Tượng mẫu
Tín ngưỡng của người Việt thường được hội nhập vào chùa. Dù vậy vẫn có ban thờ Mẫu riêng. Mẫu là sản phẩm của tư duy nông nghiệp, là thần đảm bảo cho các vụ mùa thắng lợi. Mẫu đã phân thành bốn vị: Mẫu thượng Thiên (đệ nhất) sáng tạo ra miền trời, đem cho nghề nông (Thiên thời); Mẫu ...
Tín ngưỡng của người Việt thường được hội nhập vào chùa. Dù vậy vẫn có ban thờ Mẫu riêng. Mẫu là sản phẩm của tư duy nông nghiệp, là thần đảm bảo cho các vụ mùa thắng lợi. Mẫu đã phân thành bốn vị: Mẫu thượng Thiên (đệ nhất) sáng tạo ra miền trời, đem cho nghề nông (Thiên thời); Mẫu Thượng Ngàn (đệ nhị) sáng tạo ra rừng núi đem cuộc sống đầy đủ của cải cho cả người sống lẫn người chết (thế giới của Mẫu có nhiều tượng cô và cậu); Mẫu Thoải (đệ tam - thuỷ) sáng tạo nguồn nước cày cấy; Mẫu Địa (đệ tứ): tạo đất đai phì nhiêu. Hợp lại là Tứ Phủ Thánh Mẫu. Hình tượng các mẫu thường mang dáng dấp người đàn bà quyền quý, tóc búi ngược, có vành che Thiên quan (vành trang trí hình hoa lá, linh vật ở phía trên trán), mày ngài mắt phượng, mũi thẳng, miệng ngậm, tai lớn… mặc nhiều lớp áo dài, yếm hở cổ, một chân chống tì gối kê, một chân khoanh, tay cầm quạt, tay hờ hững nhả ngón để xác định cương vị. Các tượng thường sơn son thếp vàng, song riêng yếm cổ sơn các màu khác nhau. Thượng thiên: đỏ, Thượng ngàn: xanh lá cây, Thoải: trắng, Địa: vàng hoặc xanh lam đậm. Cùng với điện Mẫu còn có các tượng Chầu (giống tượng mẫu) và Ngũ Vị Tôn Ông (hình tượng quan văn mũ cánh chuồn, mặc áo vân cẩm): lực lượng thực hiện ý đồ sáng tạo của mẫu. Các tượng Ông Hoàng đội khăn xếp và các tượng cô, cậu thường có giá trị nghệ thuật.