Vì sao ruồi bay phát ra tiếng? - Câu hỏi hay
Tôi thấy con ruồi bay thường phát ra âm thanh, nhưng khi những con bướm bay lại không như thế. Hiện tượng này được lý giải như thế nào? ...
Tôi thấy con ruồi bay thường phát ra âm thanh, nhưng khi những con bướm bay lại không như thế. Hiện tượng này được lý giải như thế nào?
Tư vấn khoa học
- Vì sao mặc nhiều áo mỏng ấm hơn lớp áo dày? (11/1)
- Vì sao chải tóc mùa đông có tiếng kêu? (10/1)
- Tuyết và băng khác nhau như thế nào? (9/1)
- Nên dùng quạt sưởi, máy sưởi hay điều hòa? (8/1)
- Vì sao nước có ga rót vào cốc bọt nổi lên? (7/1)
Bạn hãy tưởng tượng cánh con ruồi, con bướm như màng loa của đài, tivi...khi màng loa rung với tần số < 20hz thì tai người ko nghe thấy gì cả, nếu ở khoảng cách tầm 1m thậm chí 40hz cũng ko nghe rõ (chỉ âm thanh có tần số 20-20khz mới nghe được), vì thế với tốc độ vỗ cánh của bướm < 30hz bạn ko nghe thấy gì, còn của ruồi chắc khoảng vài trăm hz đến 1khz - (lemta2000)
Tại vì đôi cánh con ruồi nó chuyển động lên xuống gấp mấy chục lần con bướm nên tạo ra lực nhiều hơn bởi vậy con ruồi bay thì nghe tiếng còn con bướm thì không. Đơn giản thế thôi bạn đừng có suy nghĩ sâu xa. - (Tan-law)
Vì cánh ruồi nhỏ, tần số dao động cánh ruồi lại lớn gây nhiễu động không khí và tạo ra âm thanh, trong khi cánh bướm lớn, đập nhẹ nhàng hơn nên nhiễu động không khí không lớn, không đủ tạo ra âm thanh để tai người đủ nghe thấy - (daysleeper_2810)
vi ruoi chi co mot cap canh don nen toc do dap canh cua no phai nhanh hon gap chup so voi buom nen se tao ra tieng dong khi bay - (congdinh)
do tần số vỗ cánh và độ cứng của cánh...tạo ra tần số rung trùng với dãy tần số âm thanh mà người nghe được.. - (n_duyan)
Vì ruồi khác bướm sử dụng cánh kép , mỏng và nhỏ ( giống như muỗi , bọ cánh cứng ) nên để bay được những đôi cánh này phải quay với tốc độ cao và với 1 chút ma sát của cánh kép nên tạo ra tiếng kêu vo vo . Bướm sửn dụng cánh đơn , rộng và mềm nên khi bay tạo ra tiếng rất nhỏ ( tai thường ko nghe thấy được ở khoảng cách xa ) . Nếu bạn bắt con bướm mà nó vùng vẫy cánh để thoát vẫn nghe được tiếng cánh . - (Trần Ngọc Dương)
Do tốc độ vỗ cánh của ruồi(muỗi cũng vậy) rất nhanh trong không khi bay, nên tạo tiếng kêu vo vo, khi ruồi bay chúng ta không nhìn thấy cánh rõ ràng. chúng ta thấy bướm vỗ cánh rất chậm trong không gian, nên không gây gây ra tiếng kêu. Ví dụ:bạn thử lấy một nhánh cây vuột nhanh thì nghe tiếng kêu, nhưng khi vuột chậm thì không nghe thấy gì cả. - (tan than)
tốc độ vỗ cánh của ruồi là rất lớn, còn với bướm thì nhỏ hơn, bướm vỗ cánh cũng phát ra âm thanh nhưng rất nhỏ, ta không nghe được! - (Nguyễn Ngọc)
bướn cánh mềm nên khi bay ko phát ra tiếng động, ruồi cánh cứng khi vỗ cánh ở tốc độ cao sẽ tạo ra tiếng giống như quat. - (tuorca)
