Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶

Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 sinh năm 1741, không rõ ngày tháng nào, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình. Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm. Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm lên sáu, Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúa. Ông nổi tiếng là người thông minh, học rộng, văn võ kiêm toàn. Ông lại còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, trang trí. Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều sở trường các bài ca, bài tán. Ông là tác giả các bản "Sơn trung âm" và "Sở từ điệu". Về hội hoạ, ông có bức tranh lớn "Tống sơn đồ", dâng vua xem được khen thưởng. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàn phủ chúa và điều khiển xây tháp chùa Thiên Tích. Các công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn một cái nào, nhưng trong sáng tác văn học thì những tri thức về nghệ thuật của ông được phản ánh một cách khá rõ... Nguyễn Gia Thiều là một người rất được chúa Trịnh tin dùng. Năm 1759, mười tám tuổi, ông giữ chức Hiệu uý, quản Trung mã tả đội; sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hoá, và vì có quân công ông được phong tước hầu - Ôn Như hầụ Các em ông cũng lần lược được phong tước hầu, tước bá, như Nguyễn Gia Thưởng là Thưởng Vũ bá; Nguyễn Gia Xuyên là Du Lãnh hầu. Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hoá, mặc dù có công được khen thưởng, Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ và bàn luận về triết học. Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân. Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh không còn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hoá, và Nguyễn Gia Thiều biết điều đó, nên ông chán nản bỏ về. Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên miền núi xứ Hưng Hoá. Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối. Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vài ngày 9 tháng 5 Mậu Ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi. Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 sinh năm 1741, không rõ ngày tháng nào, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình. Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm. Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm lên sáu, Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúa. Ông nổi tiếng là người thông minh, học rộng, văn võ kiêm toàn. Ông lại còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, h…

Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 sinh năm 1741, không rõ ngày tháng nào, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.

Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm.

Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm lên sáu, Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúa. Ông nổi tiếng là người thông minh, học rộng, văn võ kiêm toàn. Ông lại còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc, trang trí. Về âm nhạc, Nguyễn Gia Thiều sở trường các bài ca, bài tán. Ông là tác giả các bản "Sơn trung âm" và "Sở từ điệu". Về hội hoạ, ông có bức tranh lớn "Tống sơn đồ", dâng vua xem được khen thưởng. Về kiến trúc, trang trí, ông là người được chúa Trịnh giao cho trông nom việc trang hoàn phủ chúa và điều khiển xây tháp chùa Thiên Tích. Các công trình nghệ thuật của Nguyễn Gia Thiều đến nay không còn một cái nào, nhưng trong sáng tác văn học thì những tri thức về nghệ thuật của ông được phản ánh một cách khá rõ...

Nguyễn Gia Thiều là một người rất được chúa Trịnh tin dùng. Năm 1759, mười tám tuổi, ông giữ chức Hiệu uý, quản Trung mã tả đội; sau đó ông làm chỉ huy Thiêm sự, năm 1782 thăng Tổng binh coi giữ xứ Hưng Hoá, và vì có quân công ông được phong tước hầu - Ôn Như hầụ Các em ông cũng lần lược được phong tước hầu, tước bá, như Nguyễn Gia Thưởng là Thưởng Vũ bá; Nguyễn Gia Xuyên là Du Lãnh hầu.

Thời gian làm Tổng binh ở Hưng Hoá, mặc dù có công được khen thưởng, Nguyễn Gia Thiều vẫn thường hay bỏ về nhà riêng ở gần hồ Tây để vui chơi, làm thơ và bàn luận về triết học. Ông tự xưng là Hy Tôn tử và Như ý thiền, lấy biệt hiệu là Tân Thi viện tử và Sưu Nhân. Có người bảo giai đoạn này chúa Trịnh không còn tin ông như trước, mới đẩy ông đi trấn giữ Hưng Hoá, và Nguyễn Gia Thiều biết điều đó, nên ông chán nản bỏ về.

Năm 1786, khi Tây Sơn kéo quân ra Bắc diệt chúa Trịnh, Nguyễn Gia Thiều trốn lên miền núi xứ Hưng Hoá. Năm 1789, Nguyễn Huệ đánh thắng quân Thanh, lập ra triều Tây Sơn. Vua Quang Trung trọng người tài, thu dụng một số quan lại cũ của triều đình Lê - Trịnh, Nguyễn Gia Thiều được mời ra cộng tác, nhưng ông cáo bệnh từ chối. Nguyễn Gia Thiều về lại làng cũ, sống ở đấy cho tới khi mất vài ngày 9 tháng 5 Mậu Ngọ, tức ngày 22 tháng 6 năm 1798, thọ 57 tuổi.
Nguyễn Gia Thiều 阮嘉韶 sinh năm 1741, không rõ ngày tháng nào, ở làng Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, xứ Kinh Bắc, nay là huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, trong một gia đình đại quý tộc, có nhiều người làm tướng, làm quan cho triều đình.

Ông thân sinh của Nguyễn Gia Thiều là Nguyễn Gia Cư, một võ quan cao cấp được phong tước hầu. Mẹ Nguyễn Gia Thiều là quận chúa Quỳnh Liên, con gái An Đô vương Trịnh Cương. Nguyễn Gia Thiều gọi chúa Trịnh Doanh đang cầm quyền lúc bấy giờ là cậu ruột, và là con cô cậu với chúa Trịnh Sâm.

