09/06/2018, 18:08

Vì sao khi uống rượu lại chạm cốc? - Câu hỏi hay

Tôi thường thấy dù là nam hay nữ khi uống rượu/ bia rất thích chạm cốc. Khi hỏi các bạn ấy nói rằng, mỗi khi hành động như vậy họ đều thấy rất hứng thú. Không biết phong tục này bắt nguồn từ đâu? ...

Tôi thường thấy dù là nam hay nữ khi uống rượu/ bia rất thích chạm cốc. Khi hỏi các bạn ấy nói rằng, mỗi khi hành động như vậy họ đều thấy rất hứng thú. Không biết phong tục này bắt nguồn từ đâu?

Tư vấn khoa học

  • Vì sao mặc nhiều áo mỏng ấm hơn lớp áo dày? (11/1)
  • Vì sao chải tóc mùa đông có tiếng kêu? (10/1)
  • Tuyết và băng khác nhau như thế nào? (9/1)
  • Nên dùng quạt sưởi, máy sưởi hay điều hòa? (8/1)
  • Vì sao nước có ga rót vào cốc bọt nổi lên? (7/1)
Xem thêm

Theo một tài liệu tôi đã đọc ( không nhớ tên tài liệu và tác giả ) khi uống rượu ta phải sử dụng 5 giác quan là : ngửi mùi rượu ( khướu giác ), nhìn được rượu ( thị giác ), sờ được rượu ( xúc giác ), nếm được rượu ( vị giác ) và khó nhất là nghe .....được rượu ( thính giác) nên phải chạm cốc để nghe rượu hát. - (Lê Đình Dũng)

Trước tiên phải chạm cốc, sau đó còn chạm một vài thứ khác nữa. mà chạm vài thư kia ai cha thích - (caycua_102)

Rat đơn giản. Đầu tiên con người không tin nhau nên khi chạm cốc để rượu trong 2 ly lẫn vào nhau chắc chắn 2 ly giống nhau là có độc hay ko.có độc. Tương tự cũng thời la mã, người ta ôm nhau khi gặp gỡ để chắc chấn không có vũ khí dấu trong người. Lâu ngày thối quen ôm nhau và chạm cốc là tạo mối thâm tình bởi dám chạm cốc và ôm nhau chứng tỏ ko có ý hãm hại đối phương - (hangia)

theo mình thì tục lệ này có từ thời la mã, khi những vỏ sỷ đấu với nhau thường làm một chén rượi để cho hăng máu, họ sợ trong chén có thuốc độc nên rót một ít chén cua mình cho người kia uống, vì vậy có tục khi uống rượi là chạm chén, cốc - (Nguyễn Văn Trọng)

Điều này thật quá đơn giản và dễ hiểu. Cụng ly là để rượu bia văng bớt ra ngoài, an gian thêm được một tí. - (thaiminhhai_sg)

Đơng giản thôi nhậu là để vui vẻ, ai đi nhậu lại tự cầm ly lên uống 1 mình, thế thì nhậu 1 mình được rồi - (caothanhvu162003)

Thói quen này bắt nguồn từ nước Đức. Từ xa xưa, người ta uống bia bằng những chiếc ly rất to bằng thủy tinh và hay đứng khi uống ( gọi là tiệc đứng). Trong quá trình uống như vậy và đi lại, vô tình những chiếc ly va vào nhau và phát ra tiếng cảm thấy nghe vui tai. Dần dần, người ta hình thành nên việc cụng ly trước khi uống. - (nguyen ngoc hieu)

cham coc la uong ruou mung......khong cham coc la uong ruou buon - (quoc.tran99)

Vì: Mắt thấy, Thân (tay )sờ, Mũi ngửi, Lưỡi nếm, Ý tưởng tượng. Tai không được gì cả nên phải cụng hoặc hô gì đó để có sự công bằng. - (CN)

Tôi cũng không biết bắt nguồn từ đâu nhưng có thể giải thích vui thế này. Khi ta uống thì các bộ phận cơ thể được hưởng thụ như: vị giác, xúc giác, thị giác, khứu giác còn thính giác không được cảm nhận nên con người cụng ly trước khi uống để cho cơ quan đó cảm nhận nốt. Đơn giản vậy thôi. - (luuhai_hn)

khi uống thì tất cả 4 cơ quang là xúc giác,khứu giác vị giác ,thị giác đều được cảm nhận .Chỉ có thính giác là chưa nghe vì vậy ta mới cụng ly để thính giác được cảm nhận,lúc đó thì cơ thể mới thật sự hưởng thụ của việc đi nhậu. - (thuong)

