MIB (Management Information Base)
MIB là sự định nghĩa chính xác các thông tin truy nhập được thông qua nghi thức quản lý mạng. Trong RFC 1052, IAB đã khuyến cáo cần tiên cao cho việc xác định một MIB mở rộng dùng cho cả nghi thức SNMP và CMIS/CMIP mặc dù việc tạo một MIB như ...
MIB là sự định nghĩa chính xác các thông tin truy nhập được thông qua nghi thức quản lý mạng. Trong RFC 1052, IAB đã khuyến cáo cần tiên cao cho việc xác định một MIB mở rộng dùng cho cả nghi thức SNMP và CMIS/CMIP mặc dù việc tạo một MIB như vậy không khả thi.
MIB định nghĩa những thông tin quản trị sẵn có trong các thiết bị mạng theo một cấu trúc phân cấp. Mỗi thiết bị muốn được xem xét trong công việc quản trị mạng phải sử dụng và cung cấp được những thông tin được MIB định dạng theo một tiêu chuẩn chung.
RFC 1065 miêu tả cú pháp và kiểu của thông tin có sẵn trong MIB để quản lý các mạng TCP/IP gọi là SMI (viết tắt từ Structure and Identification of management information for TCP/IP base Internets). Chính RFC 1065 đã định nghĩa các quy tắc đơn giản để đặt tên và tạo các kiểu thông tin. Ví dụ Gauge được định nghĩa như một số nguyên có thể tăng hoặc giảm hay Time Ticks là bộ đếm theo đơn vị 1/100 giây. Sau này RFC 1065 được IAB chấp nhận như một tiêu chuẩn đầy đủ trong RFC 1155.
Sử dụng qui tắc SMI, RFC 1066 đã đưa ra version đầu của MIB cho việc sử dụng bộ nghi thức TCP/IP. Chuẩn này đã được biết đến như là MIB - I, nó giải thích và định nghĩa một cách chính xác những thông tin cơ sở cần thiết cho điều khiển và giám sát mạngTCP/IP.
RFC 1066 được chấp nhận bởi IAB như là một tiêu chuẩn đầy đủ trong RFC 1156.
RFC 1158 đã đề nghị một version thứ hai cho MIB, MIB - II được sử dụng cùng với nghi thức tiếp theo của TCP/IP. Đề nghị này đã được chính thức hóa như là tiêu chuẩn và đã được phê duyệt bởi IAB trong RFC 1213. MIB II đã mở rộng thông tin cơ sở đã được định nghĩa trong MIB - I.
Để dễ dàng chuyển dịch thành các version thương mại RFC-1156 cho phép các nhà phát triển mở rộng MIB. Vi dụ một công ty muốn tạo ra một đối tượng gọi là “sử dụng CPU” của một cầu Ethernet sẵn có mà MIB II chưa sẵn có. MIB II cho phép tạo thêm những đối tượng mới như vậy theo chuẩn SMI nói trên.
Các nhà nghiên cứu quản trị mạng cũng nghiên cứu các MIB không phụ thuộc vào môi trường TCP/IP. Mỗi MIB như vậy có thể tập trung vào một môi trường cụ thể và các thiết bị cụ thể. Chẳng hạn MIB cho Token Ring theo tiêu chuẩn IEEE 802.5 cho trong RFC 1231, RMON (Remote Network Monitoring MIB) cho trong RFC 1271, FDDI Interface cho trong RFC 1285...
ASN. 1 Syntax :
Một tập con các kí pháp cú pháp rút gọn của ISO (Abstract Syntax Notation one viết tắt là ISO ASN.1) đã định nghĩa cú pháp cho MIB. Mỗi MIB sử dụng cấu trúc cây được định nghĩa trong ASN.1 để tạo nên tất cả các thông tin sẵn có. Mỗi mẩu thông tin trong cây là một nút có nhãn (Labeled node). Mỗi nút có nhãn gồm:
- Tên đối tượng (Object Identifier - OID).
