Ngô Thì Nhậm (1746-1803)
Tượng thờ Ngô Thì Nhậm trong Điện thờ Tây Sơn Tam Kiệt (Bảo tàng Quang Trung, Bình Định) Nguyễn Duy Chính “Ngô Thì Nhậm là nhà văn hoá lớn bậc nhất của thế kỷ 18, thế kỷ của những rung chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn ...
Nguyễn Duy Chính
“Ngô Thì Nhậm là nhà văn hoá lớn bậc nhất của thế kỷ 18, thế kỷ của những rung
chuyển xã hội và lịch sử, thế kỷ tạo ra những con người khổng lồ của lịch sử văn hoá.
Ông là nhà chính trị, nhà văn hoá … đã có những đóng góp lớn lao trong một thời điểm
bi thương và hào hùng của lịch sử …”
Những dòng chữ trên đây trích trong Lời Nói Đầu của Mai Quốc Liên trong bộ sách
bốn cuốn tương đối công phu và vĩ đại có nhan đề Ngô Thì Nhậm tác phẩm do Trung
Tâm Nghiên Cứu Quốc Học – nxb Văn Học ấn hành tại Việt Nam năm 2001.
Ngô Thì Nhậm – mà miền Nam chúng ta thường quen gọi là Ngô Thời Nhiệm vì kiêng
tên vua Tự Đức (Hồng Nhậm) — không phải chỉ là một nhà văn hoá. Ông được đánh giá
dưới nhiều phương diện khác nhau, một nhà nho uyên bác, một nhà chính trị tài ba và
một nhà ngoại giao lỗi lạc. Ngoài ra ông còn được coi như một trong những cư sĩ đóng
góp nhiều cho Thiền học phái Trúc Lâm.
Viết về ông xuất hiện đầy rẫy trong văn chương cũng như biên khảo. Khi ca tụng vua
Quang Trung, người ta dường như không thể tách rời sự thành công quân sự của ông với
nhãn quan chính trị của người văn thần họ Ngô và những thắng lợi về ngoại giao mà
người bầy tôi này đóng góp. Ở trong nước người nào dám đụng chạm hay nghi ngờ ông
là đã phạm vào một điều cấm kỵ, một thứ phạm huý và có thể bị suy diễn thành những
tội tày trời.
Trong bài này, chúng tôi xin xác định trước. Chúng tôi không đề cập đến con người tôn
giáo, cũng không bình luận văn chương và sở học tế thế kinh bang của ông mà chỉ đánh
giá lại một số vấn đề liên quan trực tiếp đến tư cách chính trị của Ngô Thì Nhậm.
TIỂU SỬ:
Ngô Thì Nhậm là con trai của Ngọ Phong Ngô Thời Sĩ, người làng Tả Thanh Oai, tỉnh
Hà Đông. Ông từ trẻ đã nổi tiếng thông minh, đỗ Tiến Sĩ năm Ất Mùi đời Cảnh Hưng
thứ 36 (1775), được chúa Trịnh Sâm vời vào làm tư giảng, dạy thế tử Trịnh Khải. Về
sau ông được bổ nhiệm làm đốc đồng xứ Kinh Bắc.
Sau vụ án năm Canh Tý mà ông có liên quan, ông được thăng lên thị lang bộ Công
nhưng khi Trịnh Khải lấy lại được nghiệp chúa, ông phải trốn về quê vợ ở Sơn Nam,
thay tên đổi họ ở đó trong 6 năm, mãi đến khi Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai, xuống
lệnh tìm quan lại cũ để làm việc thì ông nắm lấy cơ hội ra trình diện được Nguyễn Huệ
phong cho làm tả thị lang bộ Lại, cùng với trung thư lệnh Trần Văn Kỷ lo việc chiêu
mộ những người cựu trào ra cộng tác với nhà Tây Sơn.
Nhờ có văn tài, Ngô Thì Nhậm được Nguyễn Huệ tin dùng trong việc giấy tờ giao dịch,
bang giao giữa nhà Tây Sơn và Thanh triều ông đóng một vai trò khá quan trọng mặc
dù chưa phải là người có đóng góp to lớn nhất như người ta thường nhầm lẫn.
Sau khi vua Quang Trung mất, ông không còn được trọng dụng như trước nên chuyển
sang nghiên cứu Phật giáo, hoàn thành một tác phẩm rất có giá trị là Trúc Lâm Tông
Chỉ Nguyên Thanh (1796). Khi Nguyễn Ánh diệt được nhà Tây Sơn, lên ngôi niên hiệu
Gia Long, một số cựu thần cộng tác với triều đại cũ bị đem ra đánh trượng trước văn
miếu. Ngô Thì Nhậm bị đánh đến chết. Ngoại sử còn truyền lại một câu đối giữa ông
và Đặng Trần Thường khi thụ hình:
Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN XÉT LẠI:
1/ Vụ án Sát Tứ Phụ Nhi Thị Lang
Dưới nhan đề Tháng 9, mùa thu, Trịnh Sâm truất bỏ ngôi của con trưởng là Khải và bắt
giam giữ, Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên quyển XLV chép
như sau:
… Khải là con Dương thị, một phi tần trong phủ chúa. Theo thể lệ cũ, con chúa
cứ đến 7 tuổi, cho ra ở nhà riêng để học, nếu là con trưởng thì đến 13 tuổi cho
mở phủ đệ và được phong làm thế tử. Nhưng Sâm cho rằng Khải (tên cũ là
Tông) không phải do vợ cả sinh ra, nên không yêu quí, dùng Nguyễn Phương
Đĩnh, hoạn quan, làm bảo phó của Khải. Lúc Khải đã 9 tuổi mới cho đi học,
dùng Nguyễn Lệ và Lý Trần Thản làm tả tư giảng và hữu tư giảng. Chưa được
bao lâu, Trần Thản mất, Nguyễn Lệ cũng ra trấn thủ Sơn Tây, chỉ sai Khải đến
ở nhà riêng Nguyễn Phương Đĩnh, theo thời tiết vào phủ đường triều yết mà
thôi. Viên quan trong Ngự sử là Nguyễn Thưởng và Vũ Huy Đĩnh trước sau
