29/01/2018, 21:19

Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn mẫu lớp 12

Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 3 Nghị luận xã hội về một thói quen ...

Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 3 Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 1 Xu nịnh tức khen ngợi quá đáng hay hoang tưởng nảy sinh từ quyền lợi riêng tư, có thể được định nghĩa: “Đó là cử chi đáng khinh bỉ. Đó là quà tặng xấu xa và chỉ là bài học của những kẻ hợm hĩnh”. Kẻ nịnh hót thường là những tên ích kỉ nguy hiểm. Nó cố nhét vào trí óc con người những điều hư ảo hòm kiếm chát ân huệ hay đổi lại sự giúp đỡ thực lòng. Đó là kẻ xấu xa nhất trong số những kẻ thù. Nó vừa là tội phạm, vừa là nhân chứng: “Kẻ này lừa dối người phân xử, kẻ kia lừa dối chúng ta”. Một triết gia nói rằng: “Trong số những con thú hoang dã thì con thú gièm pha là đáng sợ nhất, còn trong số những người trong nhà thì đáng sợ nhất là kẻ xu nịnh”. Kẻ nịnh hót chỉ tìm kiếm cái lợi ích riêng tư và nó sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó. Những kẻ chân chính thường ít bị lừa gạt bởi sự nịnh hót, bởi tâm địa của kẻ tim kiếm cái lợi ích riêng tư và sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó. Trong một số bức thư với lời lẽ dịu dàng, Louis Veuillot kể rằng hàng ngày ông nhận được những lời tán dương của biết bao bạn bè thân, sơ. Rồi cũng hàng ngày, đứng trước tấm gương để cạo mặt, ông tự hỏi: “Ta sẽ cạo nhẵn bao nhiêu người?”. Một người có chức vị, không muốn bị kẻ thuộc quyền khống chế, phải đương đầu chống lại bọn xu phụ, nịnh hót. Chúng cố nắm chỗ yếu của anh ta, làm cho anh ta tin phục, và coi những người khác đều là kẻ thù nghịch. Một hôm, vua Henry V đi ngang qua Amiens nghe thấy một vị quan tòa đang diễn thuyết. Ông ta ráng cổ trình bày những tiêu đề như: “Rất lớn, rất mạnh, rất tốt, rát nhân từ, rất cao thượng”. Nhà vua bèn nói: “Hãy thêm là rất mệt!”. Nhà vua làm ông quan tòa sửng sốt. Người tự trọng không bao giờ nịnh hót. Sự ca ngợi, còn gọi là “tâng bốc” là lời nói bùi tai, cách gợi cảm ngọt ngào cốt để cho người nghe thấy dễ chịu và nhấn mạnh về sự thành công của anh ta. Công tước De Morny nổi tiếng về nghệ thuật tỏ lời khen tặng. Vào năm 1862, tại Cleront Ferrand, ông kết thúc bài diễn văn bằng lòng khen ngợi hoàng hậu “là người đã đưa nhiều ân huệ lên ngai vàng, và hàng ngày ban bố xuống thần dân biết bao nhiêu lòng nhân ái”. Lời khen ngợi phải chân thực, thích hợp, xúc động. Nó mở ra những lời tán dương mà người la chưa diễn đạt hết và cũng tìm thấy ở đó đầy sự khoan dung. Nhưng nếu khen tặng lộ liễu thì có khi làm tổn thương tới tính khiêm tốn. Nếu nói thái quá thì trở thành kì cục, đôi khi còn bị người nghe phản đối. Sự khen tặng phải được cân nhắc cho hợp lí và công bằng, nhất là khi hạ thấp giá trị của người này để khen tặng người kia. Chẳng hạn có kẻ nói “Anh cũng rộng rãi như A, còn B thì hà tiện”. Phải trân trọng lời khuyên và cần lánh xa nó. Người ta lắng nghe và cử chỉ khiêm tốn ngay khi được khen, không nên tỏ vẻ vui mừng trên nét mặt và chỉ tỏ vẻ cảm ơn bằng cách nói: tôi chỉ làm hết bổn phận. Có lẽ khôn ngoan hơn là đừng nói gì cả… Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 2 Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cẩn thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người. “Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống. Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta. Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc. Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình. Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 3 Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác, từng đúc kết nên nhiều triết lí nhân sinh trở thành chân lí cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ. Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhung để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” để nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó. Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta” ai là “kẻ thù” của ta vậy! Lời dạy của Tuân Tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập. Người “khen ta mà khen phải” – nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguy biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại nào không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong… Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn la” khen ta thật lòng, đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta. Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc “kính chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng đừng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta. Câu nói của Tuân Tử cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân Tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội ta phải sống với cái tâm chân thành, dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với ý thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi”” với bạn bè, coi thành tích của bạn làm nièm vui chung cùng chia sẻ. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Văn mẫu lớp 12Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmbợ lưỡinêu suy nghĩ của em về vấn đề sống nịnh bợsuy nghĩ về thói nịnh hót Có thể bạn quan tâm?Nghị luận xã hội về câu tục ngữ Pháp: Tiền bạc là người đầy tớ trung thành và là người chủ xấu – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về lòng trung thực – Văn mẫu lớp 12Phân tích bài thơ Tây tiến (Quang Dũng) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về tính tự lập – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về tình bạn, tình yêu ở lứa tuổi học sinh – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về nhân cách, phẩm giá – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 1

