25/05/2018, 16:32

Nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh ( vốn góp và lợi nhuận chưa chia), chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát ...

Vốn chủ sở hữu là các nguồn vốn thuộc sở hữu của doanh nghiệp và các thành viên trong công ty liên doanh hoặc các cổ đông trong công ty cổ phần. 

Vốn chủ sở hữu bao gồm: vốn kinh doanh ( vốn góp và lợi nhuận chưa chia),  chênh lệch đánh giá lại tài sản, các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ phát triển, quỹ dự trữ, quỹ khen thưởng phục lợi… Ngoài ra vốn chủ sở hữu còn bao gồm vốn đầu tư xây dựng cơ bảo và kinh phí sinh nghiệp ( kinh phí so ngân sách Nhà nước cấp phát không hoàn lại..)

Tại bài viết này, Kế toán Centax xin trình bày về các Nguyên tắc vốn chủ sở hữu theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC như sau:

Theo điều 66 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định Nguyên tắc hạch toán toán vốn chủ sở hữu cụ thể như sau:

1. Vốn chủ sở hữu là phần tài sản thuần của doanh nghiệp còn lại thuộc sở hữu của các cổ đông, thành viên góp vốn (chủ sở hữu). Vốn chủ sở hữu được phản ánh theo từng nguồn hình thành như:

– Vốn góp của chủ sở hữu;

– Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;

– Chênh lệch đánh giá lại tài sản.

2. Kế toán không ghi nhận vốn góp theo vốn điều lệ trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Khoản vốn góp huy động, nhận từ các chủ sở hữu luôn được ghi nhận theo số thực góp, tuyệt đối không ghi nhận theo số cam kết sẽ góp của các chủ sở hữu. Trường hợp nhận vốn góp bằng tài sản phi tiền tệ thì kế toán phải ghi nhận theo giá trị hợp lý của tài sản phi tiền tệ tại ngày góp vốn.

3. Việc nhận vốn góp bằng các loại tài sản vô hình như bản quyền, quyền khai thác, sử dụng tài sản, thương hiệu, nhãn hiệu… chỉ được thực hiện khi có quy định cụ thể của pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép. Khi pháp luật chưa có quy định cụ thể về vấn đề này, các giao dịch góp vốn bằng nhãn hiệu, thương hiệu được kế toán như việc đi thuê tài sản hoặc nhượng quyền thương mại, theo đó:

– Đối với bên góp vốn bằng thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại: Ghi nhận số tiền thu được từ việc cho bên kia sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại là doanh thu cho thuê tài sản vô hình, nhượng quyền thương mại, không ghi nhận tăng giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác và thu nhập hoặc vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị khoản đầu tư;

– Đối với bên nhận vốn góp bằng thiêu hiệu, nhãn nhiệu, tên thương mại: Không ghi nhận giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại và ghi tăng vốn chủ sở hữu tương ứng với giá trị thương hiệu, nhãn hiệu, tên thương mại nhận vốn góp. Khoản tiền trả cho việc sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu, tên thương mại được ghi nhận là chi phí thuê tài sản, chi phí nhượng quyền thương mại.

4. Việc sử dụng vốn đầu tư của chủ sở hữu, chênh lệch đánh giá lại tài sản, quỹ đầu tư phát triển để bù lỗ kinh doanh được thực hiện theo quyết định của chủ sở hữu, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật.

5. Việc phân phối lợi nhuận chỉ thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Mọi trường hợp trả cổ tức, lợi nhuận cho chủ sở hữu quá mức số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối về bản chất đều là giảm vốn góp, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật và điều chỉnh giấy đăng ký kinh doanh.

Trên đây là một số nguyên tắc kế toán vốn chủ sở hữu mà Kế toán Centax muốn giới thiệu đến các bạn, Các bạn xem thêm chi tiết :Cách hạch toán nguồn vốn kinh doanh – TK 411

Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

Nguyên tắc kế toán các khoản doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Nguyên tắc kế toán chi phí theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Các khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Các nguyên tắc kế toán cơ bản theo Chuẩn mực kế toán

Xử lý với chi phí mua bánh trung thu tặng khách hàng, nhân viên

0