Theo mình nghĩ, chạm cốc trong uống rượu thể hiện đúng với văn hóa giao tiếp cả phương Tây lẫn phương Đông là thể hiện nét một người tôn trọng mọi người, niềm vui phải được góp thêm thì niềm vui sẽ nhân lên gấp bội lần khi ta chạm cốc. - (Dương Xuân Trung)

Chạm cốc để thay bắt tay, tăng tính đoàn kết..... - (Ăn nhậu)

đơn giản giống như tiếng đánh trống hay đánh kẽn ra hiệu lệnh khi cùng làm 1 việc gì đó. uống bia cũng vậy ... tạo sự chú ý và mọi ng cùng nhau làm cùng nhau uống thì sẽ hứng thú nhiều. - (nguyhun)

Chào bạn Minh Nhung!Uống rượu bia chạm cốc bởi vì chỉ còn thính giác là chưa có trong khi chúng ta uống bia rượu nên phải cụng ly để bổ sung vào khi đó chúng ta mới cảm nhận hết tinh túy và tuyệt vời của việc uống bia, rượu thông qua tất cả giác quan của con người.Anh Tuấn - Đà Nẵng. - (Lê Anh Tuấn)

Khi chơi thể thao , chiến thắng người ta cũng nâng tay nhau . Khi hợp tác kinh doanh thành công người ta bắt tay , khi khen ai đó thì giơ ngon cái lên hướng về người đó (no.1) . Còn khi uống bia rượu thì cũng sử dụng tay nhưng trong tình huống này có thêm chiếc cốc là điều dễ hiểu vì nó liên quan đến buổi tiệc đó , nói tóm lại đó là hành động để con người chúc mừng 1 điều j đó , theo tôi nghĩ đơn giản là như thế . - (hct)

cham coc cung thi moi cung nhau say cung nhau phe dc chu, manh ai lay uong thi con ra cai gi, mat het ca khong khi ban nhau a - (poker_someone)

Cham coc la de biet nguoi nay ,nguoi kia xem con " xin" hay chua ,de biet nguoi biet ta the nao? .....de ma biet chung ma uong ,neu khong thi se xay ra moi phien phuc cua cuoc doi do "xin" ma ra do ba con ,co bac......nguy hiem cho ban than ,gia dinh ,va xa hoi nua ..Chuc moi nguoi TET 2013 suc khoe gioi dao ,va hanh phuc Dao si Tan , Arlington,TEXAS- USA - (tannguyen)

ngày xưa người ta có tập tục rót đồ uống của mình vào ly người kia và ngược lại để tạo ra sự chan hòa trước khi uống, tuy nhiên sau này được cắt bớt cho đở rườm rà và đở mất vệ sinh, đơn giản vậy thôi ... - (nghiem.le)

phông tục đó bắt nguồn từ nuoc Pháp , năm 1860 các thương gia giàu có thời đó đã tạo ra nó và từ từ lan rộng ra thắp thế giới cho đến bây giờ . - (VO TRUONG CHINH)

Tục lệ này xưa rồi, bắt nguồn từ các hoàng cung. Ngày xưa các vua chúa sợ bị đầu độc trong đồ ăn thức uống, nên đồ ăn phải có người nếm trước, uống rượu phải chạm cốc để rượu tràn qua ly người khác, 2 bên cùng uống mới tin tưởng - (nguyenhung81)

Bia rươu thì đắng và cay vì vậy phải cụng ly, chạm cốc lấy tinh thần để "nốc" cho nó hết. - (nguyenmai)

Theo quan điểm xưa, khi uống rượu mũi (khứu giác) được ngưỉ hương rượu, lưỡi (vị giác) được thưởng thức vị của rượu, mắt (thính giác) được nhìn màu sắc của rượu, chỉ có xúc giác và thính giác không được thưởng thức gì vì vậy người ta chạm cốc để tạo tiếng động cho tai được nghe. Về sau trên Tây Bắc hình thành tập tục bắt tay sau khi uống hoàn thiện luôn 5 giác quan khi uống rượu - (Le Vinh Thuyet)

khi uống rượu hay bia người ta thường chạm cốc, theo khoa học thì lúc đó con người được thỏa mãn đầy đủ các giác quan:1. Nghe thấy tiếng ly chạm vào nhau.2. Thấy bạn bè, ly bia (rượu) vui vẻ bên nhau.3. Khi uống ngửi được mùi bia (rượu)4. Tay sờ vào ly bia.5. nếm bia để thỏa mãn vị giác. - (Huỳnh Hoàng Tân)