nhiều lần xin với Sâm về việc lập thế tử, đều bị giáng chức. Sau vì Đặng Thị
Huệ, một thị nữ được yêu nuông, sinh con là Cán, Sâm rất yêu quí, sách phong
Đặng thị là Tuyên Phi. Đặng thị tự gây dựng lấy bè đảng cho vây cánh được
dầy dặn, bên ngoài nương nhờ Hoàng Đình Bảo làm viện trợ, ngầm có ý cướp
ngôi thế tử cho Cán. Khải không được yên tâm. Lúc Sâm có bệnh, nhiều lần
Khải đến cửa tẩm thất để vào chầu thăm hỏi, thường bị quân giữ cửa ngăn cản,
không được vào.Ngoài phủ đường có lời phao đồn là Sâm bị bệnh nặng. Khải bàn mưu với gia
thần là Đàm Xuân Thụ và bọn đầy tớ nhỏ là Thế và Thẩm (hai người đều sót
họ) rằng: “Vương thượng mắc bệnh mà ta không được vào chầu, nếu xảy ra biến
cố như việc tên Cao, tên Tư đã làm ngày trước, thì toan tính thế nào?”. Bọn
Xuân Thụ xin bí mật chứa sẵn binh khí, chiêu mộ dũng sĩ, nếu một ngày kia
trong phủ đường có sự không lành, thì đóng cửa thành lại, giết Đình Bảo, bắt
giam Đặng Thị, rồi phi báo cho quan hai trấn, đem quân vào hộ vệ, thì ngôi
chúa có thể vững vàng được. Khải cho lời bàn ấy là đúng, bèn vay ngầm của
nội thị Chu Xuân Hán 1,000 lạng bạc, để nuôi dũng sĩ và sắm khí giới. Nguyễn
Lệ trấn thủ Sơn Tây, từng giữ chức tư giảng cho Khải, Nguyễn Khắc Tuân trấn
thủ Kinh Bắc, là con nuôi Nguyễn Phương Đĩnh, cùng Khải vốn có tình thân
mật, nay đều cho mật báo, để họ sẵn sàng dự bị.Ngô Thì Nhậm, đốc đồng Kinh Bắc, trước kia, giữ việc hàng ngày giảng nghĩa
sách cho Khải, rất được Khải thương yêu kính trọng. Hà Như Sơn, một tên đầy
tớ nhỏ, là học trò (Thì) Nhậm, hiện làm người giữ sách cho Khải. Như Sơn biết
được việc này, đem nói với Nhậm, Nguyễn Huy Bá, cấp sự trung là người giảo
hoạt thâm hiểm, vì tội tham tang, bị bãi chức. Bá cho con dâu vào làm thị tì hầu
hạ Đặng thị, lại sai người thân tín cầu cạnh làm hầu hạ Nguyễn Khắc Tuân, nên
dò biết việc này, bèn vào phủ tố cáo với Đặng thị. (Thì) Nhậm định tự mình phụ
hoạ với Đặng thị, bèn cùng Huy Bá hợp mưu cáo tố là Khải lén lút cấu kết với
hai viên trấn thủ, mưu toan làm việc trái phép. Sâm giận lắm, cho triệu Đình
Bảo vào phủ bảo về việc này, ý Sâm muốn phê phó giao xuống để trị tội ngay.
Đình Bảo can rằng: “Khải dám làm việc to lớn này, chính do hai viên quan hai
trấn ở Tây và Bắc chủ mưu, nay họ đều cầm quân ở ngoài nếu trị tội một cách
vội vàng, e sẽ xảy ra biến cố khác. Vậy chi bằng trước hết triệu hai viên trấn
thủ ấy về triều, rồi sau sẽ dần dà phát giác sự trạng để trị tội”. Sâm nhận là
phải, bèn hạ lệnh triệu Nguyễn Lệ trấn thủ Sơn Tây. Khi Lệ về đến nơi, Sâm
yên ủi có phần hơn trước. Cách mấy hôm sau, mật bắt được bè đảng của Lệ;
nhân đấy lại cho triệu Nguyễn Khắc Tuân, trấn thủ Kinh Bắc. Khi Tuân đã về,
bắt giam lại cùng với Nguyễn Lệ và Nguyễn Phương Đĩnh, rồi sai Ngô (Thì)
Nhậm cùng với hoạn quan là Phạm Huy Thức tham dự việc tra hỏi. Gặp lúc ấy
(Thì) Nhậm vì cha mất, từ chức về, nên đổi sai Lê Quí Đôn tra hỏi lại, bọn
Xuân Thủ, Thế và Thẩm nhận hết tội lỗi. Sâm bèn truất Khải xuống làm con út
(quý tử), giam ở nội phủ. Bọn Xuân Thụ đều bị giết. Nguyễn Lệ và Nguyễn
Khắc Tuân bị giam vào ngục. Phương Đĩnh vì nuôi dưỡng Trịnh Khải không
thành công trạng gì, nên bị lột hết chức tước đuổi về làng. Khắc Tuân và Chu
Xuân Hán đều uống thuốc độc chết.Trịnh Khải đã bị phế, ở ngôi nhà ba gian, ăn uống ra vào không được tự do,
người ta đều lo ngại cho Khải, nhưng không người nào dám nói. Lúc ấy có viên
tri châu cũ là Lê Vĩ, dâng thư biện bạch cho Khải là bị tội oan, nhưng không
được Trịnh Sâm xét đến.Trước kia, Ngô (Thì) Nhậm sắp phát giác tội của Khải, đem việc ấy bàn với cha
Ngô (Thì) Sĩ, Sĩ cố sức can ngăn, đến nỗi phải đem cái chết để thề bồi với con,
nhưng chung qui Nhậm vẫn không theo. Kịp khi nghe tin Nhậm đã phát giác
việc ấy, Sĩ buồn bực, bèn uống thuốc độc tự tử. Về phần Nhậm, vì có công phát
giác, được thăng hữu thị lang bộ Công. Lúc ấy người ta có câu rằng: “Sát tứ phụ
nhi thị lang” nghĩa là giết 4 người cha để mà làm thị lang. Câu ấy là có ý khinh
bỉ (Thì) Nhậm đó.Lời chua: Ngô (Thì) Nhậm: người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, là con
Ngô (Thì) Sĩ, đỗ tiến sĩ khoa Ất Mùi (1775) năm Cảnh Hưng. Sau thờ nhà Tây
Sơn, làm quan đến thượng thư bộ Binh; đến năm Gia Long thứ nhất, bị đánh
bằng trượng cho đến chết.Tứ phụ: Ý nói Ngô (Thì) Sĩ là thân phụ, thế tử Khải là quân phụ; Khắc Tuân và
Xuân Hán là phụ chấp (bạn của bố). (Xuất xứ ở sách cố Lê nhất thống chí). Có