ruồi và muỗi cũng như một số loại côn trùng khác khi bay lại phát ra âm thanh vì chúng có tần số đập cánh rất lớn, kéo theo sự dao động của các phân tử khí và dẫn đến dao động của màng nhĩ với tần số trong mức ngưỡng nghe của con người nên .... - (Thanh)
Đơn giản thôi!Vì tần số vỗ cánh của con ruồi nằm trong dải tần số của âm thanh mà con người có thể nghe được, còn tần số vỗ cánh của con bướm tương đối thấp và nằm ngoài khoảng âm thanh. - (quocsi)
rất đơn giản, vì khi ruồi bay cánh của nó vỗ rất nhanh, với lại cánh của nó mõng nên phát ra âm thanh vo vo mà ta nghe được. còn bướm thì ngược lại. - (VCL)
Tai người nghe được những âm thanh dao động trong tần số từ 20Hz-20kHz. Đối với những âm thanh có tần số không thuộc như trên thì chúng ta không thể nghe được. Do ruồi đập cánh với tần suất khoảng 325 lần /s nên chúng ta nghe được. - (tttue)
Đơn giản là vì tai con người chỉ có thể nghe được các âm thanh có tần số (số dao động thực hiện trong 1s) từ 16 - 20000Hz. Ruồi, muỗi ... khi bay thì vỗ cánh phát ra âm thanh có tần số nằm trong ngưỡng nghe của con người nên con người có thể nghe được. Trong khi đó, bướm, chuồn chuồn, chim... thì số lần vỗ cánh trong một giây nằm ngoài ngưỡng nghe của con người nên ta không thể nghe được - (Quỳnh Như)
vì ruồi cánh nhỏ lại đập nhanh nên phát ra âm thanh vo ve, còn bướm có cánh lớn đập chậm hơn nên không có tiếng động - (triducinfotech)
tai con người chỉ nghe được những âm thanh có tần số trong khoảng từ 15 Hz đến 20.000 Hz. - (nguyenkien)
do tốc tộ vỗ cánh của ruồi lớn hơn rất nhiều so với bướm bạn à! - (hoanganh)
Thực ra điều này theo tôi biết thì do con ruồi khi bay cánh của nó đập với tốc độ lớn (dao động). do vậy làm co hoặc dãn lớp không khí xung quanh giống như lớp màng loa âm thanh, khi dao động của cánh con ruồi đủ lớn thì sẽ là dao động âm, còn con bướm thì không là dao động âm vì cánh của dao động với tốc độ nhỏ. Có thể lấy ví dụ như dây đàn cũng dao động với tần số cao nên phát ra âm thanh. - (buidangtiep)
vì cánh rùi nhỏ hơn so với trọng lượng cơ thể, nên tần suất đập cánh cũng nhiều hơn. nhanh và mạnh hơn để có thể nâng cơ thể bay lên được - (tdngoclinh)
Chào bạn, Vì số lần đập cánh của bướm quá thấp, dưới ngưỡng tần số nghe được của tai người. Còn ruồi có số lần đập cánh trong tần số mà tai con người nghe được. - (Luu Thanh Tung)
Hi bạn, Do ruồi đập cánh nhiều hơn bướm rất nhiều lần, lực đập cánh cũng mạnh hơn nên bạn có thể nghe được âm thanh phát ra từ cánh ruồi. Hy vọng bạn đồng ý với giả đáp của tôi! - (mht)
tốc độ đập cánh của ruồi nhanh hơn của bướm. - (tckyy759)
con ruồi thân to nhưng cánh nhỏ, sức nâng giữa cánh và thân khác con bướm cánh to, tốc độ đập cánh của con ruôi rất cao nên phát ra âm thanh, giông như ta lấy 1 cây nan tre vụt mạnh vào không khí nghe tiếng vút rất rỏ ràng, các con vật khác có tiếng kêu từ cánh rất nhiều như con cào cào, con ve...Đây là suy nghĩ của tôi thôi, đúng sai còn nghiên cứu (-: - (ADV)
