Thượng Tân Thị Phan Quốc Quang, Hoài Nam Tử, Hương Thanh

Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt . Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh . Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính quyền bảo bộ Pháp đày sang đảo Réunion, châu Phi. Cụ là bạn văn chương và cũng là bạn thanh khí của các cụ Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Hiếu tức Gilbert Chiếu. Năm 1934, nhằm lễ Hai Bà Trưng, báo Phụ Nữ Tân Văn có mở một cuộc thi văn chương. Cụ chiếm giải nhất với bài Văn tế hai Bà . Nhưng Cụ nổi danh và tên tuổi đặng lưu truyền hậu thế là nhờ Mười bài khuê phụ thán , mà người đương thời ai nấy cũng đều công nhận là tuyệt tác, đăng trên tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút, số 21 tháng 3, năm 1919, trang 514. Bài đó Cụ thay lời bà phi vợ vua Thành Thái "than về nỗi chồng (vua Thành Thái), nỗi con (vua Duy Tân) muôn dặm xa cách, đi không hẹn ngày về, đi mất biệt, đến chết cũng chẳng về". Vì tình hình chính trị lúc đó các báo trong Nam không báo nào dám đăng. Túng thế Cụ phải gởi ra Bắc kèm một bức thơ cho Phạm Quỳnh là chủ bút tạp chí Nam phong . Phạm Quỳnh đã xin phép Cụ sửa bốn chữ, và đăng vào Nam phong . Bài thơ đề Nguyễn Thị Phi làm và thêm: “nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục” . Vì bài thơ được nhiều người cho là một kiệt tác văn chương mà Cụ lại giấu tên nên có nhiều kẻ hám danh mạo nhận chính họ là tác giả. Vì vậy đã xảy ra bao sự hiểu lầm, bao bàn cãi và cả bút chiến nữa. Mãi đến năm 1932 mới có sự công nhận bài thơ ấy thật sự là của Thượng Tân Thị, Phan Quốc Quang, khi ái nữ của Cụ là cô Phan Sơn Đại, bấy giờ đã trở nên một cô giáo, lên tiếng cũng trên tạp chí Nam phong và cho đăng lại Mười bài khuê phụ thán kèm thêm Mười bài tục khuê phụ thán trên số 169, tháng 2, năm 1932 trong mục Văn uyển . Về xu hướng chính trị, Cụ là một nhà thơ yêu nước, thuộc phái bảo hoàng. Tác phẩm của Thượng Tân Thị ngoài các bài trên còn có hơn hai mươi bài khác. Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt . Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh . Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính… Khuê phụ thán Tục Khuê phụ thán

Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt. Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh.

Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính quyền bảo bộ Pháp đày sang đảo Réunion, châu Phi. Cụ là bạn văn chương và cũng là bạn thanh khí của các cụ Hồ Biểu Chánh, Trần Chánh Hiếu tức Gilbert Chiếu. Năm 1934, nhằm lễ Hai Bà Trưng, báo Phụ Nữ Tân Văn có mở một cuộc thi văn chương. Cụ chiếm giải nhất với bài Văn tế hai Bà. Nhưng Cụ nổi danh và tên tuổi đặng lưu truyền hậu thế là nhờ Mười bài khuê phụ thán, mà người đương thời ai nấy cũng đều công nhận là tuyệt tác, đăng trên tạp chí Nam phong do Phạm Quỳnh làm chủ bút, số 21 tháng 3, năm 1919, trang 514. Bài đó Cụ thay lời bà phi vợ vua Thành Thái "than về nỗi chồng (vua Thành Thái), nỗi con (vua Duy Tân) muôn dặm xa cách, đi không hẹn ngày về, đi mất biệt, đến chết cũng chẳng về".

Vì tình hình chính trị lúc đó các báo trong Nam không báo nào dám đăng. Túng thế Cụ phải gởi ra Bắc kèm một bức thơ cho Phạm Quỳnh là chủ bút tạp chí Nam phong. Phạm Quỳnh đã xin phép Cụ sửa bốn chữ, và đăng vào Nam phong. Bài thơ đề Nguyễn Thị Phi làm và thêm: “nữ sinh Phan Sơn Đại sao lục”. Vì bài thơ được nhiều người cho là một kiệt tác văn chương mà Cụ lại giấu tên nên có nhiều kẻ hám danh mạo nhận chính họ là tác giả. Vì vậy đã xảy ra bao sự hiểu lầm, bao bàn cãi và cả bút chiến nữa.

