Những mơ ước của Giuyn Vecnơ và Oenxo- được thực hiện như thế nào?
Các tàu ngầm ở thời đại chúng ta vẽ một phương diện nào đó không những đuổi kịp mà còn vượt xa chiếc tàu ngầm hoang tưởng «Nautilux» của Giuyn Vecnơ. Mặc dù các tàu ngầm hiện nay có vận tốc chậm hơn hai lần so với tàu «Nautilux»: 24 hải lý so với 50 hải lý (1 hải lý gần bằng 1,8 km/giờ). ...
Các tàu ngầm ở thời đại chúng ta vẽ một phương diện nào đó không những đuổi kịp mà còn vượt xa chiếc tàu ngầm hoang tưởng «Nautilux» của Giuyn Vecnơ. Mặc dù các tàu ngầm hiện nay có vận tốc chậm hơn hai lần so với tàu «Nautilux»: 24 hải lý so với 50 hải lý (1 hải lý gần bằng 1,8 km/giờ).
Hành trình dài nhất của tàu ngầm hiện đại — lặn vòng quanh Trái Đất trong đó thuyền trưởng Nemo đã thực hiện hành trình hai lần dài hơn. Thế nhưng trọng lượng nước chuẩn của «Nautilux» chỉ có 1500 T, đội thủy thủ cả thảy gồm hai đền ba chục người, và tàu có khả năng lặn liên tục dưới nước không quá 48 tiếng đồng hồ. Còn chiếc tàu ngầm «Xurcup» đóng năm 1929 thuộc hạm đội thủy quân Pháp có trọng lượng nước choán là 3200 T, đội thủy thủcó đến 150 người và có khả năng lặn liên tục ở dưới nước đến 120 giờ.
Từ các cảng nước Pháp đến các đảo ở Mađagaxca chiếc tàu này đã có thể lặn một mạch mà không phải ghé vào một bến cảng nào cả. Điều kiện tiện nghi ăn ở trên tàu «Xurcup» cũng không thua kém gì «Nautilux». Lại nữa, tàu «Xurcup» hơn hẳn con tàu của thuyền trưởng Nemo ở chỗ: boong trên của tàu có bố trí sân dùng cho máy bay thám thính loại đậu xuống mặt nước được. Chúng ta còn có thêm nhận xét nữa là Giuyn Vecnơ không trang bị cho tàu «Nautilux» kính tiềm vọng để có thể quan sát chân trời trên biển từ dưới mặt nước.
Chỉ cómỗi một phương diện duy nhất mà các tàu ngầm hiện đại còn lâu mới đuổi kịp chiếc tàu hoang tướng của nhà viết tiểu thuyết người Pháp này: đó là độ sâu của tàu lặn trong nước. Nhưng ở đây cũng cần vạch ra rằng, sự hoang tưởng của Giuyn Vecnơ trong mục này đã vượt quá giới hạn của những điều tương tự với sự thật có thể tin được. Chúng ta đọc ở một đoạn trong tiểu thuyết: «Thuyền trưởng Nemo đã cho tàu lặn đến các độ sâu ba, bôn, năm, bảy, chín và mười ngàn mét dưới mặt nước đại dương». Và có lần «Nautilux» còn lặn đền độ sâu khác thường — 16 ngàn mét! Nhân vật của cuốn tiểu thuyết kế tiếp: «Tôi đã cảm thấy các thanh kẹp vỏsắt thành tàu rung lên như thế nào, các thanh chống của con tàu bị uốn cong như thế nào, các cửa số bên trong bị áp suất đẩy vào như thế nào. Nếu như con tàu của chúng tôi không có kết câu bền vững của một vật thể đúc đặc thì trong chớp nhoáng đã bị bẹp dí như cái bánh giầy rồi».
Sự lo sự đó hoàn toàn chính đáng, bởi vì ởđộ sâu 16 km (nếu ở đại dương có nơi sâu như thế!) thì áp suất nước phải đạt đến:
16000: 10 = 1600 kG/cm2, hay là 1600 atmôtphe; áp suất này không làm cho thép vụn ra, nhưng chắc chắn sẽ làm bẹp dí kết cấu của con tàu. Thế nhưng ngành hải dương học cho rằng không có độ sâu như vậy. Những sự phóng đại về chiều sâu của đại dương ở thời kỳ Giuyn Vecnơ được giải thích là vì các phương pháp đo độ sâu lúc bấy giờ chưa được hoàn thiện. Thời bấy giờ dây
Thiết bị hình cầu bằng thép «quả cầu đo sâu» để thả xuống các lớp nước sâu trong đại đương.
dùng để thả đo độ sâu ở biển không phải dây thép, mà là dây chão gai; dây đo độ sâu như vậy thì thả xuống càng sâu sẽ bị nước cản trở càng nhiều; đến một độ sâu khá lớn, sức cản của nước tăng lên đến mức, dù có lơi ra dây đo cũng không thõng xuống được nữa: dây chão gai rồi bơi lại một chỗ và tạo nên cái ấn tượng của độ sâu rất lớn.
Tàu ngầm & thời đại chúng ta có khảnăng chịu dược áp suất đến 25 atmôtphe; điều đó xác định dược độ sâu nó có thể lặn xuống là 250 m. Thiết bị đặc biệt gọi là «quả cầu đo sâu» dùng để nghiên cứu khu hệ động vật ở các vực thẳm đại dương[1], đã đạt đến độ sâu lớn hơn nhiều. Thiết bị này không giống tàu «Nautilux» của Giuyn Vecnơ, mà giống một thiết bị viễn tưởng khác — quả cầu thả sâu dưới nước của nhà viết tiểu thuyết Oenxơ về câu chuyện lặn xuống đến đáy biển sâu 9 km trong quả cầu có vó dày bằng thép; quả cầu thả xuống không có cáp buộc theo nhưng có tải trọng tháo được; sau khi xuống đến đáy đại dương, tải trọng được tháo gỡ hết ở đây và quả cầu nhanh chóng ngoi lên mặt nước.
Trong quả cầu đo sâu, các nhà khoa học đã lặn đến độ sâu 900 m. Quả cầu có cáp buộc được thả xuống biển từ tàu thủy và những người trong quả cầu luôn luôn giữ vững liên lạc với con tàu.
[1]Năm 1934, Viliam Bi trong thiết bị này đã lặn xuống đến độ sâu 923 m. Vỏcủa quảcầu dày 4 cm, đường kinh 1,5 m, nặng 2,5 T.