Uống Bia cham cốc, hình thành đã tự rất lâu không nhớ rõ chính xác là khoản thời gian nào nhưng thực tế cho thấy kinh nghiệm người đi trước cho thấy khi uống bia ta nên cham cốc, thứ nhất là khi cham cốc tiếng kêu của ly bia cham vào nhau làm cho nồng độ của bia cũng giảm bớt phần nào giúp dễ uống hơn, thứ hai khi chạm cốc như là một lời chúc mừng cùng nhau chia sẽ ( uống cùng lúc), thứ ba ai không chạm cốc biết là người đó đã say---> chăm sóc đặc biệt. - (thonghuy2002)

là do khi chạm cốc phát ra tiếng kêu tạo nên sự hứng khởi cho người uống, ngoài ra còn tạo nên tình cảm thân mật gần gũi khi uống ấy mà. - (phamnguyenthanh)

Chạm cốc đêt thay bắt tay, tăng thêm tính đoàn kết.. - (trungmasterit)

Phong tục này bắt nguồn từ khi tôi biết uống rượu, bia. haha - (kiemthanpro)

Văn hóa uống rượu bia. Mục địch của việc cụng ly trước khi uống không gì khác ngoài việc là mong muốn mọi người cùng quan điểm, cùng chí hướng, mục đích...vv. Nếu ok thì nâng ly và cụng nhau một cái hoạc nhiều cái để thể hiện việc đó. Đơn giản vậy thôi. Chuẩn không cần chỉnh.Trí Việt - (TRÍ VIỆT)

Các cụ bảo thếnày: Nhìn cho sướng lỗ mắt, ăn cho sướng cái lỗ mồm, ngửi cho sướng cái lỗ mũi,..., còn lỗ tai, cụng cái nghe cho sướng cái lỗ tai! - (LêĐức Hiến)

Rõ ràng tiếng chạm cốc làm cho ta cảm thấy vui và ngon hơn.Bạn thử chạm cốc nhựa xem, cái vui cái ngon sẽ giảm đi một nửa - (toanvuthien)

Con người có có 05 giác quan: Khứu giác, Súc giác, Thính giác, Thị giác, Vị giácTrong khi uống bia hay uống rượu thì 4 giác quan đều được cảm nhận. Nếu ta không cộc chén -> Thính giác bỏ phí hử???anhntkhdn@gmail - (anhntkhdn)

Chạm ly thời nay.Thứ nhất: để tạo sự hưng phấn vui vẽ cho bữa tiệc thì hô to, chạm ly (chạm cốc).Thứ hai: ví dụ trong bàn có 10 người, mà ta muốn uống chẳng lẻ ta cầm ly uống một mình lúc đó ai coi cho, vì vậy hô to, chạm ly.Thứ ba: để dể tạo tình cảm, mối quan hệ với những người xung quanh thì phải có cái gì đó gần gủi, va chạm (chạm ly).Thứ tư: để quang sát dể dàng hơn người uống, người không (sẽ mất vui), hãy cùng hô to, chạm ly. - (le quoc phu)

Tục uống rượu chạm cốc có từ thời la mã, khi nâng ly rượu chúc mừng cũng là lúc chia sẻ phần rượu trong ly của mình, với người đối diện và ngược lại. Hình thức "chạm cốc" còn gọi là sự thận trọng hoặc đảm bảo rằng ly rượu của cả hai điều không có "độc". Dần về sau này, hình thức chia sẻ rượu không còn rõ ràng nữa mà thay thế vào đó là hình ảnh chạm 2 đầu cốc lại với nhau vậy. - (huynhthanhthi)