thuyết nói: Nguyễn Lệ, Phương Đĩnh và Khắc Tuân đều là phụ chấp của Nhậm,
nên gọi là tứ phụ.1
Việc này Hoàng Lê Nhất Thống Chí có chép khác đi một chút như sau:
… Lại nói, từ khi vương tử Cán sinh ra, Thế tử Tông có ý rất bực tức, chỉ sợ mình
không được lập làm chúa. Thế tử cùng với bọn gia thần là mấy tên hầu Thế
Thọ, Thẩm Thọ … nho sinh Đàm Xuân Thụ và tên xuất thân phận tạp lưu Vĩnh
Vũ, ngày đêm bàn mưu, lo lắng không biết nên làm thế nào.Vừa lúc đó, chứng bệnh cũ của chúa lại phát, bệnh tình rất nguy kịch. Một đêm,
Thế tử bỗng mơ thấy mình mặc áo chầu chàm, đội mũ chữ đinh, đứng ở phủ
đường. Sáng mai, Thế tử kể lại với bọn gia thần và nói:
– Ta mơ như vậy là điềm có tang, trong cung nay mai chắc sẽ có biến, ta phải
sớm lo liệu trước mới được.Bọn tôi tớ ấy liền khuyên Thế tử nên ngấm ngầm sắm sửa binh khí, chiêu mộ
dũng sĩ: một mai trong cung xảy ra chuyện chẳng lành, thì cứ việc đóng chặt
cổng thành, giết Quận Huy, và bắt giữ cả hai mẹ con Thị Huệ, khiến vương tử
Cán không thể lên ngôi chúa. Mặt khác báo cho hai trấn Tây Bắc (Sơn Tây,
Kinh Bắc) đem quân vào Kinh, bắt ép các đại thần để dựng Thế tử lên ngôi
chúa.Thế tử nghe theo và phao lên rằng mình sắp được lệnh đem quân vào đánh
miền Nam. Rồi Thế tử lại sai người báo ngầm cho Khê Trung hầu, giao một
ngàn lạng bạc cho nho sinh Đàm Xuân Thụ để Thụ phân phát cho bọn tay chân
đi mua sắm vũ khí. Tiếp đó, Thế tử mật báo cho các viên Trấn thủ ở hai trấn
Tây, Bắc chiêu tập dũng sĩ.Thế tử cắt đặt xong thì bệnh của chúa cũng vừa khỏi, việc ấy hơi bị tiết lộ. Hồi
đó có Nguyễn Huy Bá người ở Gia Lâm, tính tình nham hiểm giảo hoạt, thường
vẫn quen thói tố giác kẻ khác để kiếm quan chức. Năm trước, chính vì Bá đã tố
cáo âm mưu nổi loạn của Nguyễn Huy Cơ và Thuỵ Quận Công mà y được lên
làm chức Tham nghị ở trấn Sơn Nam. Dần đà, y ngoi lên chức Tiến triều, rồi lại
thăng tới chức Đốc đồng ở trấn Thái Nguyên. Lúc này vì có lỗi bị cách chức, y
đang nóng lòng mong lại được ra làm quan. Y bèn sai con dâu cả vào làm đầy
tớ cho Thị Huệ, rồi thường nhặt nhạnh những chuyện chơi bời đùa nghịch của
Tông, xui con dâu kể lại cho Thị Huệ để nịnh nọt, lấy lòng. Mặt khác, y lại
ngầm sai người nhà tin cậy tới làm bộ hạ của hai viên trấn quan Tây, Bắc để dòxét tình hình. Đến lúc ấy, y đã nắm được phần nào sự việc của bọn này, liền
vào báo với Thị Huệ.Thị Huệ đem việc đó bàn với Quận Huy, Huy bảo Huy Bá viết bức thư kín, rồi
Huy tự bỏ vào trong tay áo, đi đến phủ chúa, đuổi hết những người chung
quanh, đem thư ra trình chúa.Chúa xem xong, cả giận, định sai người giao xuống trị tội tức khắc. Quận Huy
can rằng:
– Thế tử quả là có lỗi, nhưng sở dĩ Thế tử dám làm chuyện to lớn như thế
chính là do hai viên Trấn thủ Tây, Bắc chủ mưu. Nay hai viên ấy vẫn còn
cầm quyền ở ngoài, nếu vội vã trừng trị Thế tử e sẽ có biến khắc. Chẳng thà
trước hết hãy gọi hai viên ấy về triều giam cả ở trong phủ rồi bấy giờ hãy
tuyên bố tội trạng và trừng trị một thể.Chúa cho là phải. Hôm sau chúa đòi Thế tử vào cung, vờ quở mắng về việc xao
nhãng học hành, rồi bắt Thế tử phải đến ở trong một ngôi nhà ba gian trong
Trạch Các. Lại sai Tiến sĩ khoa Bính Tuất (1766) là Nguyễn Quỳnh làm Tả tư
giảng, và Tiến sĩ khoa Mậu Tuất (1778) là Nguyễn Đính làm Hữu tư giảng. Rồi
sau đó chúa cho đòi hai viên Trấn thủ Tây Bắc về triều, bữa ấy nhằm ngày 15
tháng 8 năm Canh Tý (1780) niên hiệu Cảnh Hưng.Lại nói, lúc ấy ở trấn Kinh Bắc có viên Đốc đồng Ngô Thì Nhậm Tiến sĩ khoa
Ất Mùi (1775) vốn là gia thần và Tuỳ giảng của Thế tử, thường vẫn rất ăn ý với
Trấn thủ Tuân sinh hầu (Nguyễn Khắc Tuân). Về phía Tuân, không việc gì là
không bàn với Nhậm, duy chỉ có việc âm mưu của Thế tử là Tuân không hề nói
đến. Trước đó mấy ngày Sơn Thọ là gia thần của Thế tử, lại từng là học trò của
Nhậm, được Thế tử sai đến kể rõ mưu mô của Thế tử cho Nhậm biết, rồi lại
ngầm ra lệnh cho Nhậm phái người lẻn lên vùng Lạng Sơn mua ngựa tốt để
dùng vào việc binh. Thì Nhậm hoảng sợ nói:– Thế tử là người sẽ nối ngôi chúa, mà nước là nước của Thế tử, lo gì mất ngôi
mà phải lập mưu ấy? Đây ắt lại do bọn tôi tớ xui giục. Thế tử trẻ người hăng
máu, suy nghĩ chưa chín chắn, nên mới nghe họ. Chúa thượng là người xét
đoán sáng suốt, há lại che giấu được ngài ư? E rằng tai hoạ sẽ xảy ra lúc nào
không biết, bọn gia nhân của Thế tử rồi không còn đất giấu thân đâu.
