Nghi vấn đô đốc Bùi Thị Xuân là Vũ Thị Nguyên quê gốc Bắc Ninh
Bùi Thị Xuân- Tranh của Phan Thanh Nam Vũ Ngọc Phương Thời đại Tây Sơn Nguyễn Huệ là một trong những thời đại hiển hách nhất của Lịch sử Việt Nam, Vua Quan Trung Nguyễn Huệ trọng dụng được rất nhiều Nhân tài cùng Nhà Vua lập nên công trạng hiếm có để giữ vững Độc Lập – Tự chủ ...
Vũ Ngọc Phương
Thời đại Tây Sơn Nguyễn Huệ là một trong những thời đại hiển hách nhất của Lịch sử Việt Nam, Vua Quan Trung Nguyễn Huệ trọng dụng được rất nhiều Nhân tài cùng Nhà Vua lập nên công trạng hiếm có để giữ vững Độc Lập – Tự chủ Nước ta .
Danh tướng của Quang Trung,hàng đầu phải kể đến Tư đồ Thiếu Phó Đại tướng Trần Quang Diệu và vợ là Đô đốc Bùi Thị Xuân.Về hành trạng và nguyên nhân cái chết của Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân đã ghi trong Hoàng Nguyễn Thực lục và chính Sử Nước ta.
Tuy nhiên có khác nhau về một số điểm như Trần Quang Diệu vốn là họ Nguyễn, nguyên quán của Ông cũng có nhiều ý kiến khác nhau:
1/ Xã Ân Tín,huyện Hoài Ân tỉnh Bình Định
2/ Xã Đức Lân,huyện Mộ Đức tỉnh Quảng Ngãi.
3/ Ông vốn có tên là Trần văn Đạt người làng An Hải Quận Sơn Trà TP Đà Nẵng.
Về Bà Bùi thị Xuân cũng có nhiều nguồn tư liệu khác nhau về nguồn gốc.Về cái chết của Bà, tựu trung có hai nguồn được coi là tin cậy:
Giáo sỹ De La Bissachere viết 1807 khi chứng kiến hành hình Bà Bùi Thị Xuân:”…Đến lượt bà,…Và bà rất bình thản bước lại trước đầu voi hét một tiếng thật lớn khiến voi giật mình lùi lại.Bọn lính phải phải vội vàng bắn hỏa châu, đâm cây nhọn vào đít con vật để nó trở nên hung tợn, chạy bổ tới,giơ vòi quấn bà tung lên trời,… Nhưng trái với lệ thường, nó không chà đạp lên phạm nhân như mọi bận mà bỏ chạy vòng quanh pháp trường, rống lên những tiếng đầy sợ hãi khiến hàng vạn người xem hoảng hốt theo…. ( Việt Sử Tân biên quyển 4 trang 245 – 246)
Theo Thiên nam vật chí,” Bà bị xử lăng trì,thi hài bị thiêu rụi”
Việt Nam Anh kiệt ( Tác giả Đặng Duy Phúc – NXB Hà Nội 2004 ) ghi:” Khi voi đưa chân toan chà đạp, bà thét lên một tiếng như sấm dậy khiến voi thất kinh phải thối lui không chịu theo sự diều khiển của quản tượng. Cuối cùng Vua Nguyễn (Gia Long – Nguyễn Ánh) lệnh cho dùng hình phạt: Cột bà vào trụ sắt, lấy vải nhúng sáp nóng quấn khắp người bà rồi đốt cháy một cách man rợ,…”
Như vậy, Bà Bùi Thị Xuân không bị voi dầy chết (hay bị xử lăng trì) mà bị quấn nến ( hay sau đó) thiêu rụi .
Sở dĩ có sự sai khác ghi chép đó là do Nhà Nguyễn Gia Long đã trả thù hết sức dã man, triệt phá lăng tẩm, nhà cửa xóm làng của Vua tôi Nhà Tây Sơn nên gần như không còn mấy di vật, bằng chứng,sử sách của Nhà Tây Sơn để ngày nay chúng ta đối chiếu tra xét về Thời đại Tây Sơn Nguyễn Huệ.Những truyền thuyết đã thần thoại hóa các nhân vật này nên không thể xác nhận được làm cứ liệu Lịch sử.
Trong một tài liệu ghi bằng chữ Hán viết trên giấy Sắc Phong Thần của Họ Vũ Chi Bắc Ninh ( Làng Đông Cao, xã Đông Cứu dưới chân núi Thiên Thai huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh) – Bản gốc từ cuối thời Lê Mạt có ghi chữ Hán dịch ra như sau:
” Cụ Tổ 7 đời Danh Nhân Văn hóa – Nhà văn Vũ ngọc Phan – Gia phả có ghi Cụ Vũ Bân làm quan đến Quản trấn hậu cơ Tứ thành Mật sát – Thai Lĩnh Hầu.Cụ Vũ Bân có nhiều con trong đó có người con gái là Vũ Thị Nguyên, Gia phả viết về Bà như sau:
Cụ (Vũ Bân) nạp một người thiếp sinh được một con gái tên là Nguyên,về sau cùng chồng tuẫn nạn.Nguyên chồng Thị Nguyên làm quan Tư đồ thiếu phó,Đại tướng Tây Sơn,không rõ họ tên,lúc đó giữu thành Bình Định.Đại tướng triều Nguyễn là quan phò mã Võ Tánh vây đánh rất gấp – Thị Nguyên đích thân thống xuất đạo quân tinh nhuệ giải vây cho chồng rồi vây lại Võ Tánh. Võ Tánh dùng thuốc súng tự vẫn.Vua Gia Long đi xuyên sơn ra lấy bắc Thành.Nhà Tây Sơn bị diệt. Quân ở Bình Định bị vỡ. Vợ chồng quan Thiếu phó mưu việc đi Ai Lao, tính việc khôi phục.Quân nhà Nguyễn (Gia Long) dò biết được, đón đường bắt được,quấn nến vào người ( Vũ Thị Nguyên) đốt, tế Võ Tánh để báo thù. Cụ Thai Lĩnh Hầu ăn mặc giả thường dân tới tận nơi,mục kích việc xẩy ra về thuật lại. Việc này có chép trong chuyện Võ Tánh – Quyển Hoàng Nguyễn Thực lục.”
Nội dung trên được ghi trong Gia Phả Họ Vũ (Bắc Ninh) chữ Hán trang 21
( bản scant gia phả kèm theo)
Đại tướng Tây Sơn Tư đồ Thiếu (Thái) phó là Quan Tứ trụ Triều đình chỉ có một người là Trần Quang Diệu. Vậy Bà Vũ thị Nguyên có phải chính là Đô đốc Bùi Thị Xuân.Phải chăng Thái sư Bùi Đắc Tuyên nhận làm con nuôi nên đổi tên là Bùi Thị Xuân? Tra xét nguồn tư liệu có giá trị chứng cứ của các Nhân vật Lịch sử Nhà Tây Sơn rất quan yếu để góp phần hoàn chỉnh Bộ Chính Sử Nhà Tây Sơn bị thất khuyết trong Lịch sử Dân tộc ta.
Trên đây, tôi xin có một ý kiến để các Nhà Minh Kinh bác học xem xét cùng tra xét về nguồn gốc sử liệu Nữ Anh hùng Dân tộc Bùi Thị Xuân.
Hà Nội, ngày 05/5/2014.