Do ngày xưa, các đấu sĩ trước khi giao đấu thì mời nhau 1 ly rượu thể hiện tinh thần thượng võ, khi mời nhau uống rượu hay bất cứ đồ uống nào thì người này đổ vào cốc người kia 1 ít và ngược lại để thể hiện rượu không có độc! khi đổ rượu sang cho nhay như thế phát ra tiếng kêu! Chính vì thế mà hình thành nên phong tục cụng ly ngày nay! - (Vũ Văn Thắng)

chạm cốc là để tỏ rỏ sự quyết tâm nhậu - (phuongthanh45)

Tôi đã đọc 1 tài liệu nào đó nhớ láng máng rằng: Khi uống rượu thì mũi được ngửi mùi thơm của rượu, mắt được nhìn thấy, tay sờ được rượu, mắt nhìn thấy rượu, lưỡi nếm được vị của rượu nhưng có một bộ phận là tai cảm thấy bất công do đó người ta nghĩ ra cách để công bằng cho tai nên "chạm cốc" - (cuongnv)

Chạm cốc có ý nghĩa đoàn kết, chia sẻ niềm vui với nhau trong bữa tiệc, chia ngọt sẻ bùi trong công việc.... Vì ý nghĩa đó mà ta chạm cốc... Đơn giản vậy có gì đâu mà bắt nguồn với chẳng truyện cổ tích:D - (iloveyou)

Theo mình biết thì ngày xưa vua chúa phương tây khi gặp nhau và uông rượu thường họ rót một ít rượu từ ly của mình sang ly của vị vua khách và ngược lại vi khách cũng làm như vậy để tỏ lòng tin đối với nhau, như là để đảm bảo trong rượu không có đôc . Dần già mọi người bình thường cũng làm theo như vậy nhưng đơn giản hơn là chỉ chạm ly vào nhau thành ra tục lệ cụng ly trước khi uống. - (markyngo)

Đơn giản vì ngày xưa thường xảy ra chiến tranh và liên minh giữa các bộ tộc. Sau chiến thắng thì họ ăn mừng. Việc chạm cốc để rượu bia trong ly mình sánh tràn qua ly đối tác thể hiện thành ý 2 các bên và đề phòng sự đầu độc .Việc mở sâm banh chúc mừng cũng thấy giống như vậy. - (Minh Phan)

Theo mình thì con người có 5 giác quan . khi uống rượu/bia thì tất cả những giác quan đó đều phân biệt được rượu/bia với các loại đồ uống khác. chỉ riêng thính giác là không nhận biết được điều đó. vì vậy mỗi khi uống rượu/bia mọi người đều thích chạm cốc để tất cả các giác quan của mình có thể phân biệt được là mình đang uống rượu/bia. 5 giác quan cùng cảm nhận được thì sẽ cảm thấy hứng thú hơn 4 rồi. - (Trần Đức Tú)

Việc chạm cốc (phát ra tiếng) khi uống bia, rượu cũng giống như bắt tay khi gặp nhau. Mỗi lần nâng cốc là một lần gặp mặt nên phải chạm một cái mới được. Khi chạm cốc thường cũng có lễ giáo như bắt tay, người cao tuổi hoặc chức quyền cao thì cốc cao hơn. - (Quốc Khiêm)

khi chạm cốc phát ra tiếng kêu giữa 2 cái cốc tạo nên sự hứng khởi cho người uống, ngoài ra thể hiện tình cảm thân mật gần gũi ấy mà. - (Pham Nguyen Thanh)

khi uống rượu/bia,các giác quan của bạn đều có thể cảm nhận được hết,mắt có thể nhìn (thị giác),mũi có thể ngửi( khứu giác) lưỡi có thể nếm (vị giác),môi có thể chám ( xúc giác) chỉ còn lại thính giác nên ngươi ta thường chạm cốc đẻ tai có thể nghe và ngũ quan của chúng ta có thể cảm nhận hết cốc rượu/bia đó,vì vâyh chúng ta hay chạm cốc khi uống rượu,một phần thì tiếng chạm cốc cũng làm cho không khí sôi nỗi hơn - (rockon)

