25/05/2018, 09:32

Nhiệm vụ thiết kế, lựa chọn và hoàn thiện lưới mẫu

Trong thực tế có hai nhiệm thiết kế lưới kéo: - Thiết kế lưới kéo để bắt một loại cá nào đó, rồi sau đó chọn một loại tàu phù hợp với lưới thiết kế. - Thiết kế lưới kéo cho một loài cá xác định và cho một loại tàu được cho ...

Trong thực tế có hai nhiệm thiết kế lưới kéo:

- Thiết kế lưới kéo để bắt một loại cá nào đó, rồi sau đó chọn một loại tàu phù hợp với lưới thiết kế.

- Thiết kế lưới kéo cho một loài cá xác định và cho một loại tàu được cho trước.

Trong hai nhiệm vụ trên thì nhiệm vụ đầu là tốt, nhưng do ta chưa nắm vững đặc tính sinh học của cá nên khi thiết kế có gặp khó khăn. Hơn nữa, tàu thì rất đắc tiền nên cũng khó cho việc chọn loại tàu phù hợp với lưới thiết kế cho một đối tượng đánh bắt. Do vậy, hiện nay ít được áp dụng. Chủ yếu là người ta chọn loại hình thứ hai.

Theo phương pháp thiết kế đồng dạng của Fritman thì sau khi ta xác định được hai thông số tỉ lệ đồng dạng về kích thước CL và tỉ lệ về lực CR thì hoàn toàn có thể tính được tất cả các thông số khác.

Khi đó kích thước của lưới thiết kế sẽ được tính theo:

Ltk=SL.LM size 12{L rSub { size 8{ ital "tk"} } =S rSub { size 8{L} } "." L rSub { size 8{M} } } {} (6.1)

ở đây: LtkLM, tương ứng, là chiều dài của lưới thiết kế và chiều dài của lưới mẫu.

Những lực cần thiết cho lưới thiết kế cũng được tính theo công thức tổng quát sau:

MRtk=SR.Ralignl size 12{R rSub { size 8{ ital "tk"} } =S rSub { size 8{R} } "." Ralignl { stack { rSub { size 8{M} {} # } rSub { {} # } } } {} (6.2)

ở đây: RtkRM, tương ứng, là lực của lưới thiết kế và của lưới mẫu.

Vấn đề là làm sao phải tính được SLSR để từ đó bắt đầu tính các thông số khác.

Việc lựa chọn và hoàn thiện lưới mẫu phải đáp ứng được ba điều kiện sau:

  • Lưới mẫu phải là loại lưới hoàn thiện nhất về cấu tạo và cho năng suất đánh bắt cao.
  • Có hệ số khả năng đánh bắt α là lớn nhất (α >>).
  • Có đặc tính thủy động lực của lưới kéo m cũng lớn nhất (m >>).

+ Những căn cứ để chọn lưới mẫu

- Trong số các lưới mẫu tốt nhất ở các vùng khác nhau, đánh bắt cùng đối tượng mà lưới thiết kế dự định sẽ đánh bắt, thì nên ưu tiên chọn lưới mẫu là lưới tốt nhất trong vùng mà lưới thiết kế dự định sẽ làm việc, bởi vì có thể cũng là cùng loài cá nhưng ở các vùng khác nhau sẽ có những đặc điểm sinh lý riêng.

  • Nếu phải thiết kế lưới kéo để đánh bắt một đối tượng đã biết nhưng ở vùng mới thì khi lựa chọn lưới mẫu nhất thiết là phải chọn cẩn thận.
  • Nếu có một vài loại lưới kéo cùng đánh bắt chung một đối tượng, cùng hoạt động chung một ngư trường va khó đánh giá cái nào trong số chúng là tốt hơn thì ta nên chọn lưới mẫu là lưới đang được dùng ở trên tàu nào có công suất là gần bằng với công suất tàu mà ta định thiết kế lưới cho chúng.
  • Trường hợp nếu phải thiết kế lưới kéo đế đánh bắt một đối tượng mới, ở một ngư trường mới, thì có thể định hướng chỉ cho những lưới kéo của tàu nào có công suất gần bằng với công suất của tàu ta sẽ dùng với lưới mẫu.
  • Để đánh giá chất lượng lưới người ta dùng đại lượng m là đặc tính thủy động lực. Đại lượng m được định nghĩa là tỉ số giữa diện tích bề mặt chịu lực cản S với toàn bộ lực cản R của lưới đó, nghĩa là:

m=SR size 12{m= { {S} over {R} } } {} (6.3)

Giá trị m càng lớn thì càng tốt.

Ta biết rằng lực cản R của lưới được biểu thị là: R=K.S.V2 size 12{R=K "." S "." V rSup { size 8{2} } } {} (6.4)

trong đó, K - là hệ số lực cản của lưới.

mà: m=SR=SK.S.V2=1K.V2 size 12{m= { {S} over {R} } = { {S} over {K "." S "." V rSup { size 8{2} } } } = { {1} over {K "." V rSup { size 8{2} } } } } {}

Như vậy theo nguyên lý đồng dạng, lưới thiết kế và lưới mẫu sẽ có:

m 1 m 2 = K 2 . V 2 2 K 1 . V 1 2 size 12{ { {m rSub { size 8{1} } } over {m rSub { size 8{2} } } } = { {K rSub { size 8{2} } "." V rSub { size 8{2} } rSup { size 8{2} } } over {K rSub { size 8{1} } "." V rSub { size 8{1} } rSup { size 8{2} } } } } {}

Nếu kéo lưới cùng tốc độ, nghĩa là, V1 = V2 thì:

m1m2=K2K1 size 12{ { {m rSub { size 8{1} } } over {m rSub { size 8{2} } } } = { {K rSub { size 8{2} } } over {K rSub { size 8{1} } } } } {} (6.5)

Do vậy, khi so sánh chất lượng cơ học của hai lưới, tức so sánh hai hệ số sức cản K1K2, thì loại lưới nào có hệ số lực cản càng nhỏ thì chất lượng cơ học càng cao.

0