04/06/2018, 17:34

Những kỹ năng căn bản cần biết trong đàm phán thương mại.

Bạn phải gặp gỡ đối tác, phải tham gia kí kết hợp đồng, bạn tham gia vào cuộc đàm phàn hay thương lượng nào chưa? Để có được mục tiêu của cuộc thương lượng, đàm phán với khách hàng, ngoài mối quan hệ hớp tác tốt, các sản phẩm thương mại tốt, kỹ năng của người đàm phán cũng hết sức quan ...

Bạn phải gặp gỡ đối tác,  phải tham gia kí kết hợp đồng, bạn tham gia vào cuộc đàm phàn hay thương lượng nào chưa?  Để có được mục tiêu của cuộc thương lượng, đàm phán với khách hàng, ngoài mối quan hệ hớp tác tốt, các sản phẩm thương mại tốt, kỹ năng của người đàm phán cũng hết sức quan trong.

Hướng dẫn một vài kỹ thuật căn bản cần biết trong đàm phán thương mại.

những kỹ năng cơ bản trong đàm phán thương mại

1. Kỹ năng lắng nghe và im lặng trong đàm phán thương mại.

  • Đây là một kỹ năng quan trọng, lắng nghe và im lặng trong đàm phán giúp bạn thu thập thông tin, đồng thời thể hiện sự tôn trọng đối tác của bạn.
  • Đó cũng là lúc bạn cân nhắc, phát hiện các điểm then chốt, sự tương đồng hay khác biệt, những sơ hở, thiếu nhất quán và sự chân thành của đối tượng trên bàn đàm phán.
  • Sự im lặng để thu hút sự chú ý của đối tượng, là một trong những vũ khí có sức thuyết phục sắc bén, buộc đối tượng phải nói.
  • Mặc dù trong quá trình đàm phán, im lặng và lắng nghe rất quan trọng nhưng phải có ngôn ngữ, cử chỉ đúng đắn, thái độ tôn trọng và đúng lúc, đúng thời điểm.

2. Kỹ năng đặt câu hỏi.

  • Đây là một kỹ năng giúp bạn khai thác được nhiều thông tin bạn quan tâm về phía đối tác, đối tượng đàm phán.
  • Bạn hãy đặt câu hỏi mở, chú ý tới ngữ điệu, thái độ thật mềm mỏng và tôn trọng.
  • Với các vấn đề phức tạp, khó moi móc, bạn hãy liên tiếp đặt một loạt các câu hỏi mềm mỏng, dễ trước, khó sau, câu hỏi chính sau.
  • Trong những câu hỏi quan trọng mà đối phương lờ đi, bạn hãy đeo bám tời cùng cho tới khi có được câu trả lời.

những kỹ năng cơ bản trong đàm phán thương mại

3. Kỹ năng trả lời câu hỏi từ phía đối phương.

  • Kỹ năng này cho phép bạn tạo ấn tượng và sự tin tưởng từ phía đối tác.
  • Chọn lựa câu trả lời có lợi cho mình, không nhất thiết là phải đặc sắc.
  • Hãy dự tính một số câu trả lời của đối phương để chuẩn bị sẵn câu trả lời thật không khéo.
  • Tuyệt đối không trả lời nếu chưa hiểu câu hỏi, hãy hỏi lại cho rõ ràng.
  • Chỉ trả lời một phần của câu hỏi.
  • Tảng lờ những câu hỏi không nên trả lời thật hay những câu hỏi khó.
  • Hoãn trả lời với lý do chưa đủ tài liệu, thông tin hay không nhớ.
  • Trả lời câu hỏi nhưng không mang thông tin gì.

Trên đây là một vài kỹ năng căn bản đàm phán thương mại bạn nên quan tâm và tìm hiểu, kỹ năng đàm phán tốt sẽ giúp bạn được những mục đích như mong đợi


0