Khi uống rượu, thường là lúc con người đang ở trạng thái hưng phấn. Do vậy, theo tự nhiên, các giác quan đều tham gia hoạt động như: Mắt nhìn, tay sờ, mũi ngửi, lưỡi nếm, và tai nghe. Âm thanh do chạm cốc phát ra chỉ để phục vụ cho thính giác. Khi hưng phấn càng cao, việc chạm cốc càng lớn, nhất là khi uống bia; vì thế cốc có nguy cơ bị vỡ do va chạm, và nhà sản xuất thường thiết kế ly bia có độ bền chắc. Để kiểm chứng, bạn sẽ không có hứng thú khi nhà hàng dọn bia bằng ly nhựa. - (yeulyucthoigian)

xin trả lời cho chị Minh Nhung (TP HCM) là:khi ta uống bia rượu thì miệng ,mũi ,mắt chúng ta có thể cảm nhận được còn tai không thể cảm nhận được như nhưng những giác quan kia nên khi nhậu chúng ta phải cụng li. - (letrongxl2012)

Khi uống, miệng được thấy cay, mũi được ngửi thơm, thì tai cũng cần được nghe "keng" mà bạn. - (xgmavn)

Theo toi biet, tuc nay co tu xua. Chuyen ke rang, co 2 tay kiem thach dau voi nhau, theo tuc truoc khi dau (mot mat mot con) 2 kiem si phai uong 2 ly ruou chuc chien thang va truoc khi uong phai cung ly that manh (ruou cua ly nguoi nay co the vang qua ly nguoi kia), de dam bao rang neu 1 trong 2 kiem si co bi dau doc thi nguoi kia cung phai uong ruou doc. Chuyen nay duoc luu truyen den ngay nay, t ruoc khi uong ruou nguoi ta hay cung ly nhung khong biet vi sao. - (Tnhoa2005)

Giống nhau trước khi nói chuyện bạn bắt tay nhau vậy. Tạo mối dây liên kết từ sự tiếp xúc. - (gnuhel)

Thông thường khi uống rượu, bia người ta đã sử dụng các giac quan như : thị giác,vị giác,khứu giác, xúc giác để thưởng thức,còn thính giác thị chưa được sử dụng do đó người ta thường cụng ly để thính giác làm việc. - (Sơn)

vì khi uống ruou người ta đã nếm được vị; nhìn được màu; ngửi được mùi; sờ được cốc xem ấm hay lạnh; chỉ còn thiếu một cái nữa là nghe nên người ta chạm cốc cái "cạch" một tiếng để bổ sung cái còn lại là nghe thấy. Vậy thôi. - (cao351979)

Việc chạm ly khi uống rượu, bia đã có từ lâu. Tương truyền rằng từ xưa Nam Tào và Bắc Đẩu thường ngồi uống rượu và đánh cờ với nhau.Một hôm Nam Tào nói: "Chúng ta uống rượu, đánh cờ với nhau, mắt có thể nhìn, mũi có thể ngửi, miệng có thể nếm rượu ngon và thức ăn, chỉ bất công cho cái tai là không được hưởng thụ gì!".Bắc Đẩu đồng ý, sau đó hai người đã làm ra động tác cụng ly để công bằng cho cái tai. - (tran_phuong707)

Theo phong tục thì tiếng cốc chạm nhau giống như tiếng gươm, kim loại chạm vào nhau.. những âm thanh đó phát ra để xua đuổi tà ma nên trước khi uống rượu mọi người thường cùng nhau chạm cốc. - (vukhanhthanh)

Theo như tôi được biết thì khi đi nhậu tất cả các cơ quan: khứu giác, vị giác, cảm giác, thị giác của người đều được thưởng thức (Mũi: ngửi, mắt: nhìn, miệng: nếm, tay: sờ). Duy chỉ có thính giác (tai) là chưa được gì thôi. Vì vậy người ta phải chạm cốc để tai được thưởng thức không khí của bữa nhậu. - (Vu Manh Tien)

Có một lý giải đơn giản như thế này: khi chúng ta uống rượu, bia thì 4 giác quan như vị giác, xúc giác, khứu giác, thị giác đều được cảm nhận, riêng giác quan thứ 5 là thính giác chưa được cảm nhận nên để giác quan này tham gia vào việc thưởng thức đầy hấp dẫn này thì khi uống âm thanh chạm ly và đồng loạt hô zô zô kích thích thính giác một cách đầy hứng phấn - (sinh_xd)

Từ xưa, để tránh nghi ngờ lẫn nhau trong việc mời đồ uống, người ta trao đổi một ít thức uống cho nhau trước khi dùng, điều này chứng tỏ trong đó không có độc. Sau này trở thành thói quen thôi. - (huchita12)