Xu nịnh tức khen ngợi quá đáng hay hoang tưởng nảy sinh từ quyền lợi riêng tư, có thể được định nghĩa: “Đó là cử chi đáng khinh bỉ. Đó là quà tặng xấu xa và chỉ là bài học của những kẻ hợm hĩnh”. Kẻ nịnh hót thường là những tên ích kỉ nguy hiểm. Nó cố nhét vào trí óc con người những điều hư ảo hòm kiếm chát ân huệ hay đổi lại sự giúp đỡ thực lòng. Đó là kẻ xấu xa nhất trong số những kẻ thù. Nó vừa là tội phạm, vừa là nhân chứng: “Kẻ này lừa dối người phân xử, kẻ kia lừa dối chúng ta”. Một triết gia nói rằng: “Trong số những con thú hoang dã thì con thú gièm pha là đáng sợ nhất, còn trong số những người trong nhà thì đáng sợ nhất là kẻ xu nịnh”. Kẻ nịnh hót chỉ tìm kiếm cái lợi ích riêng tư và nó sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó.

Những kẻ chân chính thường ít bị lừa gạt bởi sự nịnh hót, bởi tâm địa của kẻ tim kiếm cái lợi ích riêng tư và sống nhờ vào những kẻ đã lắng nghe nó. Trong một số bức thư với lời lẽ dịu dàng, Louis Veuillot kể rằng hàng ngày ông nhận được những lời tán dương của biết bao bạn bè thân, sơ. Rồi cũng hàng ngày, đứng trước tấm gương để cạo mặt, ông tự hỏi: “Ta sẽ cạo nhẵn bao nhiêu người?”.

Một người có chức vị, không muốn bị kẻ thuộc quyền khống chế, phải đương đầu chống lại bọn xu phụ, nịnh hót. Chúng cố nắm chỗ yếu của anh ta, làm cho anh ta tin phục, và coi những người khác đều là kẻ thù nghịch.

Một hôm, vua Henry V đi ngang qua Amiens nghe thấy một vị quan tòa đang diễn thuyết. Ông ta ráng cổ trình bày những tiêu đề như: “Rất lớn, rất mạnh, rất tốt, rát nhân từ, rất cao thượng”. Nhà vua bèn nói: “Hãy thêm là rất mệt!”. Nhà vua làm ông quan tòa sửng sốt. Người tự trọng không bao giờ nịnh hót. Sự ca ngợi, còn gọi là “tâng bốc” là lời nói bùi tai, cách gợi cảm ngọt ngào cốt để cho người nghe thấy dễ chịu và nhấn mạnh về sự thành công của anh ta.

Công tước De Morny nổi tiếng về nghệ thuật tỏ lời khen tặng. Vào năm 1862, tại Cleront Ferrand, ông kết thúc bài diễn văn bằng lòng khen ngợi hoàng hậu “là người đã đưa nhiều ân huệ lên ngai vàng, và hàng ngày ban bố xuống thần dân biết bao nhiêu lòng nhân ái”.

