04/06/2018, 09:01

Ăn gừng có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Đông y thường sử dụng gừng như một vị thuốc quý Gừng là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người đân Việt Nam. Gừng có mùi vị đặc trưng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn. Không những vậy gừng còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh ở người. Mô tả ...

Đông y thường sử dụng gừng như một vị thuốc quý

Gừng là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày của người đân Việt Nam. Gừng có mùi vị đặc trưng làm tăng sức hấp dẫn của món ăn. Không những vậy gừng còn có tác dụng rất tốt trong việc điều trị một số bệnh ở người.

  • Mô tả cây gừng
  • Một số tác dụng của gừng tươi trong đông y
    • Môt số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh bằng gừng tươi
  • Gừng ngâm dấm = Tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Mô tả cây gừng

Gừng là cây thân thảo được trồng rất nhiều ở vùng nông thôn

Gừng là cây thân thảo có chiều cao khoảng 1m. Rễ của cây phân nhánh xòe thành nhiều nhánh, có màu vàng và mùi rất thơm. Lá gừng mọ so le, có gân ở giữa, là dài, cũng có mùi thơm. Hoa mọc sát nhau dài khoảng 20cm hình bông, thường có màu trắng hoặc mầu vàng xanh.

Nơi sống và thu hái

Gừng có nguồn gốc xuất xứ từ vùng nhiệt đới châu phi và châu á. Được người dân Việt Nam tròng ở khắp mọi nơi trải dài khắp đất nước để lấy củ ăn hoặc làm gia vị, làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể trồng gừng bằng cách dùng củ gừng sau khi thu hoặc ươm dưới đất ẩm. Củ gừng này sẽ nảy mầm và mọc thành cây. Gừng có thể trồng quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất là vào mùa xuân và thường thu hoặc vào mùa đông. Sau khi thu hoạch người ta chỉ lấy phần rễ gừng cắt bỏ hết phần rễ tơ, rửa sạch rồi phơi khô để dùng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của cây gừng chính là tinh dầu. Ngoài ra còn có chưa tinh bột và lipid, nhựa dầu.

Tính vị và tác dụng

Gừng có vị cay nóng, tính ấm nên có tác dụng chữa bệnh cảm lạnh, tiêu đờm, giảm cảm giác buồn nôn, tiêu hóa tốt. Gừng có vị cay ấm nên có thể chữa khi đi ra ngoài bị đau bụng do lạnh, phong hàn, đổ mồ hôi.

Một số tác dụng của gừng tươi trong đông y

Đông y thường sử dụng gừng như một vị thuốc quý

Trong đông y, gừng được chi a làm hai loại là gừng tươi và gừng khô. Gừng khô thường được gọi là can khương, gừng tươi còn được gọi là sinh khương. Gừng tươi có vị cay. Mùi thơn có tác dụng chỉ ẩu, giải độc, tán hàng, ôn trung, hóa đàm. Ăn gừng thường xuyên không chỉ tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn có tác dụng phòng chống được nhiều bệnh thường gặp. Mùa hè nên ăn gừng tươi để điều hòa cơ thể, kích thích các lỗ chân lông. Mùa đông ăn gừng tươi giúp làm ấm và tăng nhiệt độc cơ thể.

Đặc biệt gừng tươi rất tốt cho cơ thể của phụ nữ sau khi sinh và hành kinh. Gừng giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Đối với phụ nữ mới đẻ dậy ăn gừng tươi sẽ giúp làm ấm cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Ngoài gừng tươi gừng khô cuxg có tác dụng không kém. Gừng khô giúp hồi dương thông môn nhanh chóng, nhuận tràng.

Môt số bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh bằng gừng tươi

Chữa cảm lạnh

Gừng tươi dùng khoảng từ 3-4 lát cho vào cốc nước nóng thêm cùng một chút đường cho dễ uống. Uống hằng ngày, mỗi ngày uống từ 3-4 lần. Bài thuốc này giúp người bị cảm lạnh ra mồ hôi, giải cảm vô cùng hiệu quả.

Chữa buồn nôn

Bạn có thể uống nước trà gừng hoặc kết hợp với các loại mốn ăn để tăng thêm mùi vị thức ăn tạo cảm gaics thèm ăn. Vì vậy, gừng tươi được dùng chủ yếu để chữa các bệnh như buồn nôn đặc biệt là chứng ốm nghén ở bà bầu.

Gỉai độc

Gừng tươi có tác dụng làm giảm độc tính trong cơ thể người bệnh. Nếu bị dị ứng chỉ cần dùng gừng tươi và tử tô thì sẽ hết nhanh chóng. Thường được dùng khi bị dị ứng cua.

Chữa ho

Gừng tươi đem rửa sạch cùng với đường với tỷ lệ bằng nhau rồi đem sắc lấy nước uống. Bạn nên nhớ chỉ nên uống từ từ từng ít một. Nước gừng có tác dụng hóa đàm, giảm ho đau rát cổ họng. Bạn có thể dùng bài thuốc này để điều trị bệnh ho lâu ngày không khỏi.

Gừng ngâm dấm = Tác dụng chữa bệnh thần kỳ

Tác dụng chữa bệnh thần lỳ từ gừng ngâm giấm

Bạn nên chọn những củ gừng tươi mới mang lại dụng cao. Gừng tươi đêm rửa thật sạch đem thái thành những lát mỏng. Lọ thủy tinh đem rửa thật ạch lâu khô để không còn mùi. Sau đó xếp gừng đã thái lát vào một chiếc lọ thủy tinh rồi đổ dấm gạo vào. Ngâm trong vòng khoảng 1 tuần. Bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh hoặc những nơi thoáng mát. Sau một tuần đã có thể sử dụng.

Giảm cân

Gừng ngâm dấm được các chị em tin tưởng sử dụng rong việc giảm cân, giúp đốt cháy lượng mỡ thừa trong cơ thể, lọc chất cặn bã và thải ra bên ngoài cơ thể. Đặc biệt gừng ngâm dấm rất tốt cho gan, ngăn ngừa tình tạng rụng tóc mỗi khi thời tiết thay đổi.

Tăng thể lực

Gừng ngâm dấm rất tốt cho cơ thể của nam giới. giúp tăng cường sức khỏe ở đàn ông, trang dương, sinh tinh,..

Chữa mất ngủ

Bạn thường xuyên mất ngủ. Chải cần một vài lát gừng ngâm dấm cùng nước ấm để ngâm chân trước khi đi ngủ khoảng 30 phút. Bạn sẽ cảm giác ngủ ngon giấc hơn hẳn. Thực hiện trong thời gian dài không những chữa được bệnh mất ngủ mà làn da cảu bạn cũng được cải thiện lên rất nhiều.

Trên đây là một số công dụng của gừng tươi để điều trị bệnh mà không phải ai cũng biết. CHúng tôi hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc chữa bệnh. Gừng tươi không phải là nguyên liệu khó tìm mà hầu hết nhà nào cũng có. Vậy tại sao không thử dùng gừng tươi như một bài thuốc chữa bệnh thay vì phải sử dụng thuốc tây.

Chúc các bạn có một sức khỏe thật tốt.


0