25/05/2018, 09:32

7 Đề nghị về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật giáo dục

Theo yêu cầu của Ủy ban Văn hóa, GD, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XI (CV/VH-GD-TTN số 409 ngày 31/10/2003), xin được có 7 đề nghị sau đây về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục (GD): GD ngày nay ...

Theo yêu cầu của Ủy ban Văn hóa, GD, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khóa XI (CV/VH-GD-TTN số 409 ngày 31/10/2003), xin được có 7 đề nghị sau đây về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục (GD):

GD ngày nay là nhằm “phát triển tài nguyên con người” theo nghĩa, không chỉ là cung cấp “phương tiện”, là “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện…, đáp ứngyêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc” như nêu ở Điều 2 của “mục tiêu GD” mà còn là vì “mục đích tự thân” của con người. Trên thế giới, có những cụ già đến 70 tuổi còn đi thi lấy bằng tú tài, bảo vệ học vị tiến sĩ. Ở Việt Nam, cũng có nhiều người trên 70 tuổi vẫn còn đang ngồi học ở các chương trình thạc sĩ. Vậy là sự học, sự tự học ở đây không có mục tiêu cải thiện “phương tiện” mà là vì sự thỏa mãn nhu cầu hiểu biết tự thân của người học trong quyền lợi: “Quyền được học hành”. Từ đó, đề nghị bổ sung Đề nghị 1 vào Điều 2. Trước đây đã có quy định: không cho phép người trên 35 tuổi được học thạc sĩ. Nếu luật GD 1998 đã có ý này thì quy định nói trên là phạm luật. Quan niệm này sẽ có ảnh hưởng rất lớn khi xây dựng các văn bản dưới luật.

Xu thế của thế giới cũng như đã có nêu trong rất nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước , GD ngày nay là “xã hội học tập”, “học tập suốt đời”, không phân biệt giữa giai đoạn đi học và giai đoạn đi làm, v.v… Vì vậy, các “phương thức GD giúp mọi người vừa làm, vừa học, học liên tục, suốt đời…” (Điều 45), “đào tạo lại, bồi dưỡng định kỳ, GD đáp ứng yêu cầu của người học, học từ xa, tự học có hướng dẫn…” (Điều 46) lẽ ra phải là “rất chính quy”. Theo luật giáo dục của Thái Lan, tự học (Informal) cũng được phép thi lấy tín chỉ và luỹ tích để xin cấp bằng ĐH. Với nền GD cho số đông, con đường tất yếu phải là đa dạng hóa, có nhiều “loại, tầng” ngay trong một bậc học, phải là: bằng cấp, chứng chỉ luôn luôn gắn với tên của cơ sởGD cũng như loại chương trình của cơ sở GD đó. Sự phân biệt nên nằm ở cái tên của cơ sở GD chứ không phải nằm ở phương thức GD.

Ở các nước phát triển, “Mục đích của GDĐH trước hết là phát triển trí tuệ cá nhân và dạy sinh viên (SV) thành những người tốt”. Vì vậy, mảng GD tổng quát chuẩn bị cho SV cách nhận thức, tư duy, cách sống trong cộng đồng, cách làm người… có khi chiếm đến 50% số tín chỉ trong chương trình cử nhân. Trong khi đó ở một số nước mới phát triển, trong đó có Việt Nam và cả Liên Xô trước đây, GDĐH hầu hết lại là nội dung huấn luyện nghề nghiệp nhằm phát triển nhanh nguồn nhân lực để kịp phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa đất nước. Vì vậy, phần GD tổng quát trong GD ĐH Việt Nam rất mờ nhạt. Chính vì vậy mà chúng ta đang lo lắng sự hụt hẫng về những “người lãnh đạo - công dân”, về những “tổng công trình sư” trong tương lai, đang băn khoăn về sự liên kết xã hội, gia đình, về sự khoan dung, về văn hóa khẩu ngữ, về việc kiềm chế những hành vi thô bạo, về lòng tự trọng, về tính tự chịu trách nhiệm, về ý thức cộng đồng v.v… Chúng ta như đang giao SV của chúng ta cho “lòng từ bi của thị trường ”

GD tổng quát trong GDĐH
. Các Điều 40, 41 về mục tiêu, nội dung ở GDĐH như chỉ nói về một ngành nghề, một chuyên ngành, về công tác chuyên môn vv… Nhìn chung, có lẽ cần viết lại Mục 5, “GDĐH và sau ĐH”, mới có thể thể hiện được một nền GDĐH của Việt Nam khi bước sang thế kỷ 21.