Mãi đến năm 1932 mới có sự công nhận bài thơ ấy thật sự là của Thượng Tân Thị, Phan Quốc Quang, khi ái nữ của Cụ là cô Phan Sơn Đại, bấy giờ đã trở nên một cô giáo, lên tiếng cũng trên tạp chí Nam phong và cho đăng lại Mười bài khuê phụ thán kèm thêm Mười bài tục khuê phụ thán trên số 169, tháng 2, năm 1932 trong mục Văn uyển.

Về xu hướng chính trị, Cụ là một nhà thơ yêu nước, thuộc phái bảo hoàng. Tác phẩm của Thượng Tân Thị ngoài các bài trên còn có hơn hai mươi bài khác.
Thượng Tân Thị (1888-1966) tên thật là Phan Quốc Quang, tự Hương Thanh, hiệu Hoài Nam Tử, Thượng Tân Thị, sinh tại phủ Thừa Thiên, nay là thị xã Huế, và qua đời tại Sài Gòn. Cụ theo Nho học nhưng vì thi cử lận đận, kiểu học tài thi phận như cụ Tú Xương, nên đường công danh không được hanh thông. Vì vậy cụ đã có bài Thi rớt. Khổ hơn nữa, gia đình lại gặp cảnh không may, phải ly tán, khiến cụ đã phải than thở thật não nuột. Qua nhiều nghịch cảnh như vậy, Cụ có thái độ bi quan, chán đời, và phải lưu lạc từ Huế vào bằng ghe bầu cả tháng trời. Vào Nam Cụ sinh sống bằng nghề dạy chữ Nho (Hán Văn) ở các trường miền quê thuộc tỉnh Vĩnh Long. Cụ đã ghi lại cuộc hành trình gian nan, và sự sinh sống của Cụ trong bài thơ Khóc chị Phan Văn Anh.

Cụ ra đi nhằm lúc vua Thành Thái bị chính…

Khuê phụ thán

Tục Khuê phụ thán

Bài liên quan

Nguyễn Ngọc Tương

Nguyễn Ngọc Tương (1827-1898) tự Khánh Phủ, hiệu Trà Phong, Tang Trữ, thân sinh ông là Nguyễn Kim Trung đỗ tú tài khoa Tân Mão (1831). Theo gia phả, Nguyễn Ngọc Tương thuộc một chi của dòng họ Nguyễn Trãi. Quê ông làng Tang Trữ (sau đổi là Hành Quần, nay thuộc xã Nam Bình), sau chuyển cư đến làng Cổ ...

Lã Ôn 呂溫

Lã Ôn 呂溫 (771-811) tự Hoà Thúc 和叔, còn có tự là Hoá Quang 化光, người Hà Trung (nay thuộc Vĩnh Tề, Sơn Tây, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ cuối năm Trinh Nguyên đời Đường.

Vương Bá 王播

Vương Bá 王播, không rõ năm sinh năm mất, tự Minh Dương, người Thái Nguyên, đỗ tiến sĩ niên hiệu Trinh Nguyên (785-805), được cử làm Hiền Lương phương chính. Đầu niên hiệu Trường Khánh, Vương được thăng Trung thư thị lang rồi Đồng bình chương sự (Tể tướng). Đầu niên hiệu Thái Hoà, Vương giữ chức Tả ...

Trương Tịch 張籍

Trương Tịch 張籍 (768-830), người Hoài Châu, một đời làm quan khá thuận lợi. Ông là bạn thân của Bạch Cư Dị, Đỗ Phủ, Nguyên Chẩn, Bùi Độ. Ông từng làm Quốc Tử tư nghiệp.

Phan Chu Trinh 潘周楨

Phan Chu Trinh 潘周楨 (Nhâm Thân 1872 - Bính Dần 1926), hiệu Tây Hồ, biệt hiệu Hy Mã, sinh ngày 9 tháng 9 năm 1872 ở làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Lộc, thị xã Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam). Cha ông là Phan Văn Bình giữ một chức võ quan nhỏ, sau năm 1885 ...

Nguyễn Phan Lãng

Nguyễn Phan Lãng (?-1948) hiệu Đàm Xuyên, người làng Tây Tựu, huyện Hoài Đức (nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội). Ông là một cộng tác viên của Đông Kinh nghĩa thục. Sau khi trường bị giải tán, ông viết báo ở Hà Nội. Tác phẩm có bài Tiếng cuốc kêu (1925) và bài Mơ tổ mắng (1926) được người đương thời ...

Nguyễn Sĩ Giác

Nguyễn Sĩ Giác (1888-197?) là giáo sư Hán Văn tại Trường Đại học Văn khoa và Sư phạm Sài Gòn trong thập niên 60. Ông cũng như giáo sư Nguyễn Huy Nhu, Viện Đại học Huế, là những vị tiến sĩ cuối cùng của nhà Nguyễn. Ông sinh năm Mậu Tý (1888) tại xã Kim Lũ, huyện Thanh Trì, tỉnh Hà Đông, là con trai ...

