24/05/2018, 21:59

Định hướng đổi mới

1. Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học. Giáo dục HS thành những người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề. 2. Không phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống nhưng phải sử ...

1. Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học. Giáo dục HS thành những người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và năng lực giải quyết vấn đề.

2. Không phủ nhận các phương pháp dạy học truyền thống nhưng phải sử dụng chúng theo tinh thần mới bằng cách luôn kích thích vai trò chủ động nhận thức của HS.

3. Bổ sung các phương pháp dạy học mới như: thảo luận, điều tra, đóng vai, truyền đạt

4. Đổi mới phương tiện dạy học. Tận dụng không gian trong lớp học để xây dựng góc bộ môn để trưng bày các đồ dùng dạy học, các sản phẩm học tập của học sinh.

5. Đổi mới kiểm tra và đánh giá trong các môn về tự nhiên và xã hội. Đánh giá coi trọng thái độ và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế.

PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT LÀ GÌ?

  • Quan sát là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cho học sinh sử dụng thị giác kết hợp với các giác quan khác để tiếp nhận thông tin.

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

Cơ sở khoa học: Thị giác là giác quan có nhiều tế bào thần kinh nhất, hoạt động quan sát là nguồn gốc và phương tiện nhận thức và phát triển trí tuệ.

Quan sát là phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của học sinh tiểu học, nhất là học sinh ở giai đoạn I.

Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn Tự nhiên và Xã hội.

TÌNH HUỐNG

Vì sao có thể nói:

1. Quan sát là phương pháp dạy học phù hợp với trình độ phát triển tâm sinh lí của học sinh tiểu học nhất là học sinh ở giai đoạn I?

Học sinh tiểu học nhất là ở giai đoạn I (từ lớp 1 đến lớp 3) có đặc điểm là khả năng tư duy cụ thể chiếm ưu thế còn khả năng tư duy trừu tượng thì còn kém phát triển. Khi tư duy các em phải dựa vào những hình ảnh cụ thể.

2.Quan sát là phương pháp dạy học đặc trưng của môn học Tự nhiên và Xã hội?

Vì đối tượng học tập của môn học chính là các sự vật, hiện tượng cụ thể, gần gũi, học sinh có thể tri giác được, thậm chí, tri giác một cách trực tiếp.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT

A - Học sinh phải biết rõ mục đích quan sátB - Học sinh phải được quan sát một cách trực tiếp

C - Quan sát phải có kế hoạch D - Học sinh phải được tự rút ra kết luận

Câu hỏi

Trong các yêu cầu trên, yêu cầu nào đặc biệt liên quan đến việc đổi mới phương pháp dạy học này theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh?   

A
B
C
D

Sai

Sai

Sai

Chính xác!

PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP

PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP LÀ GÌ?

  • Hỏi đáp là phương pháp dạy học khi giáo viên tổ chức cuộc đối thoại giữa giáo viên và học sinh giúp HS tự rút ra kết luận khoa học.

VAI TRÒ CỦA PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP

  • Công cụ tốt nhất để giúp dẫn dắt học sinh tự rút ra kết luận.
  • Được phối hợp sử dụng với hầu hết các phương pháp dạy học khác.
  • Không chỉ giúp học sinh thu nhận kiến thức, mà còn giúp cho giáo viên đánh giá kết quả thu nhận kiến thức và năng lực nhận thức ở học sinh. Từ đó giáo viên có thể tự điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP HỎI ĐÁP

  • Sử dụng đa• dạng cách hỏi đáp: khuyến khích học sinh hỏi lẫn nhau, nêu câu hỏi thắc mắc với chính giáo viên (GV->HS; HS ->HS;HS -> GV)
  • Bình tĩnh đối xử với những ý kiến khác thậm chí cả những ý kiến hoàn toàn trái ngược với ý kiến của bản thân.
  • Câu hỏi phải được chuẩn bị theo một trình tự lô gích.
  • Câu hỏi phải kích thích suy nghĩ và trả lời trên những tri thức đã có của các em.

THỰC HÀNH

1. Hãy lựa chọn một bài bất kì trong sách viên các môn học về tự nhiên và xã hội và chỉ ra tần xuất sử dụng phương pháp hỏi đáp và các phương pháp dạy học được phối hợp với phương pháp dạy học này.

2. Hãy xây dựng một hệ thống câu hỏi nhằm dẫn dắt học sinh tự rút ra kiến thức ở một bài học nào đó trong các môn về tự nhiên và xã hội.

PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Nước có hình dạng nhất định không?

Phương pháp thí nghiệm là gì?

Là phương pháp dạy học khi giáo viên hoặc học sinh sử dụng các dụng cụ thí nghiệm để tái tạo lại hiện tượng đ㠕 xảy ra trong thực tế và rút ra những kết luận khoa học.