Tôi nghe nhiều sự lý giải về hiện tượng uống bia hay chạm cốc này,nhưng tôi thích cách giải thích như thế này hơn " Tay cầm bia (xúc giác) - Mũi ngửi được mùa bia ( khứu giác) - Mắt nhìn đc màu sắc bia( thị giác) Miệng nếm đc mùi vị đắng của bia ( vị giác) còn thiếu 1 cái thính giác nữa nên chạm cho tai nó nghe lun cho đủ - (EXciter)

Chạm cốc trước khi uống để kiểm tra cốc ai cũng được rót đầy, còn chạm sau khi uống để chắc chắn ai cũng uống cạn. Điều này cũng bình thường khi chúng ta uống bia to thôi, các bạn đừng nên thêu dệt truyền thuyết này nọ cho phức tạp - (Leo)

Thời xưa trước khi uống rượu người ta thường đổ 1 ít rượu trong ly của mình sang ly của đối phương và 2 người sẽ uống cùng 1 lúc để chứng tỏ không có thuốc độc trong rượu. Và khi một người tin cậy đối phương của mình thì họ sẽ chỉ chạm hoặc cụng ly của mình vào ly của đối phương - (bandoc)

chạm ly cốc khi uống rươụ bắt nguồn từ thời cổ đại trên dãy núi anper quanh năm tuyết phủ là gianh giới giao thoa 2 nước áo và thuỵ sĩ thợ săn thú đêm trên đỉnh anper họ dựng lều đốt lửa nấu ăn sưởi ấm họ mời nhau uống rượi hoặc trà nóng cụng ly cốc để gây tiếng động giữa núi tuyết sua đuổi tà mà và chó sói tăng thêm sự tự tin vào cộng đồng đi săn vì chẳng quen biết nhau đêm trên dãy anper lâu dần thành quen - (ducnghia1964)

khi uống rượu/bia thì khứu giác, thị giác, xúc giác được thưởng thức. vậy cụng li/ cốc để thính giác thưởng thức. - (Phùng Quang Hưng)

Không biết tự bao giờ , nhưng theo tôi đây là một nghi thức khá hay vì những lẽ sau đây :- Thể hiện sự bình đẳng giữa những người cùng uống.- Tạo mối tương giao đối với những người chưa từng quen biết .- Tạo ra không khí vui vẻ , hòa đồng , phấn khích .- Tạo sự liên kết các bạn bè thân hữu trong các bữa tiệc tùng Tất nhiên , tôi chỉ nói đến ý nghĩa tích cực của việc chạm cốc khi uống bia rượu - (Nguyễn Văn Phúc)

Ý kiến của anh Lê Đình Dũng là đúng rồi ạ, mình từng đọc tài liệu cũng nói về điều này. Chạm cốc để thính giác được tham gia vào cuộc vui. - (hungtm3)

Theo mình biết thì do hồi xưa,2 vị vua khi chuẩn bị uống rượu thì họ luôn sợ có chất độc nên họ đã chạm ly nhau và đỗ 1 ít rượu để chứng minh mình không bỏ độc vào. - (quochungsuper)

Thì rượu, bia có nồng độ cồn cao, nên dễ bay hơi, mỗi khi chạm cốc tăng quá trình chuyển động và bốc hơi mạnh hơn. Mặt khác khi chạm cốc là phải hô zô zô...cho cồn trong cơ thể thoát ra ngoài. Vì vậy chạm cốc nhiều là để tránh say và cho những người uống yếu. - (Cúc cu)

Đầu tiên không phải là chạm cốc mà là kề 2 ly gần nhau để rót rượu từ ly này sang ly kia để chứng tỏ với người đối diện là rượu không có độc,sau này do thói quen nên người ta chỉ chạm cốc thôi. - (Trần Hữu Luật)

hì hì ngày xưa các bộ tộc hay đánh nhau. khi gặp mặt uống rượu họ chạm cốc rất mạnh và rượu được tràn sang cốc đối phương. nếu có rượu độc thì cùng tiêu - (longvbard)

Tôi được đọc một quyển sáchnói rằng "ngày xưa các vị vua được khách mời uống rượu thường chạp cốc với khách và nâng ly cao hơn khách ,đồng thời cố ý làm rượu sánh vào cốc của khách . Nếu rượu độc khách sẽ không uống.... Bằng cách đó nhà vua tránh bị hạ độc .Từ đó , thành thói quen và chúng ta bắt chước đến ngày nay.. - (Nguyễn Oông Trường)

