Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thân họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là ngưởi tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã ...
Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thân họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là ngưởi tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình. Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (năm 1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua (đổi thành họ Hồ), đổi quốc ...
Câu hỏi: Nhà Hồ được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Nhà Hồ được thành lập khi nhà Trần suy sụp, không còn có khả năng tiếp tục cai trị. Xã hội khủng hoảng sâu săc, trong khi đó yêu cầu cải cách, khôi phục chính quyền Trung ương ngày càng cao, nhất là khi nguy cơ ngoại xâm đang đe doạ nền độc lập của dân tộc.
Câu hỏi: Em hãy tóm tắt vài nét về Hồ Quý Ly.
Hồ Quý Ly là cháu 4 đời của Hồ Liêm (Hồ Liêm từ quê Nghệ An ra Thanh Hoá, được một viên quan đại thân họ Lê nhận làm con nuôi). Ông là ngưởi tài năng, lại có hai người cô là phi tần của vua Trần Minh Tông và sinh hạ được ba vị vua cho nhà Trần, nhờ đó ông rất được vua Trần trọng dụng. Hồ Quý Ly đã nắm giữ được chức vụ cao nhất trong triều đình. Sau vụ một số quý tộc nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly không thành (năm 1399), năm 1400, ông phế truất vua Trần và lên làm vua (đổi thành họ Hồ), đổi quốc hiệu là Đại Ngu - nhà Hồ thành lập.
Quân sự - Làm lại sổ đinh để tăng quân số.
- Sản xuất vũ khí, chế tạo súng mới, làm thuyền chiến.
- Bố trí phòng thù nơi hiểm yếu. Xây dựng một số thành kiên cố.
Câu hỏi: Thế nào là chính sách hạn điền, hạn nô?
- Chính sách hạn điền: là hạn chế số ruộng đất theo quy định của nhà nước phong kiến. Chính sách hạn điền của Hồ Quý Ly quy định: Trừ Đại vương và Trưởng công chúa thì không bị hạn chế số ruộng đất tối đa, số còn lại không được quá 10 mẫu.
- Chính sách hạn nô: Hồ Quý Ly ban hành hạn chế số nô tì được nuôi của vương hầu, quý tộc, quan lại. Năm 1401, nhà Hồ quỵ định theo phẩm cấp, các quan lại quý tộc chỉ được nuôi một số gia nô nhất định, số thừa ra sung công. Mỗi gia nô thừa ra được nhà nước đền bù 5 quan tiền.
Câu hỏi: Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để làm gì?
Nhà Hồ thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô để hạn chế bớt số ruộng của vương hầu, quý tộc Trần; hạn chế và xoá bỏ chế độ sở hữu lớn về ruộng đất, đặc biệt là điền trang của các quý tộc Trần, là những tầng lớp có nhiều ruộng đất và nô tì nhất. Chính sách hạn điền, hạn nô đã ảnh hưởng ít nhiều đến đởi sống của các tầng lớp nhân dân, xoá bỏ độc quyền quý tộc nhà Trần, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ương.
Câu hỏi: Em hãy nêu những nội dung cải cách Hồ Quý Ly đã thực hiện cho thấy sự quan tâm của mình đến đời sống dân nghèo.
- Đặt lệ cử các quan ở triều đình về các lộ thăm hỏi đời sống nhân dân.
- Người không có ruộng, trẻ con mồ côi, đàn bà goá không phải nộp thuế đinh.
- Những năm có nạn đói, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói.
- Tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
Câu hỏi: Những cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần làm suy yếu thế lực nào của nhà Trần?
Những cải cách của Hồ Quý Ly đã góp phần làm suy yếu thế lực quý tộc tôn thất nhà Trần.
Câu hỏi: Em có nhận xét gì về chính sách quân sự, quốc phòng Hồ Quý Ly thực hiện?
Đây là một chính sách tích cực, sáng tạo: thực hiện những biện pháp nhằm tăng cường, củng cố quân sự và quốc phòng, như làm lại sổ đinh để tăng quân số, tích cực sản xuất vũ khí và chế vũ khí mới như súng thần cơ và loại thuyền chiến mới gọi là lâu thuyền. Nhà Hồ còn sáng tạo cho xây dựng một số thành kiên cố như thành Tây Đô ở Thanh Hoá (còn gọi là thành nhà Hồ), thành Đa Bang (Ba Vì, Hà Nội).
3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
Câu hỏi: Những cải cách của Hồ Quý Ly có ý nghĩa và tác dụng gì?
Trước tình trạng suy yếu của nhà Trần và cuộc khủng hoảng xã hội cuối thế kỉ XIV, những cải cách toàn diện của Hồ Quý Ly đã góp phần giải quyết một số khó khăn của đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, nâng cao quyền lực của chính quyền Trung ưong, ổn định tình hình đất nước.
Câu hỏi: Hãy nêu những mặt tiến hộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly.
- Mặt tiến bộ: Những cải cách cua Hồ Quý Ly ít nhiều góp phần hạn chế tệ tập trung ruộng đất của giai cấp quý tộc, địa chủ, làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn thất nhà Trần, tăng nguồn thu nhập của nhà nước và tăng cường quyền lực của nhà nước quân chủ Trung ương tập quyền. Cải cách văn hoá. giáo dục, quân sự có nhiều tiên bộ, góp phần làm ổn định tình hình đất nước.
- Mặt hạn chế: Một số chính sách chưa thực hiện triệt để (gia nô, nô tì chưa dược giải phóng thân phận), chưa phù hợp với tình hình thực tế. Chính sách cải cách cũng chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết của cuộc sống đông đảo nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Câu hỏi: Em có nhận xét, đánh giá như thế nào về nhân vật Hồ Quý Ly?
Hồ Quý Ly là một người thực sự có tài năng (một số cải cách của ông được tiến hành khi ông còn là một quan lại chứ chưa lên ngôi lập ra nhà Hồ). Hồ Quý Ly là người yêu nước, tiến bộ, là một trong những nhà cải cách nổi tiếng trong lịch sử nước ta thời phong kiến.