Vì tần số (số lần đập cánh trong một giây) cánh đập của con ruồi (rất nhanh) trong vòng tần số tai người nghe được. Ngược lại bướm đập cánh chậm hơn và nằm ngoài tần số tai người nghe được. - (Nguyễn Anh Hải)
là do số lần quạt cánh (tốc độ cánh) của ruồi cao hơn nhiều so với bướm, cũng giống như khi ta cầm cây que củi dài rồi chém, đến 1 vận tốc nhất định sẽ nghe tiếng vút. - (shinichi7586)
Mình tưởng là có câu trả lời chứ,ý kiến bạn đọc thì nói làm gì.Theo mjnh là tại ruồi và muỗi khi bay có tiếng kêu là do cánh của nó đập nhanh nên phát ra âm thanh,tiếng ta nghe thấy là tiếng của cánh. Bướm bay k có tiếng là do bướm bay và vỗ cánh chậm. - (Ngô Đăng Trường Mạnh)
Bởi vì cánh của Ruồi đập rất nhanh, tạo ra tần số âm thanh cao, khiến cho ta nghe thấy được. Còn bạn có thế thấy con Bướm khi bay 2 đôi cánh nó vỗ từ từ, nhẹ nhàng nên tần số âm thanh sẽ thấp, làm ta không thể nghe thấy tiếng nó bay. Thân. - (nguthata)
Tỷ lệ giữa độ lớn của cánh và khối lượng cơ thể của ruồi thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ này ở bướm. Để có thể nhấc được cơ thể như vậy, cánh ruồi phải đập với tần số rất cao nên nó phát ra tiếng khi bay, trong khi tần số đập cánh của bướm lại thấp hơn, nên cúng ko phát ra tiếng kêu. Thân!:) - (ngoclx_ro)
do tốc độ đập cánh của con ruồi hay con ong ở tốc độ cao để nâng trọng lượng cơ thể của chúng trong không khí. ma sát giữa cánh và không khí tạo nên vùng không khí nhiễu loạn xung quanh từ đó phát ra âm thanh mà bạn nghe được. (thường nghe khi chúng bay ở trạng thái đứng yên một chỗ trên không, lúc này tốc độ đập cánh rất nhanh để cân bằng cơ thể và giữ yên trạng thái). Bạn để ý cánh của những con vật này so với cơ thể chúng không lớn lắm, nhất là con ong. - (Nguyễn Kim Toàn)
Tại vì đôi cánh con ruồi nó chuyển động lên xuống gấp mấy chục lần con bướm nên tạo ra lực nhiều hơn bởi vậy con ruồi bay thì nghe tiếng còn con bướm thì không. Đơn giản thế thôi bạn đừng có suy nghĩ sâu xa. - (Tan-law)
Tần số vỗ cánh bạn ạ. Tai người nghe trong khoảng tần số 20 đến 20.000Hz. Ruồi vỗ cánh khoảng 350 lần / giây (hay tần số vỗ cánh 350Hz) do đó ta nghe được tiếng ruồi. Còn bướm chỉ vỗ cánh được khoảng 1 đến 2 lần trong một giây (hay tần số 1Hz đến 2Hz), ngoài ngưỡng nghe của người, do đó ta không nghe được bướm bay. - (lanvan)
có thế mà cũng hỏi ... cà rốt quá đi mất. Cầm một cái que vụt thật nhanh thì nghe thấy tiếng "vút", nhưng vụt chậm thì chẳng nghe thấy gì. Kiến thức chán thật............. - (Duy Nguyen)
Đơn giản là tần số đập cánh của ruồi nằm trong khoảng tần số nghe được của tai người. Còn ruồi thì tần số thấp hơn tần số nghe của tai. - (lqh0810)
Cánh con ruồi nhỏ hơn con bướm và tốc độ đập cánh của con ruồi nhanh hơn con bướm nên se tạo ra tiếng động. - (nguyenvantanmp)