Đoạn Thì Nhậm vội vã sang kể hết tình đầu cho Khắc Tuân nghe, và khuyên
Tuân phải hoả tốc về kinh, can ngăn Thế tử đừng làm việc đó, để tránh tai vạ
sau này.Khắc Tuân không nghe, nói rằng:
– Tiểu chức này với quan lớn, chỉ biết việc tuần phòng khám xét: ngoài ra
những việc không dính líu đến ta, thì không nên hé răng.Thì Nhậm thở dài mà về.
Mấy ngày sau, quả nhiên có lệnh đòi Khắc Tuân và Thì Nhậm. Hai người vội
vàng cùng đi. Tới kinh, họ thấy Trấn thủ Sơn Tây (Hồng lĩnh hầu Nguyễn Khản)
và a bảo Hân quận công (Nguyễn Đĩnh) đều đã bị triệu về, còn đang ngồi đợi
tội ở nhà Tả xuyên. Nguyễn Tuân xin vào điếm Quyển Bồng gặp chúa, nhưng
chúa không cho vào, sai viên quan hầu là Quyến Trung hầu ra trách Khắc Tuân
rằng:– Cậu và thằng Tông đã muốn làm giặc thì cậu cứ việc ra mà sắp sẵn binh mã,
đây ta đã có các tướng mạnh để đối địch với cậu!
Khắc Tuân quay ra, gặp Thì Nhậm ở điếm Tiểu bút, Tuân cầm tay Nhậm than:
– Tôi thờ chúa từ khi lọt lòng đến giờ, nay chúa gọi tôi là giặc. Hôm nọ quan
lớn nói chuyện, tôi cứ cho làm thường, nay việc đã như thế tính sao bây giờ?
Thì Nhậm cũng hoảng hốt chẳng biết trả lời thế nào.Khắc Tuân liền làm tờ khải, cung khai hết những việc trước rồi nhờ Quyến
Trung hầu đưa vào dâng chúa. Nhưng chúa đang giận, không xem, lại sai
Quyến Trung hầu đem tờ khải ra xé trước mặt Khắc Tuân.Khắc Tuân lượm lấy tờ khải bị xé ấy mà ra, nhưng sợ hãi luống cuống chẳng
biết đi đường nào.Viên Trấn thủ Sơn Tây lúc ấy cũng rất lo sợ, có điều muốn nói mà không dám
bày tỏ. Ông ta bèn cùng Khắc Tuân nói với Thì Nhậm:– Bọn tôi ở ngôi trọng yếu mà bị lời gièm pha nặng nề, bây giờ dù có nói gì,
chúa cũng chẳng tin. Ngài nên đem những điều nghe thấy viết một tờ khải,
đổ tội cho lũ tôi tớ, như vậy may ra bọn tôi mới khỏi bị oan mà Thế tử cũng
sẽ an toàn không việc gì.Thì Nhậm bất đắc dĩ phải làm theo ý hai người. Chẳng ngờ chúa nhận được tờ
khải, lại càng giận dữ nói:
– Quả như lời nói của người ta không sai.Rồi chúa sai Thì Nhậm và bọn quan hầu là Ngạn Triêu hầu, Đường Trung hầu,
Án Trung hầu cùng tra xét vụ án đó.Thì Nhậm cùng bọn quan hầu định tìm cách gỡ tội cho Khắc Tuân và viên Trấn
thủ Sơn Tây, nhưng vì nhà có tang Nhậm phải bỏ việc quan mà về.Chúa bèn giao cho viên Đồng Tham tụng là Nghĩa Phái hầu Lê Quý Đôn, Bảng
nhãn khoa Nhâm Thân (1752) làm thay việc tra xét. Cuối cùng nắm hết được
tình hình tội trạng, chúa liền gọi các chính thần vào cung, vừa khóc vừa nói:
– Quả nhân không may gặp phải thằng con bất hiếu, lũ bầy tôi bất trung,
chúng ngầm mưu việc phản nghịch, hình tích cũng giống như vụ Thừa Kiên,nhưng tâm địa thì tệ hơn nhiều. Việc bỏ con cả lập con thứ là việc bất đắc
dĩ. Các ngươi cũng nên hiểu rõ bụng ta, cứ phép nước mà định tội nó đi!
Các quan trong triều bàn rằng: mấy tên tội phạm đều nên xử tử còn riêng về
Thế tử thì không dám bàn.Lời bàn đó dâng lên, chúa cầm bút phê rằng:
– Cứ xét theo nghĩa của kinh Xuân Thu thì phải trị tội tên Tông thật nặng.
