi thi câu hỏi cuối cùng là: Is it a….? và trò chơi kết thúc.

Trò chơi ô chữ (Cross word puzzles)                  

Trò chơi ô chữ cũng là một cách học từ rất thú vị. Nguồn Cross word puzzles rất phong phú trong các giáo trình nước ngoài, trên báo và trên mạng Internet. Tốt nhất là để người học sưu tầm theo các chủ điểm. Giáo viên cũng có thể gợi ý để học viên sưu tầm theo các chủ điểm phù hợp với trình độ cũng như nội dung giảng dạy theo từng cấp độ. Trò chơi tạo điều kiện để nhiều người có thể tham gia cùng một lúc.Trò chơi ô chữ giúp người học động não, kích thích hứng thú học tập, rèn luyện khả năng suy nghĩ nhanh, sắc bén và làm phong  phú them vốn từ vựng của người học.

Trên đây là một số hoạt động ngoại khóa hiện đang phổ biến và khá dễ dàng thực hiện. Tác giả hy vọng rằng đây sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai mong muốn đổi mới phương pháp dạy học theo đường hướng giao tiếp, lấy người học làm trung tâm để có được hiệu quả hơn nữa trong việc dạy và học ngoại ngữ trong giai đoạn hiện nay.

Tài liệu tham khảo

1. Brown, H. D.  Các nguyên tắc dạy học. NXB Prentice Hall Regents, 1994.

2. Gower R, Philips D, Walters S. Teaching Practice Handbook. Heinemann, Oxford, 1995.

3. Harmer J. How to teach English. Longman, 1998.

4. TomHutchinson.  Lifelines Elementary. Student’s book. Oxford University Press, 2002

 

Bài: Thạc sĩ Dương Thị Thu Hà

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Quốc tế

 

Admin3
hoc mua bán đàn guitar tai tphcm công ty thiết kế web tai tphcm cong ty may áo thun đồng phục hoc phát âm tiếng anh chuan khoa học thiết kế web tphcm tphcm mua container văn phòng cu dia chi thay man hinh iphone tai tphcm thiet bi bếp công nghiệp bep nha hang dai ly ống nhựa tiền phong ong nuoc du an Căn hộ Scenic Valley ban thuoc kich duc nu chuyen thi cong phong karaoke vip
0