Do tần số đập cánh của ruồi nằm trong ngưỡng nghe của người nên ta nghe thấy tiếng đập cánh của ruồi. - (Hai Ha)
Âm thanh được tạo ra là do sự va đập của cánh với không khí (tạo ra sóng âm). Thực ra ruồi hay bướm khi bay đều phát ra sóng âm với các dải tần số khác nhau. Ở đây sóng âm do ruồi phát ra nằm trong dải âm tần mà tai người có thể nhận biết được. - (PTH)
Điều này liên quan giữa tốc độ đập cánh của động vật và ngưỡng nghe của tai người. Việc đập cánh làm cho không khí dao động, tương đương với việc phát ra âm thanh. Tai người thì nghe được những âm thanh có tần số trong khoảng 20 đến 20000 Hz. Con ruồi có thể đập 5000-7000 lần phút, nghĩa là khoảng 100 lần/giây, do vậy âm thanh tạo ra có thể nghe được. Con ong cũng tương tự. Còn bướm thì đập cánh chỉ vài lần/giây--> âm thanh nằm dưới ngưỡng nghe. - (hancock)
Cánh ruồi đập nhanh làm không khí co dãn đột ngột gây tiếng kêu. - (trangiakhanh9988)
Con Bướm có đôi cánh to, mỏng manh, trọng lượng cơ thể nhẹ so với đôi cánh nên khi bay, chỉ cần vẫy cánh nhẹ nhàng, còn con ruồi, có đôi cánh nhỏ, trọng lượng cơ thể lớn so với tiết diện của đôi cánh nên khi bay, cánh của Ruồi đập với tốc độ cực lớn nên phát ra âm thanh. - (thang_thinhquang)
vì ruồi cánh nhỏ nên đập nhanh cọ xát với không khí nên phát ra tiếng... cánh bướm thì ngược lại mình nghỉ vậy :) - (Minh Khuyên)
vì nhịp đập cánh của ruồi trong 1 giây có thể lên đến 200 nhịp, còn muổi thì thấp hơn, hơn nữa diện tích xoải cánh của ruồi lớn hơn diện tích xoải cánh của muỗi, vì thế tạo được áp lực lớn hơn, ma sát không khí nhiều hơn nên khi bay phát ra âm thanh to hơn - (hoangduy111325)
Mình nghĩ là tốc độ bay của ruồi nhanh gấp trăm lần bướm bay. Do tốc độ bay nhanh thì đôi cánh của ruồi phải "quạt" thật nhanh. Vì thế ma sát giữa không khí và cánh ruồi vô tình phát ra tiếng kêu. Giống như bạn thử xé một miếng bọc nilon mỏng, đưa lên miệng và thổi thử xem, bọc nilon rung làm phát ra tiếng kêu, thì mình nghĩ cánh ruồi cũng thế. Suy nghĩ vậy không biết có sai không? ^^ - (Linh Vũ)
Chào bạn,mình xin được giải đáp thăc mắc trên giúp bạn.Mấu chốt của vấn đề là số lần vỗ cánh của ruồi trên 1 giây >20 nhịp,của bướm nhỏ hơn 20 lần.Mà ngưỡng nghe của tai người là >20Hz,còn dưới 20Hz là sóng hạ âm,chỉ có 1 số loài động vật nghe đc,như dơi,chó... - (Hoàng Mạnh Cường)
bạn đi hỏi con ruồi là tốt nhất - (uy)
Do ruồi vỗ cánh với tần số cao khi bay, Nếu tần số giao động từ 16-20000 lần/giây thì tai người nghe được, ruồi khi bay vỗ cánh khoảng 150 đến gần 1000 lần/giây (tùy loài) nên tạo ra âm thanh mà tai người nghe được. Còn như bướm chỉ vỗ khoảng 5-10 lần/giây nên ta không nghe được. - (thanhht0101)
tốc độ vỗ cánh của ruồi là rất lớn, còn với bướm thì nhỏ hơn, bướm vỗ cánh cũng phát ra âm thanh nhưng rất nhỏ, ta không nghe được! - (Nguyễn Ngọc)