Nhưng nghĩ tình cha con ruột thịt không nỡ như thế, vậy nên truất nó xuống
làm con út, trọn đời giữ đạo làm tôi. Còn bọn các quan thì viên Trấn thủ Sơn
Tây và Khê Trung hầu, vốn đã theo hầu ta từ lúc chưa lên ngôi, cũng có
công lao, đặc ân cho tự liệu lấy. Riêng a bảo Hân Quận công là người thật
thà không tham dự vào mưu đó cũng được tha tội chết, nhưng phải cách chức
xuống làm dân thường.Mệnh lệnh ban xuống, Khê Trung hầu và Tuân Sinh hầu đều uống thuốc độc tự
tử.2
Hoàng Lê Nhất Thống Chí là sách của nhà họ Ngô, trong đó một phần do chính Ngô
Thì Nhậm viết nên cố tình viết trại đi để gỡ tội cho mình. Mai Quốc Liên cũng biện
bạch như sau:
Sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí (38-39) và Ngô gia thế phả (40) lại chép khác,
rằng khi biết có âm mưu đảo chính thì Ngô Thì Nhậm đã từng can ngăn Nguyễn
Khắc Tuân và khi bị gọi về triều, Ngô Thì Nhậm còn tìm cách gỡ tội cho bọn
họ. Nhưng vừa lúc ấy thì Ngô Thì Nhậm phải về cư tang, việc xét xử chuyển
sang tay Lê Quí Đôn. Lê Quí Đôn vốn ghét Nguyễn Khản nên mới khép vào
trọng tội. Ngô gia thế phả còn ghi rằng Hoàng Tố Lý (Quận Huy) vốn ghét Ngô
Thì Nhậm, muốn để Ngô Thì Nhậm mắc tai tiếng mới xui Sâm thăng Ngô Thì
Nhậm lên làm Công bộ hữu thị lang. Ngô Thì Nhậm biết Quận Huy hại mình,
muốn cố từ, nhưng em là Học Tốn khuyên nên mềm dẻo để tránh thù oán. Ông
nhậm chức và lấy cớ có tang cha không dâng biểu tạ ơn. (Ngô Thì Nhậm tác
phẩm I, tr. 38)
Lẽ dĩ nhiên, chúng ta cũng không gạt bỏ quan điểm cho rằng Ngô Thì Nhậm không
phải là người tố giác việc “âm mưu phản loạn” của Trịnh Khải nhưng chắc chắn ông
cũng không phải là người tìm cách “gỡ tội cho bọn họ”. Cái chết của Ngô Thì Sĩ đã quá
rõ ràng, chính họ Ngô cũng không thể nào nói gì khác được. Tuy nhiên nếu quả Ngô
Thì Nhậm dù không tố cáo nhưng biết chuyện mà không báo thì cũng đồng loã, không
lý nào lại được giao cho nhiệm vụ “điều tra” những người đồng phạm khác (Rồi chúa
sai Thì Nhậm và bọn quan hầu là Ngạn Triêu hầu, Đường Trung hầu, Án Trung hầu
cùng tra xét vụ án đó – Hoàng Lê Nhất Thống Chí tr. 20). Còn như nếu quả Quận Huy
muốn hại Ngô Thì Nhậm thì đây là dịp bằng vàng để tâu với Trịnh Sâm xử tội ông,
việc gì phải cho ông mắc tai tiếng bằng cách xui Trịnh Sâm thăng ông lên “thị lang”.
Nếu quả ông có công như thế ắt sau khi Trịnh Khải lấy lại ngôi vương (1782), người ta
đã chẳng xui Trịnh Khải bắt ông, may nhờ vị chúa mới này rộng lượng (có lẽ nể tình
ông là thầy học trước kia) nên ông mới có thể “chạy trốn về quê vợ ở Sơn Nam trong
gần 6 năm” (Ngô Thì Nhậm tác phẩm I, 39).
Thực ra Ngô Thì Nhậm là phe cánh của Quận Huy và Thị Huệ, thành thử Nguyễn Khắc
Tuân không dám bàn với ông, nếu không phải là chính phạm chủ mưu tố cáo để đến
nỗi cha ông xấu hổ phải tự tử thì cũng là một người có công rất lớn trong vụ đại án này.
2/ Ba bài biểu “suy tôn” Nguyễn Huệ
Sau khi Trịnh Khải lấy lại được nghiệp chúa, Ngô Thì Nhậm lúc nào cũng nơm nớp sợ
bị trả thù nên trốn về quê vợ, nghiên cứu sách vở và tôn giáo. Việc đó cũng chỉ là
thường tình của những người bị thất sủng, không phải cao khiết gì, chẳng qua ông chỉ
nằm nhà chờ một cơ hội khác. Vì tâm trạng muốn “xoá bài làm lại”, ông trở nên một
trong những người tích cực nhất trong nỗ lực thủ tiêu chính quyền xứ Bắc Hà. Cơ hội đó
đã đến năm 1788, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc diệt Vũ Văn Nhậm, sau đó ra lệnh
tìm kiếm quan lại cũ của nhà Lê để làm việc, Ngô Thì Nhậm là người tất tả chạy ra
“trình diện” đầu tiên.
Bấy giờ viên quan văn là Ngô Thì Nhậm vào yết kiến trước, Ước (Võ Văn Ước,
lễ quan có nhiệm vụ đưa những người đến trình diện vào gặp Nguyễn Huệ)
tưởng lầm là hoàng tử nhà Lê, liền mời cùng ngồi với mình. Tiếp đó, bọn Lê
Phiên đến, đều lạy ở dưới dân. Ngô Thì Nhậm trong bụng rất áy náy, vội đứng
dậy đi ra. Ước lấy làm lạ không biết là ai, bèn hỏi:– Người vừa ngồi đây là ai thế?
Có người trả lời:
– Văn ban Ngô Thì Nhậm đấy!
Ước giận mà rằng:
– Ta vâng mệnh cai quản tất cả, sao lại được vô lễ như vậy?
Rồi Ước tức tốc sai người theo bắt. Ngô Thì Nhậm biết trước chuyện đó, nên lúc
ra, vội vàng trốn tránh ngay.3
Ngô Thì Nhậm bị truy nã vội chạy đến Trần Văn Kỷ là người thân tín của Bắc Bình
Vương để nhờ che chở. Trần Văn Kỷ đưa ông vào yết kiến, được Nguyễn Huệ phong
cho làm Lại bộ tả thị lang, Tình Phái hầu. Cũng nên biết rằng rất có thể chính Ngô Thì
Nhậm là tác giả của những hàng chữ này4 nên đã miêu tả một cách vinh quang là vì
Nguyễn Huệ nghe tiếng ông nhưng cũng có thể chỉ vì ông xung phong ra trước nên
được trọng dụng để cho người khác noi gương.