Phương pháp thí nghiệm có vai trò gì?

  • Tạo niềm tin vào khoa học.
  • Nâng cao tính tự lực và khả năng tư duy khoa học khi tiếp xúc với các hiện tượng thực tế.
  • Làm quen và hình thành ở học sinh kĩ năng sử dụng các dụng cụ thí nghiệm.

YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

Vừa sức :

  • Thí nghiệm phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, liên quan đến những nội dung kiến thức được quy định trong chương trình học tập.

Rõ ràng:

  • Các dụng cụ và các chất tham gia thí nghiệm phải đủ lớn, đủ lượng để học sinh có thể thấy rõ diễn biến của thí nghiệm.

Truyền cảm và thuyết phục:

  • Học sinh phải thấy rõ mục đích thí nghiệm và các bước tiến hành, các suy lý dẫn tới kết luận phải chặt chẽ, lô gich, khêu gợi lòng ham mê khoa học.

An toàn:

  • Thí nghiệm phải đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Thí nghiệm phải là phương tiện để học sinh tự khám phá ra kiến thức:

  • Cần phải tăng cường sử dụng thí nghiệm như một phương tiện để học sinh tự khám phá ra kiến thức mới chứ không đơn thuần chỉ là phương tiện minh họa cho kiến thức đã cho sẵn.

Phương án nào?

Trong các yêu cầu đối với phương pháp thí nghiệm nêu trên, yêu cầu nào đặc biệt liên quan đến việc đổi mới phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh?

  

Vừa sức
Rõ ràng
Thuyết phục và truyền cảm
An toàn
Phương tiện để khám phá kiến thức

Chưa đúng

Chưa đúng

Chưa đúng

Chưa đúng

Chính xác!

THỰC HÀNH

Hãy lập kế hoạch một trích đoạn bài học sử dụng phương pháp thí nghiệm như một phương tiện để giúp học sinh tự khám phá ra kiến thức mới.

PHƯƠNG PHÁP KỂ CHUYỆN

Phương pháp kể chuyện là gì?

Kể chuyện là dùng lời nói trình bày một cách sinh động và truyền cảm đến người nghe về một nhân vật, một sự kiện lịch sử, một phát minh khoa học, một vùng đất xa lạ vv... để hình thành những biểu tượng, khái niệm với một niềm tin sâu sắc.

Yêu cầu đối với kể chuyện

Người kể chuyện phải có khả năng trình bày câu chuyện một cách sinh động và truyền cảm. Tức là:

  • Giọng nói phải hấp dẫn, lôi cuốn, có ngữ điệu to, nhỏ, cao, thấp phù hợp với nội dung, tình tiết, sự kiện hoặc nhân vật của câu chuyện.
  • Sử dụng từ ngữ giầu hình ảnh, giầu âm thanh... phù hợp với thời gian xảy ra câu chuyện.
  • Điệu bộ cử chỉ phù hợp, tự nhiên, không cường điệu.
  • Thời gian kể chuyện trên một tiết học không nên kéo dài quá 20 phút.

Để có thể kể chuyện một cách sinh động và truyền cảm cần:

1. Biết rõ xuất sứ, nội dung, thời gian và không gian xảy ra câu chuyện

2. Nắm vững cốt truyện

3. Dự kiến cách diễn đạt về giọng nói, ngữ điệu, điệu bộ, cử chỉ ...

TÌNH HUỐNG

1. Phương pháp kể chuyện có những ưu và hạn chế gì?

Ưu điểm:

  • Gây hứng thú học tập cho học sinh
  • Trong thời lượng ngắn có thể cung cấp cho toàn bộ học sinh của lớp học một lượng thông tin lớn.

Hạn chế:

  • Học sinh tiếp thu một cách thụ động vì vậy khó nắm vững và nhớ lâu câu chuyện.

2. Làm thế nào đề khắc phục nhược điểm của phương pháp kể chuyện?

Cần phải sử dụng phối hợp phương pháp kể chuyện với nhiều phương pháp dạy học khác như: thảo luận, điều tra, giải quyết vấn đề, hỏi đáp, quan sát ....

3.Phương pháp kể chuyện thường xuyên được sử dụng ở phân môn nào?

Phân môn Lịch sử

4. Làm thế nào để phát huy tính tích cực học tập của học sinh khi sử dụng phương pháp kể chuyện?

Cần phải sử dụng phối hợp phương pháp kể chuyện với nhiều phương pháp dạy học khác như: thảo luận, điều tra, giải quyết vấn đề, hỏi đáp, quan sát ....để không chỉ tác động đến thích giác mà còn huy động cả các giác quan khác của học sinh, kích thích học sinh phải động não tư duy và thậm chí tham gia hoạt động trong quá trình tiếp thu câu chuyện.

0