18/06/2018, 17:07

Nguồn gốc hai từ Quê Hương (暌 鄉)

Viên Như Tết đến rồi ai cũng mang mang một nỗi nhớ quê hương, người ở quê lên thành thị thì mong sớm về quê vui tết với gia đình, người ngoài nước thì mong nhớ về quê hương đất nước để bơi lội trong văn hóa tết dân tộc. Quê hương một từ thân thương vô bờ bến của người dân Việt. Xin ...

Nhà lý.jpg

Viên Như

Tết đến rồi ai cũng mang mang một nỗi nhớ quê hương, người ở quê lên thành thị thì mong sớm về quê vui tết với gia đình, người ngoài nước thì mong nhớ về quê hương đất nước để bơi lội trong văn hóa tết dân tộc. Quê hương một từ thân thương vô bờ bến của người dân Việt. Xin đưa lên đây một ý nghĩ về hai tiếng quê hương để tặng cho những ai đang xa nhà hay xa  xứ.

Quê hương, hai tiếng vô cùng thân thương đối với người Việt, ai đi đâu cũng nhớ quê hương. Thông thường ta hiểu Quê hương là nơi mình ra đời hay như ta thường nói là nơi “chôn nhau cắt rốn”, hai tiếng quê hương trở thành một từ quá quen thuộc nên người ta chẳng băn khoăn tự hỏi rằng hai từ này từ đâu mà có, nó là từ Hán Việt hay thuần Việt. Tôi cũng như nhiều người khác, đem cái thắc mắc này hỏi sách vỡ nhưng đến nay chưa tìm thấy sách nào giải thích về điều này, thôi thì đành tự tìm hiểu vậy.

Quê hương, ai cũng biết Hương 鄉 là chữ Nho, ngày nay gọi là từ Hán Việt, vậy lẽ nào chữ Quê lại là chữ thuần Việt, nhất định nó là chữ Nho rồi, cho dù nó biến âm theo thời gian chăng nữa thì âm gốc của nó nhất định vẫn còn đâu đó. Mặc dầu thế, có một điều khó khăn là tuy có nguồn gốc là chữ Nho, nhưng Trung Hoa không hề có từ ghép nào khả dĩ làm cơ sở để từ đó ta tìm ra nguồn gốc của từ ghép này, thôi đành tìm trong vốn liếng ngôn ngữ của dân tộc vậy. Ta hãy tìm hiểu xem nó là chữ gì, nghĩa nó ra sao, mà khi ghép lại thành cái tên gọi sao mà thân thương đến vậy.

Theo tôi, hai từ Quê Hương vốn là thuần Việt, có nghĩa là cái chữ Hán ấy vốn là chữ của người Việt, tất nhiên âm cũng Việt, theo thời gian, dưới áp lực của các triều đại phương bắc cấm dân tộc ta không được dạy về nguồn gốc chữ Khoa đẩu và Dịch học; đồng thời chính họ cũng không sử dụng hai từ đó đi liền với nhau nữa, có thể nhằm tránh người Việt tìm ra nguồn gốc của con chữ và dịch học, dần hồi ta quên mất chữ củ của nó đi, từ đó ta không biết Quê là gì. Chữ Hương 鄉 thì ai cũng biết rồi, nhưng chỉ biết với nghĩa đơn giản mà các từ điển Hán Việt cho mà thôi, còn chữ Quê thì dường như chẳng biết nó xuất phát từ đâu, giờ đây ta chỉ tìm thấy nghĩa của hai từ này được giải thích trong tự điển theo cảm tính mà thôi. Theo tôi, hai từ Quê Hương trong chữ Việt cổ là 暌 鄉, âm hiện nay là Khuê Hương.

  1. QUÊ – KHUÊ.

1.1. Ngữ âm Quê.

Trước khi đi vào tìm hiểu nghĩa và sự biểu ý của chữ 暌, xin bàn qua ngữ âm của từ Quý 癸 trong chữ Khuê – Quê 暌, bởi vì âm và nghĩa của chữ Quý này đóng vai trò quan trọng trong chữ Quê – Khuê 暌. Chữ 癸 hiện nay âm chữ Nho là Quý, tuy nhiên, theo tôi, nó còn có âm khác là Quê, tại sao tôi cho là như vậy? Vì căn cứ các chữ có âm liên quan với nó, ta có thể hiểu ra như vậy, cụ thể một số chữ có [y] trong chữ Nho, trong tiếng Việt là âm [ê], như Lý  李  Lê. Quy 歸 Về.

Ta vẫn thường nói “Quê mùa”, trong chữ Nho, Quý  季 nghĩa là mùa, có nghĩa là “Quê mùa” tức là “Quý mùa”, như vậy chữ Quý 季 là chữ Việt với âm Quê vậy. 季 và 癸 đồng âm, Quý 季 vốn có âm Quê thì Quý 癸 cũng có âm Quê. Tất nhiên không phải vì nó đồng âm mà ta có thể khẳng định như vậy, nó còn có lý do khác để ta tin rằng âm quý ấy vốn xưa đọc “quê” như bàn tiếp dưới đây.