tỷ lệ tiết diện giữa đôi cánh với cơ thể ruồi nhỏ hơn so với bướm nên khi bay, số lần đập cánh của ruồi lớn hơn nhiều lần so với bướm nên phát ra tiếng kêu.(đây chỉ là suy diễn) :-) - (theblacksunz4)
tần số đập cánh của ruồi trong dãi âm thanh ta có thể nghe được còn của bứơm thì quá thấp để ta có thể nghe! bạn có thấy cánh bướm lựơn rất nhẹ nhàng kkông? - (banthan2005)
Ruồi có tốc độ đập cánh cao hơn bướm gấp nhiều lần, nên có tiếng vo ve. - (saigon7710)
Con ruoi dap canh 500 lan mot giay. Con buom dap canh cham hon ngan lan so voi ruoi nen phat ra am thanh nho hon. - (cukhoailang2000)
Do tần số đập cánh của ruồi lớn hơn bướm rất nhiều. - (s)
Có thể lý giải đơn giản theo nguyên lý tạo ta âm thanh và khoảng sóng âm mà ta nghe được (âm thanh). Khi đập cánh, cả 2 đều tạo ra sóng â,m, nhưng tốc độ tập cách của con ruồi là cao và nằng trong khoảng nghe được, còn bướm thì rất thấp, nằm ngoài khoảng âm nghe được ==> Ta sẽ nghe được tiếng ruồi, muỗi còn bướm thì gần như là không. Tuy nhiên, do tính hài của sóng âm nên ta sẽ vẫn nghe được ở khoảng cách thật gần... Có thể hiểu đơn giản là như vậy. - (phamlinhvtvn)
chào bạn Nam Thi .-Khi ruồi bay nó phát ra âm thanh là do tần số đập cánh của ruồi khoảng 352 lần /giây.Với số lần đập cánh như vậy sẻ phát sinh ra sóng âm thanh 352 Hz nằm trong dải tần âm thanh mà tai người nghe được (20 Hz- 20000Hz).- Còn bướm thì số lần đập cánh thấp hơn 20 lần/giây nên không nghe đươc âm thanh. - (Lê Nguyễn)
Những chiếc cánh nhỏ này thật ra là những màng rung động, mà như chúng ta đã biết, bất kỳ một màng rung động đủ nhanh (trên 16 lần trong một giây) cũng sẽ sản ra những âm có độ cao nhất định. - (hoanganh51)
Theo mình nghĩ là do tốc độ đập cánh của ruồi nhanh khoảng 200l/s nên tại ra âm thanh , còn bướm đập cánh ít hơn và bay lượn là nhiều. - (PT@)
Con ruồi có cánh nhỏ, mỏng nên muốn bay được phải đập cánh thật nhanh. Con bướm có cánh lớn, dây nên chỉ cần đập nhẹ là bay được. Âm thanh vo ve của con ruồi khi bay mà ta nghe được phụ thuộc và số lần đập cánh trong một giây (tần số). Cánh rung làm cho không khí dao động, có thể tần số dao động đó nằm trong vùng 20Hz đến 20.000Hz nên ta nghe được. Cái cánh con ruồi khi bay giống như cái loa. - (graviton42)
theo tôi biết thì tốc độ vỗ cánh của ruồi là rất lớn tôi k nhớ rõ là bao nhiêu lần trong một giây nhưng hình như là lên đến hàng trăm lần, điều này tạo ra tiếng kêu, còn với bướm thì cánh vỗ vơi tốc độ chậm nên k phát ra tiếng kêu (đúng ra là có phát ra nhưng tai người k cảm nhận được) - (Nguyễn Ngọc)
là do tốc độ đập cánh của ruồi vào khoảng 200 lần/s, có nghĩa tần số khoảng 200hzmà tai con người có thể nghe được âm thanh với tần số từ 20 - 20000 hz điều đó lý giải tại sao ruồi,muỗi đập cánh ta lại nghe tiếng vo ve, còn bướm chỉ đập cánh khoảng 5-6 lần trên giây nên tai ta không thể nghe được . - (dnhung2808)