Lời khen ngợi phải chân thực, thích hợp, xúc động. Nó mở ra những lời tán dương mà người la chưa diễn đạt hết và cũng tìm thấy ở đó đầy sự khoan dung. Nhưng nếu khen tặng lộ liễu thì có khi làm tổn thương tới tính khiêm tốn. Nếu nói thái quá thì trở thành kì cục, đôi khi còn bị người nghe phản đối. Sự khen tặng phải được cân nhắc cho hợp lí và công bằng, nhất là khi hạ thấp giá trị của người này để khen tặng người kia. Chẳng hạn có kẻ nói “Anh cũng rộng rãi như A, còn B thì hà tiện”. Phải trân trọng lời khuyên và cần lánh xa nó. Người ta lắng nghe và cử chỉ khiêm tốn ngay khi được khen, không nên tỏ vẻ vui mừng trên nét mặt và chỉ tỏ vẻ cảm ơn bằng cách nói: tôi chỉ làm hết bổn phận. Có lẽ khôn ngoan hơn là đừng nói gì cả…

Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 2

Trong cuộc sống của chúng ta, những lời khen là vô cùng cẩn thiết để khích lệ, động viên hay khen ngợi ai đó. Lời khen giúp họ cảm thấy tự hào về những việc mình đã làm được và cố gắng làm tốt hơn nữa. Tuy nhiên, những lời khen mang tính chất nịnh bợ thì không tốt chút nào. Tuân Tử đã từng nói: “ Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy.” Trong câu nói bao gồm ba đối tượng: “Người chê ta”, “người khen ta”, “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta” và vai trò của họ đối với cuộc sống mỗi con người.

“Người chê ta mà chê phải là thầy ta”. Chê, nhưng là chê phải. Đó là những người thấy ta sai và dám chỉ ra cái sai của ta, để từ đó ta rút ra được bài học và sửa chữa sai lầm. Bình thường, chúng ta thường không thích những người chê mình. Tuy nhiên, người khôn ngoan phải là người biết phân biệt đâu là những lời chê có thiện chí. Trong cuộc sống, tất nhiên không thiếu những kẻ ganh ghét, luôn chê bai người khác một cách ác ý. Chúng ta nên biết phân biệt đâu là những lời chê ác ý để bỏ qua, và đâu là những lời chê mang tính góp ý để chúng ta tiến bộ. Một người chỉ khi biết tiếp thu ý kiến của người khác thì mới có thể thành công được. Còn nếu cứ khăng khăng làm theo ý mình, sớm muộn gì người đó cũng sẽ thất bại mà thôi. Chính vì thế, vai trò của những lời “chê phải”, những người dám nói lên những lời chê ấy là vô cùng quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Những người ấy chẳng khác gì thầy ta, giúp ta hiểu ra, học được nhiều điều trong cuộc sống.

Đối tượng thứ hai, là những người khen ta, nhưng tất nhiên, là “khen phải”. Vậy thế nào là khen phải? Đó là những lời khen chân thành, không nhằm vụ lợi cho bản thân mà tâng bốc đối tượng một cách quá đáng. Mục đích của lời khen ấy chỉ là xuất phát từ việc bày tỏ sự ngưỡng mộ, hay khích lệ người được khen. Con người ta luôn có xu hướng muốn được khen, vì những lời khen thường “dễ nghe” hơn những lời chê. Lời khen là quan trọng, có tác dụng giúp con người ta thấy tự hào vì những thứ được khen, tuy nhiên, chúng ta cần biết được đâu là những lời khen thật, đâu là những lời tâng bốc, xu nịnh. Không nên vì được khen quá nhiều mà dẫn đến suy nghĩ mình đã hoàn hảo, từ đó sẽ dẫn đến tự kiêu, không cố gắng, tất sẽ có ngày gặp thất bại. Những người có thể hiểu, có thể khen thật ta, đó chính là những người bạn của ta.