Chữ Quý 癸 ngoài cái âm “quê” đã bàn trên, nó còn chứa trong nó cái ý nghĩa mà từ đó hình thành nên nét nghĩa thân thương trong hai tiếng Quê Hương.

Tự điển Thiều Chữu: 癸.

  1. Can “Quý”, can sau chót trong “thiên can” 天干 mười can.
  2. Kinh nguyệt đàn bà gọi là “thiên quý” 天癸 hay “quý thuỷ” 癸水.

Kinh nguyệt của đàn bà ngày xưa người Việt gọi là “máu què”, cũng từ đây mà quần của đàn bà gọi là quần “đáy què”, người ta còn gọi sinh thực nữ là “cái què”. Như vậy “què” ở đây chính là đọc trại từ “Quê” mà ra.

Với những phân tích trên, ta thấy âm “quý 癸- quê” liên quan đến sinh thực nữ hay mẹ để đối lại với Hương 鄉là cha mà tôi sẽ chỉ ra tiếp theo sau.

Ở trên là phân tích về ngữ âm “quý – quê”, ngoài ra chữ quý癸 được tổ tiên ta sáng tác ra căn cứ vào sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, vì họ chính là chủ nhân của cái sơ đồ này nói riêng, dịch học nói chung, vì vậy ta hãy tìm hiểu tiếp.

Thuyết văn giải tự giải thích.

癸.冬時,水土平,可揆度也。象水從四方流入地中之形。癸承壬,象人足。癸,籒文从癶从矢。居誄切.

Quý. Đông thời, thủy thổ bình, khả quỷ độ dã. Tượng thủy tùng tứ phương lưu nhập địa trung chi hình. Quý thừa Nhâm, tượng nhân túc. Quý, trứu văn tùng Bát tùng thỉ. Cư lụy thiết.

Quý. Thời tiết mùa đông. Nước đất ngang nhau. Có thể đo lường được.  Hình ảnh nước bốn phía chảy vào đất. Quý tiếp Nhâm, Tượng chân người. Quý. Trứu văn bộ Bát bộ Thỉ. Cư lụy thiết = Quỵ = quý.

Nội dung giải thích này đã giải thích trên.

Khang Hy tự điển giải thích:

又天癸,天乙所生之癸水。《黃帝素問》女子二七,而天癸至。《方書》男之精,女之血,先天得之以成形,後天得之以有生,故曰天癸.

Hựu thiên quý, thiên ất sở sanh chi quý thủy. (Hoàng Đế tố vấn) nữ tử nhị thất, nhi thiên quý chí. (Phương thư) Nam chi tinh, nữ nhi huyết, tiên thiên đắc chi dĩ thành hình, hậu thiên đắc chi dĩ hữu sanh, cố viết thiên quý.

Lại gọi là thiên quý (kinh nguyệt) thiên ất  (Hoàng Đế tố vấn) con gái 14 tuổi thì có kinh nguyệt. (Phương thư) Nam thì có tinh, nữ thì có huyết, gọi là thiên quý vì nó do khí tiên thiên (dương) mà thành hình và khí hậu thiên (âm) mà sanh ra.

Giải thích này căn cứ vào dịch học, cụ thể là sơ đồ Lạc thư – Hậu thiên bát quái, điều này cho thấy hai chữ “quê hương” được sáng tác ra từ sơ đồ này. Trong giải thích này, chi tiết người đọc cần quan tâm là “thiên ất 天乙 – Dương và “quý thủy – 癸水 – Âm”, bởi vì chữ Ất 乙là một chữ chỉ định nghĩa của chữ Hương鄉mà tôi sẽ bàn sau. Chính vì vậy mà người ta mới giải thích tiếp nó được hình thành từ tiên thiên (Hà đồ, thuộc âm) và Hậu thiên (Lạc thư, thuộc dương).

1.2. Nghĩa biểu ý của chữ Quý 癸– Quê.

Vì chữ Quý 癸 liên quan đến chuyện sanh đẻ của phụ nữ, do đó ta hãy tìm hiểu tiếp, chiết tự chữ Quý 癸 Quê ta có bộ Bát 癶 nghĩa là gạt ra, đạp ra. Bộ Bát癶gồm chữ Bát 八, tức là số 8, ở đây là độ số 8 của quái Cấn, nơi mà chữ Hương được thành lập. Như khi có bầu, tháng này đứa bé bắt đầu đạp, chuẩn bị quay đầu chui ra, hay ta có thể nói chuyển từ Hà Đồ sang Lạc Thư hay Vô cực sang Thái cực. Vì vậy chữ Bát癶, tả một gạch – Dương, hữu hai gạch – Âm. Ta có thể quay ngược chữ Bát ấy thì ta sẽ hiểu chữ Qua 瓜 là trái bầu với giải thích “Ngoài nhỏ trong lớn”, nên chữ Qua mang trong nó hai chữ Bát, 8.8 hay 8+8. Dưới hay trong chữ Bát癶là chữ Thiên天, nghĩa là Trời – Dương. Bát癶là Âm, Thiên 天là Dương, Âm Dương tức Thái cực. Người xưa còn gợi hình hơn bằng cách viết chữ Quý

0