Vì gia đình bên ngoại thuộc họ nhà chúa, nên từ lúc lên năm lên sáu, Nguyễn Gia Thiều đã được vào học trong phủ chúa. Ông nổi tiếng là người thông minh, học rộng, văn võ kiêm toàn. Ông lại còn tinh thông nhiều bộ môn nghệ thuật như âm nhạc, h…
Bài liên quan

Hoàng Quang 黃光

Hoàng Quang 黃光 (?-1801) người xã Thái Dương, huyện Hương Trà, Thừa Thiên Huế, có tài văn chương. Vua Quang Trung có mời ra làm quan nhưng ông không ra. Sau khi Nguyễn Ánh chiếm được Phú Xuân (1802), Nguyễn Ánh có mời ông ra làm quan nhưng ông đã mất, con ông là Hoàng Hoán được Nguyễn Ánh gọi ra làm ...

Nguyễn Công Hãng 阮公沆

Nguyễn Công Hãng 阮公沆 (1680-1732) hiệu Tĩnh Trai 靜齋 (có bản chép Tĩnh Am 靜庵), người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, trấn Kinh Bắc, nay là thôn Phù Chẩn, xã Phù Chẩn, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Ông đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Canh Thìn niên hiệu Chính Hoà thứ 21 (1700) đời Lê Hy Tông lúc mới 20 ...

Mạc Thiên Tích 鄚天錫, Mạc Thiên Tứ, 鄚天賜

Mạc Thiên Tích 鄚天錫 (1706-1780) sinh tại Trũng Kè (nay thuộc hải cảng Sihanoukville, dưới Cộng Hoà Khmer đổi lại là Kompong-som), cha là Mạc Cửu (theo Trịnh Hoài Đức trong "Gia Định thành thông chí", người xã Lê Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, Quảng Đông, từng làm quan với nhà Minh), mẹ người ...

Vạn Hạnh thiền sư 萬行禪師

Vạn Hạnh thiền sư 萬行禪師 (?-1018) họ Nguyễn 阮, tên thực và năm sinh đều chưa rõ, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Từ nhỏ đã học thông tam giáo, đặc biệt rất say mê đạo Phật. Năm 21 tuổi, ông đi tu ở chùa Lục Tổ, hương Dịch Bảng và lập thành thế hệ thứ mười hai, dòng thiền Nam phương. Tuy theo đạo ...

Ngô Thì Sĩ 吳時仕

Ngô Thì Sĩ 吳時仕 (hoặc 吳時士, 1726-1780) tự Thế Lộc 世祿, hiệu Ngọ Phong 午風, là một nhà sử học, nhà thơ thuộc tầng lớp nho sĩ trí trức. Quê ông là làng Tả Thanh Oai, trấn Sơn Nam (sau thuộc tỉnh Hà Đông, và nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông là thân phụ Ngô Thì Nhậm, nhạc phụ Phan Huy Ích. Thuở nhỏ ...

Lê Hiến Tông 黎憲宗

Lê Hiến Tông 黎憲宗 (1497-1504) huý là Tăng, là con đầu của vua Lê Thánh Tông. Ông làm vua 8 năm, thọ 44 tuổi, khi mất được táng ở Dụ Lăng, Lam Sơn (Thanh Hoá). Sinh thời có sáng tác một số thơ.

Nguyễn Trực 阮直

Nguyễn Trực 阮直 (1417-1474) tên chữ là Công Dĩnh, hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Oai, Hà Đông). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3 (1442), đời Lê Thái Tông. Khi Lê Nhân Tông mất, ông cáo bệnh về hưu. Làm quan đến Hàn lâm ...

Phạm Như Xương 范如昌

Phạm Như Xương 范如昌 là một vị quan triều Nguyễn, sinh năm 1844 tại Quảng Nam, không rõ năm mất (có tài liệu cho rằng ông mất năm 1919), tự Phồn Sinh. Ông đỗ cử nhân năm 25 tuổi, đỗ tiến sĩ (Đình nguyên Hoàng giáp) năm Ất Hợi 1875 (32 tuổi), là một trong sáu người được mệnh danh là "Lục phụng bất tề ...

Nhữ Công Chân 汝公瑱

Nhữ Công Chân 汝公瑱 (1751-?) người xã Hoạch Trạch huyện Đường An, nay thuộc Hải Dương. Ông là cháu nội Nhữ Tiến Hiền, con của Nhữ Đình Toản và làm quan Hàn lâm Thị chế, Tri Công phiên, Thự Lễ bộ Hữu Thị lang. Dòng họ ông nhiều đời đăng khoa.

Viên Thông thiền sư 圓通禪師

Quốc sư Viên Thông 圓通 (1080-1151) tên thật là Nguyễn Nguyên Ức 阮元憶, người hương Cổ Hiền, sau dời nhà đến phường Thái Bạch, thành Thăng Long, là con thiền sư Bảo Giác 寳覺, giữ chức Tả hữu giai tăng lục đời Lý Nhân Tông (1072-1128). Do ảnh hưởng của gia đình nên ông xuất gia từ sớm, lấy pháp hiệu là ...

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...