Dẩu sao cái triều đình rệu rạo ấy chẳng qua chỉ là một thứ bù nhìn, chức vụ của ông
cũng chỉ là một thứ chức hàm để đóng vai chiêu tập quan lại cũ cho dễ. Trong thời gian
ngắn ngủi Nguyễn Huệ ở lại miền Bắc (chỉ chừng vài mươi ngày – tháng 4 đến tháng
6/1788) Ngô Thì Nhậm đã làm được một số công tác nổi bật. Trong khi phần lớn cựu
thần nhà Lê ra cộng tác với tân trào với tâm trạng hoang mang, miễn cưỡng, chiếu lệ
thì Ngô Thì Nhậm tỏ ra tích cực và cố gắng để “gãi đúng chỗ ngứa” cho chủ mới.
Ngay từ lần đầu ra Bắc Hà Nguyễn Huệ đã có bụng muốn thay họ Trịnh làm chúa. Ông
không vừa lòng với cái tước Nguyên Soái Phù Chính Dực Vận Uy Quốc Công mà vua
Hiển Tông ban cho, đến khi thấy miền bắc quả là “không có người” như Nguyễn Hữu
Chỉnh đã nói, trong bụng lại càng khao khát muốn chiếm ngôi nhà Lê. Chính vì thế ông
đã ghét cay ghét đắng ông cháu rể Vũ Văn Nhậm vì cái tội đưa ông Hoàng Tư Lê Duy
Cẩn lên làm “giám quốc” khiến ông mất cái dịp “theo đạo trời để làm vua trong nước”
(chiếu lên ngôi). Cũng có thể Vũ Văn Nhậm ngầm thực hiện ý định của Nguyễn Nhạc
là dựng nên một nước Bắc Hà song song với Nam Hà hầu chặn đứng tham vọng của
Nguyễn Huệ, vô hình chung trở thành một thứ “kỳ đà cản mũi”.
Ngô Thì Nhậm thì lại theo một con đường khác. Ông luôn luôn biết đâu là phía mạnh
và đâu là phe đã thất thế. Trước đây ông đã đứng hẳn về phe Quận Huy và Đặng thị
Huệ, đối kháng với những nhà nho bảo thủ còn tuân thủ triết lý chính thống của Khổng
giáo không tán thành phế trưởng lập ấu để đến nỗi gây ra vụ đại án năm Canh Tý
(1780) thì lúc này ông cũng đã nhìn ra được gió đã đổi chiều. Chỗ ngứa của Nguyễn
Huệ là gì, nếu chẳng phải là lên ngôi hoàng đế, làm chủ luôn cả cõi Bắc Hà. Nguyễn
Huệ không cảm thấy mình phải nợ nần gì nhà Lê, không có liên hệ vua tôi như ông sau
này đã khẳng định, ông chưa làm chẳng qua vì thời cơ chưa thuận tiện mà thôi. Chính
vì cái tham vọng của ông quá lộ liễu nên Lê Duy Kỳ đã hoảng sợ bỏ chạy khi quân
Tây Sơn kéo ra bắc, dù dưới danh nghĩa phù Lê.
Chỉ chưa đầy một tháng phục vụ chủ mới, thị lang Ngô Thì Nhậm đã tập hợp được một
số cựu thần nhà Lê và soạn ngay một tờ biểu suy tôn để xin Nguyễn Huệ lên ngôi
hoàng đế. Công việc có chiều hấp tấp và lộ liễu đó không được mấy người hưởng ứng,
những người có tư cách đều không ra, có kẻ bị ép thà tự tử nên Nguyễn Huệ phải hậm
hực kéo quân trở về Thuận Hoá.
Văn Huệ sai người lùng hết các bầy tôi văn võ, cưỡng ép họ đến cửa cung
khuyết để cùng đứng tên vào tờ biểu khuyên mời Văn Huệ lên ngôi vua. Huy
Trạc bị bắt đến Ngự sử đài, không chịu ký tên vào tờ biểu ấy, đêm đến, uống
thuốc độc tự tử. Việc này do đó cũng đình chỉ.Văn Huệ ở lại vài ngày, bèn sai Duy Cận đứng giám quốc, giữ việc thời cúng
(tôn miếu nhà Lê) còn mình thì rút quân về Nam.5
Hoàng Lê Nhất Thống Chí viết như sau:
Qua vài ngày, Bắc Bình Vương dẫn quân về Nam. Trước khi lên đường, Vương
chọn năm sáu viên văn thần là bọn Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lịch, Ninh Tốn,
Nguyễn Bá Lan … phong cho quan tước. Ích làm chức Tả thị lang bộ Hộ, tước
Thuỵ Nham hầu, được đưa về Nam còn bọn Lịch, Tốn, Lan … thì đều được
phong chức Hàn lâm trực học sĩ, theo Đại Tư Mã Sở ở lại đất Bắc. Nguyễn
Hoàn và Phan Lê Phiên đều xin về dưỡng nhàn, nhưng vẫn được Bắc Bình
Vương cho giữ nguyên chức tước, và sai bộ Lễ cấp phát giấy tờ cho họ trở về
làng xóm. Tham tụng là Bùi Huy Bích, Thiêm đô là Nguyễn Huy Trạc đều có
đến Kinh, nhưng không chịu cho dẫn vào lạy chào. Rồi đang đêm Bích trốn còn
Trạc thì tự tử ở đài Ngự Sử.
Chúng ta không biết Nguyễn Huy Trạc là người thế nào nhưng trong vai ngự sử ông
hẳn phải là một người cương trực. Cái chết của ông không phải Ngô Thì Nhậm thì còn
ai chịu trách nhiệm ở đây?
