Các phương pháp kế toán hàng tồn kho
Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy việc hạch toán hàng tồn không chỉ giúp cho doanh nghiệp có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng mức, không quá nhiều gây ứ đọng vốn, không quá ít để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục ...
Hàng tồn kho là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, vì vậy việc hạch toán hàng tồn không chỉ giúp cho doanh nghiệp có một lượng vật tư, hàng hóa dự trữ đúng mức, không quá nhiều gây ứ đọng vốn, không quá ít để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành liên tục không bi gián đoạn. Ngoài ra, bằng phương pháp kế toán hàng tồn kho còn giúp cho doanh nghiệp theo dõi được tài sản, tính giá… hàng tồn kho của mình.
Có hai phương pháp kế toán hàng tồn kho đó là phương pháp kiểm kê định kỳ và phương pháp kê khai thường xuyên. Kế toán Centax sẽ giới thiệu với bạn 2 phương pháp kế toán trên ở bài viết này.
Theo Khoản 2 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định như sau:
“ Hàng tồn kho của doanh nghiệp là những tài sản được mua vào để sản xuất hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
– Hàng mua đang đi trên đường;
– Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ;
– Sản phẩm dở dang;
– Thành phẩm, hàng hoá; hàng gửi bán;
– Hàng hoá được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.”
Tại Khoản 13 Điều 23 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định có 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho như sau:
- Phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kiểm kê định kỳ
1. So sánh hai phương pháp kế toán hàng tồn kho
2. Hạch toán kế toán
Theo Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định cách hạch toán hàng tồn kho theo hai phương pháp như sau:
a. Phương kê khai thường xuyên
(1) Các nghiệp vụ làm tăng giá trị hàng tồn kho trong kỳ, ghi:
Nợ TK 151,152..: Hàng tồn kho
Nợ TK 133 (nếu có): Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
Có TK 331,111,112…: Các tài khoản liên quan
(2) Khi xuất bán hàng tồn kho
– Ghi nhận giá vốn
Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán
Có TK 151,152..: Hàng tồn kho
– Ghi nhận doanh thu
Nợ TK 111,131,…: Các tài khoản liên quan
Có TK 511: Doanh thu bán hàng
Có TK 3331 (nếu có) : Thuế GTGT phải nộp
b. Phương pháp kiểm kê định kỳ
(1) Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng tồn kho đầu kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 611: Mua hàng
Có TK 151,152..: Hàng tồn kho
(2) Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kể xác định giá trị hàng tồn kho tồn cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 151,152..: Hàng tồn kho
Có TK 611: Mua hàng
(3) Trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh làm tăng, giảm trị giá hàng tồn kho phản ánh thông qua TK 611 (không phản ánh qua TK hàng tồn kho)
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết sau:
Công việc của kế toán kho
Hàng tồn kho và các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho
Sơ đồ kế toán hàng tồn kho theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Quy trình nhập kho hàng hóa vật tư
Quy trình xuất kho hàng hóa vật tư