Theo tôi, uống rượu chạm cốc cũng giống như gặp nhau bắt tay vậy thôi( thể hiện tình cảm thân thiết - trên bàn nhậu ) - (hongvan)

ngày xưa người ta hay rót ly của mình vào đối phương k phải để chan hòa hay gì đâu. Mà là ý muốn nói trong ly k có thuốc độc, dần dần người ta làm động tác này quá nhanh nên nó bị triệt tiêu luôn - (supermanvungtau)

cùng nâng ly cùng chạm cốc để cùng uống cạn ,chứ nếu ko thì kẽ uống người ko ,sao gọi là công bằng, - (bui ánh chi)

Vui thì mới uống rượi . Chạm cốc thay cho lời nói : ta bắt đầu nhé ! - (thachpnvungtau)

Theo tôi đây là yếu tố tâm lý,hành động chạm cốc hay cụng ly,chính là sự chia sẻ niềm vui hay nổi buồn của những người trong cuộc,từ đó tạo sự gắn kết,đồng cảm với nhau,tạo nên sự "cộng hưởng tâm lý",nếu mọi người cùng đang vui thì sau khi cụng và uống cạn thì càng vui hơn và ngược lại.Một lý do nữa như trong nam sau mỗi lần cụng ly là bắt đầu một lần rót mới thể hiện sự công bằng trong tiệc nhậu,ai cũng uống bằng nhau.Anh Tuấn. - (DAT ANH TUAN)

Theo tìm hiểu của tôi, thì trước khi người ta uống bia thì thường hay chạm cốc với nhau. Do tất cả mội người muốn chứng minh cho mội người thấy trước khi uống mình có bao nhiêu bia, và sau khi uống còn lại bao nhiêu, để trách móc mội người. - (Trần Minh Cường)

theo tôi thấy thì nó bắt nguồn từ loài "Rùa" vì tôi thấy khi 2 con rùa mà thích nhau thì nó thường gõ mai vào nhau nên con người mình bắt chước mà " thích nhau chạm ly vậy đó" - (hungrom1)

Để chứng tỏ cốc có rượu/bia và việc uống là phải thực hiện - (thaoqt.2010)

chạm cốc thật ra nó chỉ mang tính ngoại giao. con người có 5 giác quan gồm: thị giác, thính giác, khướu giác, vị giác và xúc giác. khi chúng ta uống bia hoặc rượu thì tất cả 4 giác quan đều làm việc bình thường: thị giác, khướu giác, vị giác và xúc giác chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận li bia được, duy chỉ có thính giác là không làm việc, do vậy chúng ta chạm li(cốc) là để thính giác (tai) cùng làm việc với 4 giác quan kia. - (kim nam viet)

Con người rất thích bắt chước, thấy cái gì hay hay là làm lại nhiều lần và thành thói quen. Đó là câu giải thích chính xác, đầy đủ, chân lý về con người. Không dài dòng, không suy diễn theo lối viết sách cho dài để kiếm tiền, nghe thì hay như phi lý và quan trọng là phi lý và thiếu thực tế - (Thanh Binh)

nếu nói nghe rượu hát thì cũng đúng ........theo mình khi ta uống rượu :tất nhiên mắt được nhìn ,,mũi được ngửi ,,,miệng được nếm ,,,,tay được cầm ,,,,,,,,,,,còn tai thì chắc chắn phải được thưởng thức bằng cách duy nhất đó là cụng ly - (pham hue)

Bạn Lê Đình Dũng nói đúng, Hồi trước tôi học môn văn hóa học cũng có được nghe thông tin này. - (Hiền)

Chính xác mà nói, phong tục chạm cốc khi uốn rượu xuất phát từ thời Xuân Thu, khi đó 2 vị đế vương mời nhau uống rượu nhưng sợ bị hạ độc nên mới chạm cốc cho rượu 2 ly văng ra trộn vào ly đối phương. sau đó trở thành 1 tập tục chạm ly rượu trong dân gian. - (phuongnam244)