Thế nhưng theo Hàn Các Anh Hoa thì không phải chỉ một lần mà đến ba lần Ngô Thì
Nhậm viết biểu suy tôn Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế để ép các quan ký tên. Đây là
bản dịch của bà Đỗ Thị Hảo trong Ngô Thì Nhậm tác phẩm I từ trang 165 đến trang
171:
Tờ Biểu Suy Tôn (lần thứ nhất)
Thần nghe:
Nghĩa của Xuân Thu là “đại nhất thống” cho nên bậc vương giả chịu mệnh trời,
hưởng phúc nước, ắt phải thể theo đạo trời, dựng nên ngôi báu, thì sau kỷ cương
mới thống nhất, pháp độ mới phân minh.Nước Việt Nam ta6 cõi bờ gồm 13 thừa tuyên, giữa chừng chia cắt hơn 200 năm.
Trước đây vua Thái Đức ghi năm đầu tuy rằng thừa thời cơ mà dựng vị hiệu,
nhưng vẫn chỉ chiếm cứ riêng một phương, thiên hạ chưa định hẳn về một mối.
Nay (nhà vua) vâng mệnh trời, thuận lòng người, mở rộng bờ cõi, lần thứ hai xa
giá ra Trung đô, liền có cả thiên hạ. Thế nhưng vẫn mang niên hiệu Thái Đức,
để cho sĩ dân ngơ ngác, không biết qui hướng vào đâu. Nếu không sớm lên ngôi
báu, thì lấy gì để gắn bó lòng người. Cúi mong bậc thánh thông minh, lấy thiênhạ làm trọng, ngẩng lên vâng theo ý trời, cúi xuống xét tình dân chúng, lên ngôi
hoàng đế, xuống chiếu đổi niên hiệu, để thoả tấm lòng suy tôn của thần dân, để
lưu truyền mãi mãi cơ nghiệp ức vạn năm tông xã. Đó là nguyện vọng lớn của
bọn thần vậy
Theo lý mà nói, lời lẽ trong bài biểu này không có gì là thuyết phục. Thế nào là “bậc
vương giả chịu mệnh trời?” (nguyên văn cố vương giả thụ mệnh hưởng quốc
…). Còn bảo vua Thái Đức “thiên hạ chưa định hẳn về một mối” thì
Nguyễn Huệ cũng chỉ mới làm chủ có một phần giang sơn. Các quan nhà Lê không
khứng chịu việc thay bậc đổi ngôi một cách trắng trợn như thế nên tờ biểu này không
dùng được. Chẳng bao lâu họ Ngô lại viết một bài biểu thứ hai
Thần nghe:
“Trời giúp thiên hạ đặt ra vua ra thầy” cho nên người có đức lớn ắt được chịu
mệnh trời, làm chúa tể của thần dân thiên hạ. Nước Việt ta từ năm Giáp Ngọ
(1774) trở lại đây, Nam Bắc gây chiến, dân chúng rơi vào cảnh lầm than. May
nhờ lòng trời ghét cảnh loạn lạc, nên chia lâu tất hợp. Bệ hạ thuận theo ý trời,
nắm được thời thế, dấy binh dẹp loạn, cứu trăm họ trong cảnh gian nan, thống
nhất non sông, công trạng hơn hẳn đời trước. (Bởi thế) giữ được mệnh trời, thu
được thần khí, thần dân trong bốn biển đều dụi mắt để xem nền chính trị mới.
Bệ hạ nên theo lệ cũ của triều đại trước, lấy năm đại định lên ngôi báu. Trên là
để nối lại giềng mối lớn trời Nam, rồi sau xây dựng kỷ cương, dấy nền pháp độ
của triều đình thì cơ nghiệp dài lâu, thế lực hùng mạnh, sẽ tốt lành mãi mãi đến
ức muôn năm.Cúi đọc chữ vàng phê phó (thấy): lòng thánh nhân rất mực nhún nhường, việc
lên ngôi trọng đại mênh mang khó hình dung được. Song mệnh trời giao phó,
trăm họ suy tôn, ứng hình tượng rồng bay trong hào ngũ quẻ Kiền chính là việc
hôm nay. Bọn thần hèn mọn, tài năng tầm thường, gặp thời anh minh, dám đâu
không dốc lòng hết sức, để giúp thành nghiệp lớn. Cúi mong bệ hạ hãy soi thấu
cái nghĩa của thời cuộc, thể tất tấm lòng của dân chúng, nhận lấy danh nghĩa
rạng rỡ của thiên hạ, khiến cho thần dân Nam Bắc có chỗ trông cậy. Rồi ra
được thấy bốn biển mãi mãi thanh bình, nghiệp lớn thêm bền vững, để sánh với
sự hưng thịnh của vua Thang, vua Vũ, vượt lên trên công nghiệp của nhà Hán,
nhà Đường. Đó là nguyện vọng lớn của bọn thần vậy
Bài này cường độ “tâng bốc” đã tăng lên một mức, lấy toàn điển cố, sánh Nguyễn Huệ
với các bậc thánh vương trong khi trên thực tế ông chưa làm được gì cho dân miền Bắc
cả ngoài việc vơ vét gạo thóc, kho tàng chở về Nam. Cũng như bài biểu thứ nhất, bài
này cũng không ai hưởng ứng và có lẽ cũng chẳng thèm nhớ đến nếu không được chép
lại trong Hàn Các Anh Hoa. Thành thử Ngô Thì Nhậm lại cố công gọt giũa để thêm
một bài “suy tôn” lần thứ ba bằng lối văn biền ngẫu:
Trộm nghĩ:
Sao Bắc thần yên vị, ba viên soi Hà Hán huy hoàng.
Ngôi Nam diện sáng ngời, tám cõi ngóng áo xiêm thịnh trị.
Vươn cổ ngóng tầng mây, dốc lòng theo bóng nhật.
Chúng thần trộm nghĩ:Đạo đức đã tràn đầy ba cực, phải có tay chăn dắt dân đen.
Vua thầy là trách nhiệm một người, chẳng nên bỏ hư lâu ngôi báu.
Nghĩ Việt Nam ta từ Hùng Vương dựng nước,
Sách trời ghi chép rõ ràng, mười ba tuyên cõi bờ muôn dặm
Dòng họ dõi truyền rực rỡ, vài ngàn năm giềng mối trăm vua,
Thực nhờ sự phù hộ của hoàng thiên, nên mới dám đối chọi với Trung Quốc
Từ đông bắc nhân họ Lê suy yếu, đất đai bèn chia cắt bởi quần hùng
Tuy tây nam có hoàng huynh nổi lên, oai trời chưa tràn lan khắp cõi
Binh xa thì xa xôi không tới, quân mã liền ồ ạt nổi lên
Kể từ năm Giáp Ngọ (1774) khởi binh, rồng thần đã ra tay khắp cõi
Nay tới năm Mậu Thân (1788) gặp vận ngôi thiêng cần đợi bậc thay trời
Vì đức sang hợp sự mở mang, nên bốn cõi vào tay nắm giữ.