- Một mô tả ngắn dưới dạng văn bản.
Ổ đây OID là một dãy số nguyên được tách ra bởi các dấu chấm chỉ tên nút đó và biểu thị chính xác nhánh của cây ASN.1.
Một nút có nhãn có thể có các cây con chứa đựng các nút có nhãn khác hoặc là một nút lá (leaf node) không có cây con. Mỗi nút là chứa đựng một giá trị và được hiểu là một đối tượng. Hình vẽ sau là một cây MIB định nghĩa theo kiểu ASN.1
Một ví dụ của cây ASN.1
Theo hình vẽ này thì đối tượng A1 sẽ có OID là 1.2.1.1
Các nhánh của cây MIB :
Cây MIB nói ở đây hiểu như một sự phân nhánh các dạng thông tin cơ bản trong quản trị mạng. Nó cũng liên quan đến các tổ chức nghiên cứu chuẩn hoá các thông tin quản trị mạng.
Nút gốc của cây MIB không có tên nhưng có 3 cây con như sau:
+ CCITT(0), được quản trị bởi CCITT (International Telephone and Telegraph Consultative Committee).
+ ISO(1), được quản trị bởi ISO.
+ Joint-CCITT - ISO(2), được quản trị bởi ISO và CCITT.
Dưới nút ISO (1) có một số cây con, trong đó có cả cây con mà ISO đã xác định cho các tổ chức khác gọi là org (3). Dưới tổ chức org(3) cây con, một nút đặc biệt được Bộ Quốc Phòng Mỹ sử dụng (United States Department of Defence - DOD) ký hiêụ là dod(6). Tất cả các thông tin được thu thập từ các thiết bị qua các nghi thức kiểu DOD ví dụ như TCP/IP có trong cây con đó mà OID của nó là 1.3.6.1.
Các OID này chính là Internet. Nguyên bản chuẩn cho ID này là {ISO org (3)dod (6) 1}.
Cây ASN.1 được dùng cho quản lý mạng.
Có 4 cây con được định nghĩa dưới OIDInternet như sau :
- Directory (1)
- Mgmt (2)
- Experimental (3)
- Private (4)
Cây con Directory (1) : Hiện tại cây con Directory (1) là được dành cho tương lai. Cây con này sẽ chứa các thông tin về dịch vụ thư mục OSI (X. 500).
- Cây con Mgmt (2) : Cây con Mgmt (2) là được dành cho thông tin quản lý theo nghi thức DOD. Tại thời điểm làm việc này, các đối tượng trong cây con hầu hết được sử dụng rộng rãi. MIB - I (RFC 1156) mới được đặt trong OID 1.3.6.1.2.1.
Dưới cây con Mgmt (2) là các đối tượng được sử dụng để lấy các thông tin cụ thể từ các thiết bị mạng. Các đối tượng đó được phân rã thành 11 loại như trong bảng dưới đây.
11 LOẠI CÂY CON MGMT(2) | LOẠI THÔNG TIN TRONG CÂY |
System (1) | Hệ điều hành mạng |
Interfaces(2) | Đặc tả giao tiếp mạng |
Address tranlation(3) | Ánh xạ địa chỉ |
IP(4) | Đặc tả nghi thức Internet |
ICMP(5) | Đặc tả nghi thức điều khiển thông báo liên mạng |
Tcp(6) | Đặc tả nghi thức truyền |
UDP(7) | Đặc tả nghi thức Datagram cho người dùng |
EGP(8) | Đặc tả nghi thức cổng ngoài |
CMOT(9) | Dịch vụ thông tin quản lý chung |
Tranmission(10) | Đặc tả Nghi thức truyền |
SNMP(11) | Đặc tả nghi thức quản lý mạng đơn giản |
-Cây con Experimental (3):
Các nghi thức thử nghiệm đặt trong cây con Experimental
- Cây con Private (4)
Cây con Private (4) là được dùng để định nghĩa các đối tượng cụ thể riêng biệt