Ngày nay người ta xem GDĐH là “GD bậc 3” (Tertiary), là “GD sau trung họcphổ thông”, là tú tài cộng với 1 hoặc 2, hoặc n năm học tiếp theo, kể cả trình độ tiến sĩ. Với trình độ thạc sĩ, người ta gọi là “sau tốt nghiệp” (cử nhân) chứ không gọi là “sau ĐH” như chúng ta gọi và thường được tổ chức đào tạo ở các “trường chuyên nghiệp”, những phân khoa đặc biệt ở các trường ĐH, như trường y, trường nha, trường luật, trường kinh doanh… để đào tạo các cử nhân thành bác sĩ, nha sĩ, luật sư, doanh nhân v.v…

Nội dung này tuy có tính quy ước, nhưng để hội nhập có lẽ Việt Nam cũng nên quy định như vậy để có thể liên thông với GDĐH thế giới, để có thể so sánh với các nước qua các chỉ số thống kê. Hơn nữa, đó cũng là điều kiện để có thể đa dạng hóa bậc ĐH trong một chừng mực nào đó, cùng với quy chế liên thông, nhằm tạo được một “xã hội học tập”, “học tập suốt đời”. Như vậy, ở bậc ĐH sẽcó trình độ Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, chứ không gọi Cử nhân là “trình độ ĐH” (Điều 39) và có lẽ cũng không nên gọi là “bằng kỹ sư, bằng kiến trúc sư, bằng bác sĩ ”v.v… (Điều 43) mà là cử nhân về một lĩnh vực nào đó.

Luật GD 1998 đã nêu “Cấm mọi hành vi thương mại hóa GD”. Nhưng trong 6 năm qua chúng ta đã chứng kiến một khoảng cách khá lớn giữa quan niệm và thực tiễn. Mặt khác, tính “mờ” của nhóm từ “thương mại hóa” cũng đã gây ra một số trở ngại trong phát triển GD ở nước ta.

Với GD ở trình độ phổ thông, hiện nay ở nước ta đã có nhan nhản các trung tâm tư nhân thu học phí cao, có trường trung học cơ sở có mức học phí 4.000 Đôla/ năm [và do đó có người từ hai bàn tay trắng cách đây 10 năm nay đã có nhiều tòa biệt thự qua GD (!)] v.v… Ở bậc ĐH, ĐH Đông Đô đã có khoản dôi hơn 30 tỷ Đ sau 5 – 7 năm mà không có một ai góp vốn, đã có RMIT 100% vốn đầu tư nước ngoài với học phí khoảng 4.000 Đôla Mỹ/ năm, đã có trên 30.000 SV Việt Nam đang “mua” GD ở nước ngoài với tổng chi phí trên 10.000 Đôla Mỹ/ SV/ năm và nhiều “triển lãm GD” mà thực chất là quảng cáo GD của nước ngoài cũng đã thường xuyên được tổ chức. Nhà nước , qua chương trình học bổng, cũng đã và đang “mua” GD của nước ngoài với mức khoảng 15.000 Đôla Mỹ/ người trong một năm. Hơn nữa, với Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, từ 2004, Mỹ đã được quyền liên doanh đào tạo và sau đó có quyền đầu tư 100% vốn để đào tạo ở Việt Nam. Và hãy nghe họ nói: “GDĐH đang mở ra một thị trường cạnh tranh thực sự” (1/1998), “Mỹ đang có những cơ hội lớn để xuất cảng các chương trình có bằng cấp và không có bằng cấp dựa vào Internet sang các nước đã và đang phát triển (6/1999). Công ty Lehman Brother: “Hãy nhìn xem, chúng tôi đang nắm quyền kiểm soát hệ thống y tế, đã nắm quyền kiểm soát hệ thống nhà tù, mục tiêu lớn tiếp theo là hệ thống GD” (1/2001).