Kính nghĩ hoàng đế bệ hạ:Trời sinh khí sáng thần giúp tài cao
Một áo nhung gây dựng non sông, là em quý của anh hùng Tây thổ
Ba thước kiếm quyết trừ loạn lạc, là chân nhân sáng suốt cõi trời nam
Một cơn giận dữ dụng võ yên dân, bốn cõi xông pha giương oai dẹp giặc
Từ Tiêm La ra Bắc không một thành bền, vang dậy vẫn ngọn qua vua Vũ
Từ Long Đỗ về nam hai lần xe đuổi, duy trì cho cung điện vua Nghiêu
Công trạng lớn mênh mông khôn tả, chính sự hay rực rỡ đáng ghi
Trăm quan nghiêm huấn lệnh, làm việc binh không để nhiễu dân
Ba tạng để di ngôn, sửa phong tục chẳng cần cầu Phật
Mưu cao mở lối kinh luân, kế giỏi trổ tài vận dụng
Hai kinh mở ra cung điện, gốc nguồn tông xã được vững vàng
Đôi miếu xum họp thân biền, đường lối võ văn đều thực hiện
Công đức thực tốt đều hai mặt, nên trời người thuận cả một chiều
13Trăm điều bói mộng tốt lành, càng tỏ rõ câu văn trì thống
Dân chúng âu ca qui phục, hiệp theo lời sấm phá điền
Xét theo lý số không sai, so với thời cơ rất hợp
Thánh nhân cân nhắc sự nghe theo, khiêm nhượng nêu cao đức lớn
Dân chúng trông chờ điều đổi mới, suy tôn tỏ rõ lòng thành
Trông cậy khắp trời đâu cũng vậy, qui mô thống nhất chính là đâyCúi mong:
Sớm lên ngôi báu, rộng mở nghiệp vua
Lời nói việc làm giữ đạo trung dựng xây chế độ
Chủ trương chính sách ở ngôi cao nắm giữ mối giềng
Tế tự dâng nghi lễ kính thành huy hiệu chép tôn nghiêm rạng rỡ
Để được thấy muôn phương an lạc, bốn biển thanh bình
Xuân năm đầu nghiệp lớn mở mang, trông bệ thánh sánh cùng sao sáng
Nước bốn mùa ơn sâu đằm thắm, mừng nhà vua hưởng phúc lâu dài.
Nếu không tìm hiểu về thực trạng lúc đó, bài biểu này ắt sẽ cho chúng ta một hình ảnh
xã hội thiên đàng. Thực ra, tình hình còn đang ngả nghiêng, về hành chánh cũng như
chính trị đều chông chênh quân Tây Sơn đang cố thanh toán nốt những khu vực còn
trung thành với nhà Lê.
Theo lời khai của bọn Nguyễn Huy Túc với quan nhà Thanh thì như châu Hoan, châu
Diễn (tức vùng Thanh Hoá, Nghệ An) và một số trấn Sơn Nam, Sơn Tây, Hải Dương,
Kinh Nam, Kinh Bắc, Tuyên Quang, Hưng Hoá … vẫn còn một số thổ hào, hưởng ứng
cần vương nổi lên chống lại nhưng lực lượng yếu ớt, không có gì đáng kể.7
Tại Yên Thế có Dương Đình Tuấn, vốn dĩ là một tay “anh chị” ở Lạng Giang, nay hưởng ứng
Cần Vương được phong làm Bình Khấu tướng quân. Trần Quang Châu, Trần Đĩnh,
Hoàng Xuân Tú ở Chí Linh. Trần Quang Châu được phong là Định Vũ Hầu. Ở Thanh
Hoa có con cháu nhà Lê là Lê Duy Trọng, Lê Duy Phác. Hoàng đệ Lê Duy Chi (em
vua Chiêu Thống) thì dấy lên ở Tuyên Quang, Thái Nguyên. Ngoài ra còn vô số các
thổ hào và dư đảng họ Trịnh mỗi người làm chủ một cõi.
Theo lời Nguyễn Huy Túc (???) khai ra thì đất An Nam trước nay có 52 phủ,
trong đó 12 phủ là do thổ mục, man tù sinh sống (tức người vùng núi), còn thực
quyền là 40 phủ, trong đó đạo Thanh Hoa gồm 4 phủ 15 huyện, đạo Tuyên
Quang 3 châu 1 huyện, đạo Hưng Hóa 10 châu 2 huyện là chưa đầu hàngNguyễn Văn Huệ, ngoài ra An đạo 4 phủ 12 huyện của miền trên8 cũng chưa
hàng, còn miền dưới thì hàng cả rồi. Đạo Sơn Nam 9 phủ 36 huyện, miền trên
cũng đã hàng, miền dưới chưa hàng. Đạo Sơn Tây gồm 5 phủ 24 huyện, miền
trên chưa hàng, miền dưới cũng đã hàng. Đạo Kinh Bắc gồm 4 phủ 20 huyện,
miền trên chưa hàng, miền dưới hàng rồi. Đạo Hải Dương 4 phủ 19 huyện, miền
trên đã hàng, miền dưới chưa hàng. Đạo Thái Nguyên 8 huyện, 3 châu, miền
trên chưa hàng, miền dưới đã hàng. Đạo Cao Bằng 1 phủ, 4 châu và Lạng Sơn 1
phủ, 7 châu cũng đã đầu hàng. Nguyễn Văn Huệ muốn xúi bẩy dân chúng bắt
giao Lê Duy Kỳ nên đã hứa miễn giảm sưu thuế cho dân trong mười năm.9
Nguyễn Văn Huệ, ngoài ra An đạo 4 phủ 12 huyện của miền trên8 cũng chưa
hàng, còn miền dưới thì hàng c