Nói về tần số: Con ruồi đập cánh với tốc độ 200 lần/s ~ 200Hz. Bướm đập cánh chỉ 5 lần/s ~ 5Hz. Tai người chỉ có thể nghe được trong khoảng 20 Hz --> 20.000 Hz nên ko thể nghe tiếng của con bướm bay! Tuấn Ngọc E&G. - (Tuấn Ngọc)
Nguyên nhân của điều này là do sự khác nhau về tần số dao động của cánh khi bay. Con ruồi cánh nhỏ, khi bay cần đập cánh với tần số cao, chuyển động của cánh trong không khí tạo nên tiếng kêu. Con bướm có cánh lớn, khi bay chỉ cần đập cánh với tần số nhỏ là đủ lực nâng, việc chuyển động cánh của bướm chậm nên không tạo ra tiếng động. - (tienmtp.hut)
Mình có xem 1 phim tài liệu nói về vấn đề của bạn. Thật ra ruồi có tới 4 cánh nhưng do tiến hoá 2 cánh sau bị nhỏ dần và 2 cánh còn lại giúp cho ruồi linh hoạt hơn khi bay. Nhưng do đập cánh ở tốc độ cao 2 cánh nhỏ phía sau tao thành tiếng. - (Phong)
Khi bay thì tạo ra dao động trong không khí do cánh vỗ. Con ruồi bay tần số vỗ cánh nhanh hơn con bướm và tạo ra dao động có tần số trùng vào ngưỡng nghe của tai người (0.3 - 3.4KHz) và tai người nghe được thôi. Đề nghị đọc lại Vật lý phổ thông! - (Nguyenduchunghvkt)
Ruồi và muỗi do diện tích cánh nhỏ nên tầng suất đập cánh /phút cao hơn nên gây ra âm thanh, còn bướm do diện tích cánh lớn nên đập cánh chậm, không tạo ra âm thanh - (lmtuan2305)
Đơn giản là vì tần số đập cánh của ruồi, ong hay các côn trùng họ cánh mỏng khác rất cao. Cánh ruồi, ong đều mỏng và nhỏ, nên để có thể bay được phải đập cánh trên 10.000 lần/phút, bù lại, với cánh mỏng vậy thì ong, ruồi và các loài côn trùng khác có thể chuyển hướng liên tục. Trong khi đó bướm có cánh lớn, tần số vỗ cánh thấp, lượn là nhiều nên khi bay không phát ra tiếng. - (Lez Val)
Tốc độ đập cánh của con ruồi cao hơn rất nhiều lần con bướm, gây chuyển động mạnh không khí quanh cánh con ruồi làm phát ra âm thanh - (trungminh2611)
Tôi nghĩ ruồi vỗ cánh nhiều lần /1giây hơn, tốc độ vỗ cánh cũng nhanh hơn, điều này cũng đòi hỏi cánh cứng hơn do đó phát ra tiếng kêu (tiếng xé gió) - (Trung Châu)
Con ruồi bay phát ra tiếng cũng giống như con muỗi bởi vì số lần đập cánh của nó là lớn hơn rất nhiều so với số lần đập cánh của con bướm, bạn à. - (NVN)
Con ruồi vỗ cánh nhanh hơn con bướm => tần số dao động lớn hơn => tiếng vỗ cánh của con ruồi bổng hơn => làm ta có cảm giác tiếng ruồi bay to hơn tiếng bướm bay. - (Khánh Hà)
Vì tần số vỗ cánh (số lần vỗ cánh / đơn vị thời gian) của ruồi lớn hơn rất nhiều so với bướm. - (Bi bé bỏng)
Cả ruồi và bướm bay đều phát ra âm thanh tuy nhiên tai người chỉ nghe thấy tiếng "ruồi bay" mà không nghe thấy tiếng "bướm bay". Đơn giản là do tai người chỉ nghe thấy những âm thanh ở những biên độ và tần số nhất định. - (LQH)
Tốc độ vỗ cánh của ruồi lớn hơn tốc độ vỗ cánh của loài bướm nhiều...tiếng chong chóng khác với tiếng cánh quạt bạn à. - (arc.chazzy@gmail.com)
Tôi thấy đơn giản vì ruồi vỗ cánh nhanh gấp bướn n lần. Mà cái j nhanh hầu như cũng phát ra tiếng kêu. - (Eric T.)