Vì vậy, cần xem GD là một loại hàng hóa dịch vụ đặc biệt và luôn cần có sự can thiệp của Nhà nước , đặc biệt là chính sách cấp ngân sách và học bổng cùng với sự kiểm soát tài chính và học phí ở các cơ sở GD, để điều chỉnh cơ cấu nền GD và giải quyết bài toán công bằng xã hội. Còn nếu viết chung chung như ở Điều 17, e rằng có hại nhiều hơn là có lợi.

Trong tổ chức các trường ĐH ở Việt Nam lâu nay có rất nhiều loại hội đồng và tất cả đều có tính chất tư vấn. Nhưng vừa qua (30/7/2003), Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định ban hành “Điều lệ trường ĐH” trong đó có Điều 30 nói về “Hội đồng trường ”, là một hội đồng có tính chất quyền lực nằm đáp ứng những yêu cầu mới. Để có quyết định này đã có rất nhiều cân nhắc của các bộ phận có liên quan.

Hội đồng trường làm việc tập thể để quyết định về “mục tiêu, chiến lược, kế hoạch phát triển, đầu tư xây dựng, chủ trương chi tiêu” v.v…và hiệu trưởng có trách nhiệm thực hiện các nghị quyết đó. Có hội đồng trường như vậy mới có thể “nâng caoquyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội cho các trường , mới có thể đổi mới ở trường ĐH và giảm đi tổn thất do giao quyền” vì có sự tách rời quyền sở hữu và quyền sử dụng trong các trường ĐH công lập và dân lập. Đương nhiên, khi có hội đồng trường thì chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của hiệu trưởng cũng sẽ thay đổi.

Vì vậy, đề nghị cần có xem xét để bổ sung, sửa đổi Điều 53, 54 và nếu cần mở rộng “Hội đồng trường” cho tất cả các cơ sở GD công lập và dân lập của Việt Nam vì ở các cơ sở này cũng đều có dạng “chủ sở hữu cộng đồng” và có sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng

Hội đồng trường ở trường ĐH
.

GD là vấn đề của xã hội. Chính trong dự thảo cũng có cả những quy định cho cả gia đình và xã hội, cho cả người học. Vì vậy, luật GD khác với luật doanh nghiệp, luật doanh nghiệp Nhà nước , luật đầu tư nước ngoài v.v…, ở đấy có những phân vùng đối tượng áp dụng tương đối rõ ràng. Hơn nữa, GD trên thế giới trong vài thập kỷ qua đang rộ lên vấn đề “trách nhiệm xã hội”, “các nhóm lợi ích có liên quan” trong GD. Người ta cho rằng, trách nhiệm trong GD là của người học, gia đình người học,thầy giáo , khách hàng của GD, cơ sở GD, bộ GD và Chính phủ. Giống như trường hợp “chiếc xe đạp loại hai người đạp”, nếu chiếc xe chạy bị chậm thì nên nói, đó là trách nhiệm của cả hai người

Tổ chức quản lý và ở ĐH
. Vì vậy, đề nghị không nên nêu đối tượng áp dụng chỉ là “nhà trường và các cơ sở GD khác” như ở Điều 1 và nên bổ sung một điều luật mới về “trách nhiệm xã hội” trong GD.

NHÌN CHUNG, Dự thảo 5 về “Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật GD” tuy có một số hiệu chỉnh nhưng dự thảo vẫn chưa thể hiện được những định hướng cần thiết để GD Việt Nam bước vào thế kỷ 21, kể cả việc định hướng cho những hoạt động GD cũng như việc chế tài các hoạt động GD tiêu cực đã xảy ra trong thực tiễn 6 năm qua. Hơn nữa, dự thảo 5 cũng chưa thể hiện được những quan điểm mới trong các nghị quyết, quyết định của Đảng và Nhà nước về “xã hội học tập”, về “học tập suốt đời”, về “xã hội hóa GD” v.v…

Tuy nhiên, có thể nói, đây là những vấn đề rất khó tìm được sự đồng thuận trong tình hình hiện nay. Chính vì vậy, GD Việt Nam đang cần có một cuộc cải cách GD

Một số ý tưởng về xây dựng Chương trình hành động cải cách GD quốc gia
. Và dự kiến này cũng đã được Thủ tướng Chính phủ và ban Khoa giáo Trung ương nêu ra. Vì vậy, phải chăng nên lùi lại việc sửa đổi này cho đến khi cuộc cải cách GD đã được phát động và các định hướng của cải cách đã được xác định?

0