Còn đối tượng cuối cùng, cũng liên quan đến những lời khen, nhưng đó lại là “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ”ta, như Tuân Tử nói, đó cũng chính là “kẻ thù của ta”. Những kẻ ấy chỉ nói những lời khen nhằm vụ lợi cho bản thân, chứ không xuất phát từ sự chân thành hay sự ngưỡng mộ đối với người được khen. Những lời khen ấy khiến cho người được khen cảm thấy mình thật tốt đẹp, thật quan trọng, thật vĩ đại, từ đó sẽ không cố gắng và dần dần sẽ bị thua kém so với những người xung quanh. Điều ấy thật nguy hiểm. Và những kẻ xu nịnh ta như vậy, giống như kẻ thù của ta vậy. Họ “giết” ta bằng những lời nịnh bợ, dối trá. Điều chúng ta cần làm là tránh xa, hạn chế giao lưu với những đối tượng ấy trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong môi trường học tập, làm việc.

Câu nói của Tuân Tử, từ xưa đến nay, vẫn luôn là bài học sâu sắc và đáng ghi nhớ cho tất cả mọi người trong cuộc sống. Hãy luôn tỉnh táo, để phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để có thể có được những lời góp ý, lời khen chân thành nhất từ đó có thể hoàn thiện bản thân mình.

Nghị luận xã hội về một thói quen xấu trong xã hội: sự nịnh bợ – Bài số 3

Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn hoá nhân loại. Từ thời cổ đại, người dân Trung Quốc có quyền tự hào về những bậc học giả, về những người thầy lỗi lạc, uyên bác, từng đúc kết nên nhiều triết lí nhân sinh trở thành chân lí cho mọi thời đại. Tuân Tử là một trong số những bậc vĩ đại ấy. Và câu nói của ông: “Người chê ta mà chê phải là thầy ta, người khen ta mà khen phải là bạn ta, những kẻ vuốt ve, nịnh bợ là kẻ thù của ta vậy”, cũng đủ cho hậu thế phải suy nghĩ.

Xã hội loài người ngày càng phát triển về kinh tế, về tư tưởng, nhận thức và cũng song hành với sự phức tạp trong mọi quan hệ đời sống. “Miệng lưỡi thế gian” là điều không thể tránh khỏi. Mỗi con người sống chung trong đồng loại cần phải biết chấp nhận lời chê tiếng khen của mọi người. Nhung để nhận biết sự “thật” – “giả” trong mỗi lời khen tiếng chê, để có ứng xử thích hợp, quả không đơn giản. Câu nói của Tuân Tử đã giúp chúng ta cái “kính chiếu yêu” để nhận biết đâu là “thầy”, đâu là “bạn”, đâu là “thù” trong cuộc đời đầy phức tạp đó.

Là một con người, kể cả bậc vua chúa, vĩ nhân, trong cuộc sống, thật khó tránh khỏi những sai lầm. Những lúc như thế, hẳn chúng ta nhận được những lời nhận xét của mọi người. Tất yếu, mỗi người khác nhau, sẽ có những nhận xét, thái độ khác nhau về ta. Điều quan trọng là ở chính bản thân ta: biết nhận ra cái đúng, cái sai của mình; quan trọng hơn, trong vô số những lời “khen”, “chê” đó, ta nhận ra ai là “thầy ta”, ai là “bạn ta” ai là “kẻ thù” của ta vậy! 

Lời dạy của Tuân Tử thật chí lí: “Người chê ta mà chê đúng là thầy ta, người khen ta mà khen đúng là bạn ta”. Mỗi người, khi phạm điều sai, tự mình không dễ gì nhận ra. Người nhận ra cái sai của ta, lại “chê”- tức khẳng định cái sai của ta và chỉ cho ta biết – hẳn phải là người có tầm tri thức, hiểu biết hơn ta. Người đó xứng đáng là bậc “thầy” của ta về trí tuệ. Hơn thế, người thấy và dám chỉ cho ta nhận ra cái sai của mình, để mình có hướng khắc phục, sửa chữa, hẳn đó phải là người có cái tâm thật cao quý: những muốn cho chúng ta nhanh chóng tiến bộ. Chúng ta, về thái độ, tình cảm không thể không tôn vinh người đó là bậc “thầy” về nhân cách để ta học tập.