Phan Khôi 潘魁

Phan Khôi 潘魁 (1887-1959), sinh tại Điện Bàn, Quảng Nam. Bút danh Phan Khôi, hiệu Chương Dân, biệt hiệu Tú Sơn. Thể loại: tiểu thuyết, văn học dịch, nghiên cứu lý luận phê bình. Các tác phẩm: - Trở vỏ lửa ra - Chương Dân thư thoại - Việt Ngữ nghiên cứu - Tình già (1932)

Trần Cao Vân 陳高雲

Trần Cao Vân 陳高雲 (1866-1916) là một trong những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp tại Trung kỳ Việt Nam, do Việt Nam Quang Phục Hội chủ xướng. Ông sinh năm Bính Dần (1866) tại làng Tư Phú, tổng Đa Hoà, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Ông tên thật là Trần Công Thọ, lúc lớn lên từng học và đi ...

Phạm Tuấn Tài

Phạm Tuấn Tài (1905-1937) hiệu Mộng Tiên, quê ở Hải Dương, làm giáo học trường Nghĩa Xá, huyện Thuận Thành, Hà Bắc, và ở Tuyên Quang. Về sau, ông là một trong những người sáng lập Việt Nam quốc dân đảng và chủ trương Nam đồng thư xã.

Mới nhất

THPT Đinh Tiên Hoàng

THPT Đinh Tiên Hoàng đang không ngừng nỗ lực phát triển trở thành một ngôi trường với chất lượng giảng dạy tốt nhất, tạo ra những thế hệ học sinh chất lượng

THPT Thực nghiệm

Trường THPT Thực Nghiệm trực thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. Trường là cơ sở giáo dục đào tạo công lập trong hệ thống giáo dục quốc dân và trong hệ thống các trường phổ thông của thành phố Hà Nội. Trường dạy học theo chương trình giáo dục Trung học phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tiếp ...

THPT Đông Kinh

Khẩu hiệu hành động: “ Hãy đặt mình vào vị trí cha mẹ học sinh để giảng giải giáo dục và xử lý công việc ” “ Tất cả vì học sinh thân yêu ”

THPT Hà Nội Academy

Những rào cản còn tồn tại kể trên sẽ được vượt qua bởi những công dân toàn cầu tích cực với nhiệm vụ chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thông qua việc nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề toàn cầu bao gồm, nhưng không giới hạn ở nhân quyền, đói nghèo và công bằng xã hội. Nhận ...

http://thptkimlien-hanoi.edu.vn/

Qua 40 năm nỗ lực phấn đấu trong các hoạt động giáo dục, vượt khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trường THPT Kim Liên đã tạo dựn được uy tín vững chắc, là 1 trong 5 trường THPT hàng đầu của Thủ đô có chất lượng giáo dục toàn diện không ngừng nâng cao và trở thành địa chỉ tin cậy của các bậc ...

THPT Tô Hiến Thành

Trường THPT Tô Hiến Thành được thành lập từ năm học 1995-1996, theo quyết định của Ủy Ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Đến tháng 6/2010, trường chuyển đổi loại hình sang công lập. Suốt 20 năm phát triển, thầy, cô giáo, thế hệ học sinh đã phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước phát triển ...

THPT Mai Hắc Đế

Trường THPT Mai Hắc Đế được thành lập năm 2009, sau gần 10 năm xây dựng và phát triển, Trường đã trở thành một địa chỉ tin cậy trong đào tạo bậc THPT trên địa bàn Hà Nội.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều

Nhìn lại chặng đường gần 60 năm xây dựng và trưởng thành , các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Gia Thiều có thể tự hào về truyền thống vẻ vang của trường ; tự hào vì trường đã đóng góp cho đất nước những Anh hùng , liệt sĩ , những người chiến sĩ , nhà khoa học , trí thức , những cán bộ ...

Trường Trung học phổ thông MV.Lô-mô-nô-xốp

Sứ mệnh Xây dựng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp có môi trường học tập nền nếp, kỉ cương, chất lượng giáo dục cao; học sinh được giáo dục toàn diện, có cơ hội, điều kiện phát triển phẩm chất, năng lực và tư duy sáng tạo, tự tin hội nhập.

Trường Trung học phổ thông Quốc tế Việt Úc Hà Nội

Trường thực hiện việc giảng dạy và học tập theo chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, thực hiện thời gian học tập theo biên chế năm học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Song song với chương trình này là chương trình học bằng tiếng Anh được giảng dạy bởi đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu ...