09/06/2018, 18:11

Nước sôi phát ra âm thanh khác nước lạnh - Câu hỏi hay

Khi đổ nước lên trên cùng một bề mặt, nước sôi và nước lạnh phát ra âm thanh khác nhau? Tại sao? . ...

Khi đổ nước lên trên cùng một bề mặt, nước sôi và nước lạnh phát ra âm thanh khác nhau? Tại sao?

.

Chào bạn, mình cũng chưa nghe ai giải thích về hiện tượng này cả. Mình chỉ xin phỏng đoán thế này thôi. Âm thanh phát ra khi một vật va chạm với các vật khác là do sự dao động của các phần tử cấu tạo nên vật đó. Mà tần số dao động của các phân tử lại phụ thuộc vào sự liên kết giữa các phân tử. Nếu các phân tử liên kết mạnh, các phân tử dao động với tần số cao, do đó âm thanh phát ra có tần số cao và ngược lại. Để hình dung rõ hơn về điều này, có thể coi liên kết giữa các phân tử như những chiếc lò xo và ta quay trở lại với bài toán con lắc lò xo ở bậc phổ thông. Dễ thấy lò xo càng cứng thì con lắc dao động càng nhanh (tần số càng cao). Do chuyển động nhiệt nên liên kết giữa các phần tử trong nước nóng yếu hơn trong nước lạnh. Do đó khi xảy ra va chạm nước lạnh phát ra âm thanh có tần số cao hơn (nghe trong hơn) nước nóng. - (Shin)

Độ cứng của nước khác nhau tạo ra âm thanh khac nhau. Đun nước sôi lá một cách dể giảm độ cứng. Nước đun sôi để nguội và nước lã hoàn toàn có thể có độ cứng khác nhau. Các bạn có thể mua bộ test GH để đo độ cứng nước - (azunacreative)

Tôi xác nhận rằng nước đổ xuống nền gạch men, nước đã sôi và nước chưa sôi phát ra tiếng kêu khác nhau. Không cần nước đang sôi đâu nhé.Nguyên nhân tại sao thì tôi không biết, chỉ biết nhiều người có kinh nghiệm dùng cách này để kiểm tra xem nước mình sắp uống đã được đun sôi hay chưa, và kết quả rất chính xác. - (quẩn)

mình nghĩ tiếng kêu của nước sôi do quá trình giải phóng hơi nước tạo ra - (huutai.ps)

Nước sôi và nước lạnh khi đổ xuống sàn thì kêu khác nhau. Cụ thể là tiếng của nước sôi thì trầm và "êm" hơn nước lã. Bởi vì khi nước rót sôi xuống đất thì hơi nước đã bốc ra và bao quang dòng nước sôi. Khi nứớc sôi chạm đất và bắn tung tóe trên sàn thì lượng hơi nước giải phóng càng nhiều, càn nhanh. Lượng hơi nước đó trùm kín mặt đất. Âm thanh phát ra phải đi qua 1 màn sương dày đặc hơi nước nên bị hấp thụ 1 phần, khuếch tán 1 phần. Chính vì thế mà âm thanh nghe trầm và êm hơn. Còn nước lạnh thì không có màn sương hơi nước nên không có gì ngăn cản. Vì thế âm thanh nghe to, và thánh thót hơn. Nước càng sôi, nhiệt độ càng cao thì âm thanh càng trầm vì có nhiều hơi nước được giải phóng. - (nguyenanhduy)

Tuy cùng 1 bề mặt, cùng 1 loại vật-chất, nhưng cảm-biến của nó sẽ thay đổi khác đi khi tiếp-xúc với nước nóng, hoặc nước lạnh, do vậy nên âm-thanh tạo ra khi tương-tác cũng sẽ bị thay đổi theo ...Trong nhạc-phẩm "Diễm Xưa " của cố NS Trịnh-Công-Sơn cũng đã gợi ý cho câu trả lời thắc-mắc của bạn, bằng 1 câu hỏi : " ...làm sao em biết bia đá không đau ?..." - (Ý Kiến)

Nước sôi giãy đành đạch nên nó phải kêu khác nước lã là đúng rôi. Các bạn bị nóng (bỏng) 100% thì có kêu khác với lúc đau bình thường không? :D - (mymannnnnnn)

Nước đã đun có độ cứng (thành phần hoá học) nhỏ hơn nước lã mà - (quoc thinh)

nuoc nong lam cho khong khi quanh no cong bi gian ra va mot phan nua khi giot nuoc nong roi xuong ma hoi nuoc nong boc len lam cho nhung am thanh phat ra nghe nhu khac khi ban lam nhu vay voi nuoc lanh - (tran tan loc)

0