24/05/2018, 22:00

Những hạn chế của tự do hóa lãi suất đối với các nước đang phát triển

Tự do hoá lãi suất là mục tiêu của chính sách tiền tệ, song với các quốc gia đang phát triển việc ngay lập tức từ thái cực này - kiềm chế sang thái cực khác - tự do là một việc làm không khả thi. Tự do hoá lãi suất cần có một trình tự bước đi hợp lý , nếu ...

Tự do hoá lãi suất là mục tiêu của chính sách tiền tệ, song với các quốc gia đang phát triển việc ngay lập tức từ thái cực này - kiềm chế sang thái cực khác - tự do là một việc làm không khả thi. Tự do hoá lãi suất cần có một trình tự bước đi hợp lý , nếu không sẽ gây ra những đổ vỡ to lớn cho nền kinh tế.

Nguyên nhân của việc cần có một bước trung gian là:

- Thứ nhất, những thuận lợi do tự do hoá lãi suất mang lại là rất cơ bản , nhưng cũng tồn tại những trường hợp mà ở đó tự do hoá lãi suất không được thực hiện tốt vai trò của mình, như:

+ Các nước đang phát triển luôn phải đối mặt với hệ thống tài chính còn kém phát triển và tình trạng thiếu thông tin về thị trường tài chính , các sản phẩm tài chính. Do đó để tự do hoá lãi suất làm tròn chức năng của mình thì thị trường tài chính cần được củng cố và phát triển. Hơn nữa trong nền kinh tế, thị trường tín dụng không phải lúc nào cũng đủ nhanh để điều chỉnh cân bằng cung cầu thị trường khi điều kiện thay đổi, và tình trạng mất cân bằng vẫn là phổ biến của các nên kinh tế đang phát triển.

+ Tự do hoá lãi suất sẽ kém hiệu quả nếu áp đặt vào hệ thống tài chính quá nhiều các mục tiêu quốc gia. ở các nước đang phát triển những chính sách ưu đãi và tạo điều kiện lại luôn cần phải.

- Thứ hai, các công cụ kiểm soát tiền tệ gián tiếp như lãi suất tái triết khấu còn chưa có để thay thế cho vai trò cuả lãi suất trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Do đó, công cụ kiểm soát lãi suất vẫn được coi là một công cụ duy nhất và khả thi để thực hiện chính sách tiền tệ.

- Thứ ba, các nước đang phát triển có nền tảng kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc đủ để chịu những áp lực của việc tự do hoá lãi suất hoàn toàn: chúng có thể làm mất ổn định vĩ mô qua việc tăng lạm phát, nợ nước ngoài và làm suy giảm tăng trưởng kinh tế.

0