24/05/2018, 21:44

Nhóm ngôn ngữ gốc Celt

(hay nhóm ngôn ngữ gốc Xen-tơ) là một nhóm ngôn ngữ nhỏ, bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ, của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhóm này tập trung tại đảo Anh và đảo Ireland, có điển hình là tiếng Gaeilge (hay tiếng Gaelic tại Ireland) và tiếng Gaelic tại Scotland. Các ...

(hay nhóm ngôn ngữ gốc Xen-tơ) là một nhóm ngôn ngữ nhỏ, bao gồm vào khoảng 10 ngôn ngữ, của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nhóm này tập trung tại đảo Anh và đảo Ireland, có điển hình là tiếng Gaeilge (hay tiếng Gaelic tại Ireland) và tiếng Gaelic tại Scotland. Các nhà ngôn ngữ học chia nhóm này ra làm 4 nhánh: Nhánh Gaul, Nhánh Celtiberia, Nhánh Brythoni và Nhánh Goideli.

  1. Nhánh Gaul bao gồm nhiều ngôn ngữ một thời được dùng khắp Âu Châu nhưng nay đã hoàn toàn mai một như tiếng Gaul dùng tại Pháp và tiếng Nori dùng tại miền nam của Đức và Áo trước khi các xứ này bị xát nhập vào Đế quốc La Mã, tiếng Galatia dùng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong thời thượng cổ và tiếng Lepoti dùng tại miền bắc của Ý trước khi bị thay thế bằng tiếng Latin.
  2. Nhánh Celtiberia bao gồm 2, 3 ngôn ngữ gốc Celt dùng tại miền bắc của Tây Ban Nha trước khi bị xát nhập vào Đế quốc La Mã.
  3. Nhánh Brythoni bao gồm tiếng của xứ Wales, tiếng của các vùng Cornwall và Crumbia tại Anh, vùng Bretagne tại miền bắc của Pháp. Các tiếng này đang đi đến tình trạng gần mai một vì số người dùng còn quá ít.
  4. Nhánh Goideli là nhánh điển hình nhất trong nhóm với tiếng Gaelic (hay tiếng Gaelic tại Ireland; Hán-Việt: tiếng Ái Nhĩ Lan), tiếng Gaelic tại Scotland và tiếng Manx tại Đảo Man (còn gọi là tiếng Gaelic tại Man).

Một số nhà ngôn ngữ học xếp hai nhánh Gaul, Brythoni vào Nhóm P-Celt và hai nhánh Celtiberia, Goideli vào Nhóm Q-Celt. Một số khác dùng sự phân bổ địa lý để xếp hai nhánh Gaul, Celtiberia vào Nhóm Lục địa – vì chúng nằm trong lục địa của Âu Châu – và hai nhánh Brythoni, Goideli vào Nhóm Biệt lập – vì chúng phát triển biệt lập trên các đảo

0