Giai thich cua ban Le Dinh Dung theo toi la hop ly va khoa hoc nhat."Theo một tài liệu tôi đã đọc ( không nhớ tên tài liệu và tác giả ) khi uống rượu ta phải sử dụng 5 giác quan là : ngửi mùi rượu ( khướu giác ), nhìn được rượu ( thị giác ), sờ được rượu ( xúc giác ), nếm được rượu ( vị giác ) và khó nhất là nghe .....được rượu ( thính giác) nên phải chạm cốc để nghe rượu hát." - (Dan Nguyen)

cũng như vỗ tay sau khi phát biểu hoặc ca sĩ hát xong một bài hát thôi bạn, võ tay để khen ngợi và kích lệ. Uống bia cũng vậy, chạm cốc để lấy khí thế nốc ........mới đã chứ. Nếu chạm sau, uống rồi thì say mất đâu có khí thế và đâu cầm ly chạm nổi nữa. - (forexdang)

de tao. ra tieng keu xua duoi ta- ma, sach bao v - (Bui Van Duyen)

Theo phong tục của người La Mã cổ đại, chạm cốc thể hiện trong cốc không có thuốc độc, ý chỉ thể hiện tình bằng hữu ban giao. Sau này việc chạm cốc trở thành một thói quen khi nâng ly để thể hiện tình bằng hữu. - (hongquantl)

Đúng là việc chạm cốc có bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thời Hy lap - La mã , người thắng cuộc được thưởng 1 cái Cúp đựng rượu Vang, và việc đươc chạm vào chiếc Cup đó với người dũng si la 1 vinh dụ , va tục cham côc ra đời . - (Lê Duy Bình)

Tập quán uống rượu chạm cốc có nguồn gốc từ Việt Nam từ những năm gần đây khi "phong trào" nhậu nhẹt xuất hiện.Trong các phim ảnh lịch sử của Châu Âu hay Trung Quốc, người ta chỉ nâng ly rồi sau đó uống chứ đâu có đi đến từng người để cụng ly!!! - (Pdc)

chạm cốc để lấy đà uống - (pham tuan hiep)

Uống rượu bằng chén, uống bia bằng cốc mới đúng chớ. Ai uống rượu bằng cốc mà "Chạm cốc". Check lại các bác nhé - (Pham Hung Cuong)

um theo minh nghi rang cham coc la the cua suc manh va su chac chan ve moi quan he cua nhiu nguoi trong cung mot ban tiet,do cung the hien tinh tham giao ha su hop tac va hon nua la long ton trong gianh cho nhau - (zentashivh2z)

Theo tôi, khi chạm cốc, người ta cảm thấy gần nhau hơn, thân thiện hơn và tiếng kêu phát ra khi chạm cốc cũng làm người ta sảng khoái hơn khi uống - (lamvu0072002)

Uống rượu bia thì có nhiều kiểu và nhiều tâm trạng. Nếu uống trong lúc buồn bã thì người ta thích uống một mình hơn. Còn khi vui vẻ , hay dự một cuộc vui nào đó , người ta chạm cốc chạm ly, hò hét để tăng hưng phấn, như thế sẽ uống được nhiều hơn, còn nếu uống mà không chạm cốc/ ly thì như kiểu kéo pháo mà không được hò vậy. - (nguyenvanvien0308)

Theo ý kiến của bạn Lê Đình Dũng thì tôi cũng đã đọc 1 tài liệu tương tự như thế nhưng thêm là ở Tây ban Nha khi rượu vang nho ra đời người ta thấy rằng rươu rất ngon và màu sắc vàng ánh rất đẹp các giác quan đều cảm giác hưởng thức được; ngửi mùi rượu, nhìn được rượu, sờ được rượu, nếm được rượu, nên cho tại nghe được rượu nên phải chạm cốc để nghe rượu. - (phanhuyluong)

Thói quen này bắt nguồn từ thời Hy Lạp cổ đại. Trong các cuộc đàm phán của những vị lãnh đạo của các quốc gia, trước khi uống rượu họ sẽ nâng cốc lên và rót một ít rượu của mình vào cốc của đối phương để chứng tỏ rằng trong rượu không có độc, mọi người có thể an tâm. Nhưng khi nhìn từ bên ngoài chúng ta chỉ thấy họ như chạm nhẹ cốc vào nhau thôi. Và dần dần thủ tục ấy trở thành thói quen cho đến thời hiện đại ở khắp mọi nơi trên thế giới. - (trinhthaomuoi)

0