Nhạc cụ gõ cổ truyền
Các dân tộc ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã chế tạo được những bộ đàn đá và sử dụng nó trong sinh họat âm nhạc. Từ âm thanh của đá khi được đẽo gọt, với tư duy bắt đầu phát triển, con người sử dụng những thanh đá có âm thanh đặc biệt, để làm nhạc cụ trong sinh hoạt giải trí. Đàn T'rưng ...
Các dân tộc ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đã chế tạo được những bộ đàn đá và sử dụng nó trong sinh họat âm nhạc. Từ âm thanh của đá khi được đẽo gọt, với tư duy bắt đầu phát triển, con người sử dụng những thanh đá có âm thanh đặc biệt, để làm nhạc cụ trong sinh hoạt giải trí.
Trống đồng là một nhạc cụ gõ cổ truyền khác có lịch sử lâu đời, mà niên đại cách đây gần 3.000 năm. Được tìm thấy nhiều trong văn hóa Đông Sơn, là biểu tượng cho nền văn minh nông nghiệp lúa nước của dân tộc Việt Nam.
Cùng loại trống đồng còn có trống gỗ, trống mặt da và cuối cùng là trống quân (một nhạc cụ gõ rất đặc biệt, bao gồm: thùng cộng hưởng là một hố đất, trên mặt một tấm ván mỏng hoặc một tấm da bò kéo căng, trên đó là một chiếc ngựa đàn để nâng dây, đặt thẳng đứng trên mặt trống).
Hiện diện với trống đồng trong văn hóa Đông Sơn là chuông dẹt và lục lạc, sênh, phách, cặp kè. Cùng loại với sênh còn có chiêng (còn gọi là cồng). Ngày nay cồng chiêng gắn liền với sinh họat của hai trung tâm văn hóa Tây Nguyên và Hòa Bình.
Vùng Tây Nguyên còn có một loại nhạc cụ gõ rất độc đáo, đó là đàn T'rưng.
Có hai loại là đàn gõ bằng tay và T'rưng nước. T'rưng gõ tay làm bằng những ống nứa được đẽo gọt để định âm, đàn nguyên sơ có từ 6 đến 12 ống. Đàn T'rưng nước được cấu tạo và bố trí ở các suối nước, sử dụng sức chảy của dòng nước, tự động gõ và các ống nứa, tạo nên những chùm âm thanh vui tai giữa cảnh rừng núi thanh bình.
Một nhạc cụ khá đơn giản trong bộ gõ của âm nhạc Việt Nam, đó là mõ. Có ba loại mõ, dựa trên chất liệu chế tác mà đặt tên cho chúng là: Mõ gỗ, mõ tre và mõ sừng.
Sinh tiền là loại nhạc cụ gõ xuất hiện ở Việt Nam muộn hơn cả, đã được sử dụng khoảng trên 300 năm nay. Sinh tiền luôn có âm thanh rung bởi những đồng tiền kim loại xâu vào những cái đinh ở đầu. Người sử dụng dùng tay trái để rung sinh tiền, còn tay phải dùng dùi làm bằng gỗ dẹt có răng cưa gõ. Âm sắc từ gỗ phát ra khi gõ cùng âm sắc rung của kim loại tạo nên một âm thanh rất độc đáo.