Các chú kiến lôi mồi đi như thế nào?
Chúng ta vừa mới chứng kiến cái quy tắc thông thường của Krưlôv: «Không có sự nhất trí thì công việc chẳng bao giờ trôi chảy» — không phải bao giờ cũng ứng dụng được trong cơ học. Các lực có thể không cùng hướng về một phía, và mặc dù như vậy, vẫn cho kết quả nhất định. Không mấy ai biết ...
Chúng ta vừa mới chứng kiến cái quy tắc thông thường của Krưlôv: «Không có sự nhất trí thì công việc chẳng bao giờ trôi chảy» — không phải bao giờ cũng ứng dụng được trong cơ học. Các lực có thể không cùng hướng về một phía, và mặc dù như vậy, vẫn cho kết quả nhất định.
Không mấy ai biết đến những người lao động quên mình — những chú kiến mà Krưlôv đã nhân cách hóa và ca ngợi như những người làm việc gương mẫu, chúng cùng nhau lao động theo một phương pháp rất buồn cười. Nhưng nói chung, công việc của chúng đều trôi chảy, mà đây cũng là nhờ các định luật tổng hợp các lực. Khi chăm chú theo dõi các chú kiến làm việc, các bạn khẳng định được ngay rằng, sự cộng tác khôn khéo của chúng — đó chỉ là bềngoài. Sự thật, mỗi chú kiến làm việc chỉ để cho mình, hoàn toàn không hềnghĩa gì đền việc giúp đỡ cho các chú kiến khác!
Nhà động vật học E. Elatrich trong cuốn «Bản năng» đã viết về lao động của các chú kiến như sau:
«Nếu như có hàng chục chú kiến cùng lôi một cái mồi lớn ởmột nơi bằng phẳng, thì tất cả đều làm việc như nhau và bềngoài trông có vẻ rất hợp tác. Nhưng nếu cái mồi là một con sâu chẳng hạn, đang bị vướng vào cọng cỏ hay viên đá, cứ tiếp tục lôi thì không được mà phải lôi vòng đểtránh vật cản. Thì ở đây đểlộ rõ rằng, mỗi chú kiến chỉlôi theo cách của mình, cốgắng vượt qua chướng ngại mà không hợp tác với một chú kiến nào khác trong đàn và
Các chú kiến kéo lê con sâu như thế nào?
Các chú kiến lôi mồi đi như thế nào?
Một chú kiến lôi sang phải, chú kiến khác kéo sang trái; một chú kiến đẩy về phía trước, chú kiến khác lại lôi ngược về phía sau. Lăng xăng hết chỗ này đến chỗ nọ để víu lấy con sâu, mỗi chú kiến kéo hay đấy chí theo cách riêng của mình. Khi xảy ra trường hợp, vẽ một phía có bốn chú kiến lôi con sâu đi, nhưng về phía khác lại có đến sáu chú kiến kéo ngược lại, thì cuối cùng con sâu sẽ bị lôi về phía sáu chú kiến này, mặc dù phía phản tác dụng có đến bốn chú kiến».
Chúng tôi xin nêu thêm một thí dụ có tính thuyết phục khác nữa (lấy ở một nhà nghiên cứu khác) minh họa một cách trực quan sự hợp tác tưởng tượng đó ở các chú kiến. Hình dưới là miếng phomat hình chữ nhật bị hai mươi lăm chú kiến lôi đi. Miếng phomat xê dịch chậm chạp về phía ổ kiến được chỉ theo mũi tên A khiến ta có thể nghĩ rằng: hàng kiến phía trước kéo miếng phomat về phía mình, hàng
Các chú kiến kéo lê miếng phomat về tổ theo hướng mũi tên A, như thế nào?
Kiến phía sau đáy miếng phomat về phía trước, còn các chú kiến ởhàng bên hông thì giúp đỡ các hàng kiến kia. Thếnhưng không phải như vậy, điều đó có thể khẳng định một cách dễ dàng: lấy cái que tách hàng kiến phía sau ra, — miếng phomat dịch chuyển nhanh hẳn lên! Rõ ràng là mười một chú kiến này đã kéo miếng phomat về đằng sau, chứ không phải đẩy về phía trước như ta tưởng, mỗi chú kiến đều cốgắng quay miếng mồi để đi giật lùi mà lôi về tổ. Nghĩa là các chú kiến hàng sau không những không giúp đỡ các chú kiến hàng trước mà còn cốtình cản trở, hủy hoại sức lực của chúng. Đểcó thể kéo lê miếng phomat thì chỉ cần bốn chú kiến là đủ, nhưng vì thiếu phối hợp hành động nên đã phải dùng đến hăm lăm chú kiến.
Các đặc điểm về hành động phối hợp này của các chú kiến từ lâu đã được Mac Toainơ để ý đến. Khi kể về cuộc gặp gỡ của hai chú kiến, mà một trong hai chú kiến đó đã tìm được cái chân của con châu châu, ông viết:
«Chúng nó ngoạm vào hai đầu của cái chân và kéo cật lực về hai phía ngược nhau, cả hai đều cảm thấy trục trặc nhưng không hiểu vì sao! Chúng bắt đầu cãi vã nhau đến đánh lộn nhau... Lại hòa giải thân thiện, rồi lại lặp lại cái công việc vô bổ này, thêm vào đó, chú kiến bị thương trong đâu đá chí tổ làm trở ngại thêm mà thôi. Khi chú kiến cònkhỏe cốgắng hết sức để kéo mồi, chú ta kéo luôn cả người bạn bị thương, mà đáng lẽ nên nhảmiếng mồi ra thì người bạn này lại ngoạm chặt hơn và treo mình theo miếng mồi»!
Vừa đùa, Mac Toainơ đưa ra một nhận xét hoàn toàn đúng đắn: «bảo chú kiến làm việc giỏi chỉ khi nào theo dõi nó là một nhà vạn vật học không có kinh nghiệm, mới rút ra những kết luận không chính xác đó».