thật đơn giản , này nhé con bướm có kích thước đôi cánh lớn gấp nhiều thân minh , nên chỉ cần đập cánh nhẹ cũng tthỏa mãn nhu cầu nâng, bay. nên theo lý thuyết thì không phát tiếng lớn, và ruồi thì cánh nhỏ nên tần xuất vỗ cánh phải nhiều , và mạnh thì có tiếng kêu, nào ta hãy vận dụng từ lý thuyết của cánh quạt gió ta sẻ hiểu ngay thôi ,chào nhé - (kiemnguyenba)
Tieng keu phat ra tu canh cua con ruoi, tan so dap canh cua ruoi len den 100 lan/ giay - (broom_seller)
Chào bạn Nam Phi,Bản chất của âm thanh là các sóng dao động có tần số nhất định. Tai người chỉ có thể cảm nhận được các âm có tần số từ 16Hz đến khoảng 200 kHz . Tần số sóng âm lại phụ thuộc vào tần số dao dộng của vật phát ra âm. Cánh bướm chỉ vỗ được vài lần trong 1 s nên sóng âm nó phát ra < 16Hz và bạn không nghe được. Còn ruồi thì giải thích tương tự. - (Thanh Hải)
Vì tốc độc quạt cánh (dao động) của con ruồi lờn hơn rất nhiều so với con bướm, vô tình tạo ra tần số âm thanh mà tai người có thể nghe được. - (Huynh Phuc Loc)
Chào Bạn!Âm thanh gây ra và truyền đi do sự dao động của các phân tử chất, mỗi dao dao động có 1 tần số riêng. Tai người sẽ nghe được một vùng tần số nhất định (15-20000Hz). Rồi bay vỗ cánh nhanh, với tần số nằm trong khoảng tai người nghe được nên ta nghe tiếng ruồi bay, còn bướm thì khác, bay với tần số thấp, ngoài vùng tai nghe, nên ta không nghe. Tôi nghĩ vậy, mong mọi người góp ý thêm. (Thanh Tâm) - (Mai Thanh Tâm)
Khi ruồi bay, nó đập cánh tới 200 lần/giây. Còn bướm thì chỉ có vài lần/giây. Tức là tần số của ruồi bay nhiều hơn nên phát ra tiếng kêu, còn bướm thì không. - (fta.ddk)
bạn ạ,con ruồi hay con ong,con muỗi cũng như nhau đó thôi.khi bay chúng tạo ra âm thanh nên ta nghe được đó là do tần số dao động của nó lớn còn con bướm thì không đâu.bạn muốn tìm hiểu kỹ thì xem lại môn vật lý nhé. - (tlllllll)
Vì ruồi cánh nhỏ nên mới cần đập cánh nhanh mới bay được, do đập cánh nhanh liên tục nên mới phát ra âm thanh.còn bướm thì cánh to và đập cánh chậm nên không phát ra tiếng động. Đơn giản thế thôi - (Phùng Thanh Tùng)
Độ thông minh và hiễu biết của các bạn rất cao ! - (VO TRUONG CHINH)