Người “khen ta mà khen phải” – nghĩa là người đó không những không đố kị, hiềm khích trước những cái tốt, cái mạnh của ta, mà còn “khen”, cùng chung vui, chia ngọt sẻ bùi… Đó hẳn là người bạn tốt, người bạn tri âm, tri kỉ của ta vậy. Cuộc đời mỗi chúng ta, nếu có được nhiều người “thầy”, người “bạn” như thế thì hạnh phúc biết bao nhiêu.

Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải ai khen hay chê ta đều là “thầy”, là “bạn” của ta. Tuân Tử đã một lần nữa chỉ cho ta biết cách nhận ra “ bộ mặt thật” của những “kẻ” hiểm độc đó. Đó là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ ta”, Tuân Tử tỏ thái độ rõ rệt, dứt khoát khi gọi những loại người đó “là kẻ thù của ta vậy”. Nhưng để nhận ra đâu là bạn “khen ta mà khen đúng” với “những kẻ vuốt ve, nịnh bợ” thật không dễ. Trước hết, kẻ vuốt ve, nịnh bợ, họ khen ta là xuất phát mục đích mưu cầu lợi ích riêng của chính họ. Bởi vậy, thành tích của ta chỉ có một, chúng thổi phồng lên ba, bốn hoặc nhiều hơn thế. Thậm chí, có khi chúng còn nguy biện, “phù phép” những khuyết điểm, sai lầm của ta thành “thành tích”. Những kẻ đó, luôn lấy việc “nịnh bợ” để tiến thân, khiến cho người được khen ngày càng tự đánh mất mình, xa rời lẽ phải…Thật đáng tiếc là những kẻ đó không thời đại nào không có. Sử sách đã ghi lại không biết bao nhiêu bậc vua chúa đã bị những kẻ nịnh thần làm cho u mê, dẫn đến hãm hại trung thần, triều chính đổ nát, xã tắc suy vong… Lời dạy của Tuân Tử lại một lần nhắc nhở mỗi chúng ta cần sáng suốt để nhận ra đâu là “bạn la” khen ta thật lòng, đâu là “kẻ vuốt ve, nịnh bợ” ta. 

Không chỉ đúng với xã hội xưa, mà ngày nay và với tất cả mọi người, ở trên mọi lĩnh vực, lời dạy của Tuân Tử như một chiếc “kính chiếu yêu” giúp chúng ta nhận ra người tốt, kẻ xấu trong cuộc sống, trong học tập. Khi kinh tế thị trường mở cửa, những kẻ chạy theo lợi nhuận, vì danh, vì lợi ngày càng nhiều. Nhân viên nịnh bợ thủ trưởng, cấp dưới luôn luôn vuốt ve, chiều theo ý cấp trên; các bạn lười học thì xun xoe các bạn học giỏi để cầu “phao cứu trợ” trong thi cử, kiểm tra… Hành động của những kẻ đó có thể khác nhau, nhưng đều chung một bản chất: mưu cầu lợi ích riêng tư. Nhưng bạn cũng đừng vì những hiện tượng đó mà đánh mất niềm tin vào cuộc đời. Bởi người tốt, những người xứng đáng là “thầy ta”, “bạn ta” luôn luôn ở bên ta.

Câu nói của Tuân Tử cũng là một lời nhắc nhở chí tình, chí lí cho chính mỗi chúng ta trong quan hệ ứng xử với mọi người. Chúng ta muốn mọi người chê ta thật lòng – như Tuân Tử đã dạy- ta phải biết coi trọng những người đó như bậc “thầy của ta”. Cũng vậy, với bạn bè, đồng đội ta phải sống với cái tâm chân thành, dám chỉ ra những khuyết điểm của bạn mà ta nhận thấy, với ý thức cầu mong cho bạn mình ngày càng hoàn thiện. Mỗi chúng ta cần biết “chia ngọt sẻ bùi”” với bạn bè, coi thành tích của bạn làm nièm vui chung cùng chia sẻ. 

Nguyễn Tuyến tổng hợp

0