Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Văn mẫu lớp 12
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung ...
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 3 4 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 4 5 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 5 Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 1 Trong cuộc sống có những phong tục tập quán tốt đẹp tồn tại song song với con người làm cho nó trở nên lành mạnh và trong sạch hơn. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có sự tồn tại và phát triển không ngừng những tập quán xấu. Nếu chúng ta không biết tự làm chủ bản thân thì những thói xấu ấy sẽ điều khiển chúng ta một cách dễ dàng. Những tập quán xấu hay thói xấu luôn có sự cuốn hút mãnh liệt, nó bắt đầu đến từ từ và thoáng qua trong tâm trí như một người khách qua đường dễ quên sau đó trở thành người thân thiết và cuối cùng trở thành người điều khiển chuyên nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và xã hội nên có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà, kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.” Thật vậy, cuộc sống con người không thể thiếu những phong tục tập quán hằng ngày, không thể thiếu những ước muốn, nhu cầu giải trí, cơ sở vật chất để phục vụ bản thân và trong một số đó là sự bắt nguồn, là cơ sở ban đầu cho những tập quán xấu xuất hiện và tồn tại sau đó. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho thói xấu ra đời đó là con người, do sự ham muốn nhất thời làm thỏa mãn bản thân nhưng lại vượt quá giới hạn, con người đã tạo ra hàng loạt những thói xấu như: uống rượu, cờ bạc, hút chích… và nhiều chất kích thích, nguy hiểm đối với con người và xã hội như: ma túy, rượu chè, thuốc lá… Tưởng chừng con người tạo ra những thói xấu ấy chỉ với mục đích giải trí, nhưng họ không ngờ đã đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, gia đình, xã hội và có thể cướp đi tính mạng của chính họ. Những thói xấu ấy lúc đầu gần như chỉ thoáng qua một cách vô tình, chỉ là người khách qua đường bình thường không có quan hệ thân thiết với nhau, gặp rồi quên ngay nhanh chóng, là người khách gặp gỡ tình cờ. Nó không đến một lúc mà đến từ từ, tình cờ khiến cho ta không quan tâm, nếu không thể kiềm chế thì đến khi thói xấu “trở thành người bạn ở chung nhà”. Cho đến khi thân thuộc như người thân, nó sẽ trở thành “ một ông chủ nhà khó tính”, một ông chủ với sự điều khiển chuyên nghiệp, sai bảo chúng ta hết sức khắc nghiệt biến ta từ chủ sang nô lệ. Nếu chúng ta làm trái ý thì ông chủ này có thể quyết định sự sống còn của ta trong lúc đó, chi phối mọi người trong nhà và sẵn sàng trừng phạt nếu không nghe lời. Ví dụ; từ một học sinh chăm ngoan vì một lí do gì đó bạn không thuộc bài, bài kiểm tra điểm kém và bạn đã nói dối mẹ. Một lần khác, để mẹ được vui bạn đã lỡ mở vở quay cóp trong giờ kiểm tra và sẽ không có thêm lần nữa, nhưng vì sự mê muội ham muốn, lười biếng trong bạn ngày càng dâng cao cuối cùng lại tái phạm nhiều lần nữa. Cho đến khi vào đại học do mất căn bản bạn đâm ra chán nản bỏ bê, cúp tiết rồi bị bạn bè rủ rê lôi kéo và sử dụng ma túy một lần, lúc đầu chỉ làm bạn qua đường, thoáng qua, thỉnh thoảng lại xuất hiện như vô tình, cuối cùng bạn không thể dứt bỏ vì nó đã thân thiết đến khi bạn không làm chủ được nữa, phải lệ thuộc vào nó. Để thỏa mãn cơn nghiện bạn đã ăn cắp tiền gia đình, trộm cướp, giành giật nhằm thỏa mãn ham muốn. Kết quả là bạn trở thành một phần tử của tệ nạn xã hội ngày càng sa đọa cho đến khi bạn chết đi. Ví dụ trên có thể xem là một mắt xích di truyền những thói xấu, từ lúc đầu bạn không ngăn chặn, điều khiển để loại bỏ ra cơ thể mình thì về sau không còn lối thoát cho bản thân. Thói quen xấu luôn điều khiển con người, để thỏa mãn nó con người bất chấp hậu quả, dù phải dùng mọi thủ đoạn xấu xa đê hèn. Nếu không biết khắc phục bạn sẽ từ thói xấu này dẫn đến nhiều thói xấu khác, thói xấu càng nhiều thì càng phải tử mạng vì nó là “một ông chủ khó tính”. Thông thường thì những thói xấu hay những hành động sai trái dễ thực hiện hơn nhiều so với những điều tốt. Trong xã hội chúng ta không thể thoát khỏi những thói xấu nhưng ta có thể loại bỏ nó ngay từ đầu bằng ý chí bản thân, đẩy lùi nó để ta trở thành “ông chủ” điều khiển lại nó, buộc nó phải mất đi. Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 2 Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình". Đúng vậy, trong cuộc sống con người phải đấu tranh với rất nhiều thứ để có thể là một con người theo đúng nghĩa. Trong đó, đấu tranh với chính bản thân mình là cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt nhất. Đó là cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Điều nguy hiểm nhất của con người là có thể chiến đấu một mất một còn với người khác song lại dễ dàng thoả hiệp với chính mình. Mà suốt cả cuộc đời, mỗi người đều luôn phải không ngừng đối diện với cuộc đấu tranh giữa khát vọng và khả năng, ước mơ và hiện thực. Khát vọng, ham muốn của con người không bao giờ có điểm dừng mà khả năng lại có hạn. Cuộc đấu tranh trong mỗi người đã dẫn đến những con đường khác nhau của mỗi người. Người chiến thắng được những ham muốn cá nhân, biết dừng lại đúng lúc, người lại dễ dàng đầu hàng, buông thả mình theo những ham muốn cá nhân. Và kết quả là con người có những tính tốt và tính xấu. Danh giới giữa đức tính tốt và thói xấu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Biểu hiện của tính tốt và thói xấu được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người đối với những người xung quanh. Tính tốt là kết quả sự điều hoà hợp lí giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Nó trở thành thói xấu khi quyền lợi của cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Chẳng hạn như thói ích kỉ, sự tham lam, lười biếng, trốn tránh trách nhiệm, ham chơi, tự thoả mãn… Trước khi gây nên những hậu quả không tốt đối với cộng đồng, thói xấu ấy đã gây ra những điều tai hại cho chính người "sở hữu" nó. Vì thế mới có câu "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên ngư¬ời bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính". Đây là một câu nói rất đúng, đã hình tượng hoá ảnh hưởng của những thói xấu đối với bản thân mỗi con người. Người xưa nói "Nhân chi sơ tính bản thiện", (bản tính con người vốn thiện), do điều kiện sống, vì nhu cầu sinh tồn, vì những mối quan hệ phức tạp và sự khắc nghiệt của cuộc sống mà con người dần dần có những thói xấu. Không phải ngay từ khi sinh ra con người đã mang sẵn những thói xấu. Thói xấu dần dần hình thành và ngự trị trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì những thói xấu ấy ít có cơ hội bộc lộ. Ban đầu, vì những lí do khách quan nào đó, vì cuốc sống của bản thân mình, con người muốn dành lấy cho mình cái lợi. Đó là nguyên nhân của sự ích kỉ. Lần đầu, sự ích kỉ, lòng ham muốn dành lấy cái lợi cho mình ấy có thể chỉ là bản năng, chỉ thoáng qua như người khách qua đường. Người có bản lĩnh, biết dừng lại đúng lúc, sớm thức tỉnh thì thói xấu sẽ bị hạn chế. Cụ thể hơn, là hiện tượng nghiện hút trong xã hội ngày nay chẳng hạn. Lúc đầu chỉ là do tò mò hoặc bị rủ rê. Lúc đó, ma tuý mới chỉ là người khách qua đường. Ngươi có bản lĩnh sớm từ chối nó thì sẽ không bị nó điều khiển. Khi thói xấu mới sinh ra, chúng ta rất dễ tiêu diệt nó. Song nếu không nhận thức được đó là thói xấu, tiếp tục "sở hữu", tiếp tục ham hố cái lợi của riêng mình, quên đi lợi ích cộng đồng, thì thói xấu ngày càng ăn sâu vào ý thức. Cũng như người nghiện hút, nếu không sớm giã từ ma tuý, hút nhiều sẽ dần dần quen với nó, rồi thèm nó và cũng sẽ đến lúc không xa được nó. Không xa được sẽ dẫn đến phụ thuộc, phụ thuộc rồi sẽ bị điều khiển. Lúc đầu nó phục vụ ta, rồi đến lúc ta sẽ trở thành nô lệ của nó. Lúc ấy, địa vị chủ khách sẽ bị đảo ngược, người khách qua đường sẽ trở thành chủ nhà và chủ nhà sẽ trở thành kẻ bị sai khiến. Mỗi người nếu không tự nhận thức và phân biệt được đâu là tính tốt và đâu là thói xấu thì sẽ rất dễ đánh mất mình, dễ biến mình thành nô lệ của những thói xấu. Lúc đầu những hành động không tốt có thể chỉ bắt nguồn từ sự vô tình giống như người qua đường ta vô tình gặp. Nhưng nếu lặp lại lần thứ hai, sẽ rất dễ có lần thứ ba và những lần khác nữa (người bạn thân chung nhà). Và khi đã trở thành hệ thống, thành một thói quen, lặp lại nhiều lần nó sẽ điều khiển ta (người chủ nhà khó tính). Một học sinh, lần kiểm tra đầu tiên không thuộc bài, hé vở nhìn một vài lần. Nếu không tự đấu tranh với mình, lặp lại lần hai rồi lần ba và dần trở thành thói quen. Thói quen ấy sẽ khiến bạn trở nên lười học. Và như vậy bạn đã để thói xấu điều khiển mình. Thói xấu sẽ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, làm cho ta luôn phải tranh giành, ganh đua, tính toán. Cuộc sống của chính chúng ta sẽ mất đi sự thanh thản. Thói xấu sẽ là nguyên nhân để những người xung quanh có những hành động đối xử không mấy dễ dãi vô tư và độ lượng với ta. Và như thế, vì thói xấu, ta trở nên cô độc, ta sẽ luôn luôn bị dằn vặt bởi những ham muốn cá nhân. Và cuộc đấu tranh để giành giật, để thoả mãn những thói xấu sẽ biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục. Thói xấu là con dao phản chủ, nó làm đau bất cứ ai có ý định sử dụng nó thường xuyên. Thói xấu làm mất sự trong sạch và thanh thản của lương tâm, nó khiến cho con người luôn cảm thấy bất ổn. Vì thế thói xấu không chỉ tạo nên những tác động xấu đối với những người xung quanh mà thói xấu còn khiến cho chính người sở hữu nó những tại hoạ. "Lương tâm trong sạch gìn giữ sự thanh thản trong tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đối trọng với mọi tai hoạ và khổ đau". Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 3 Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng: "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính". Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được. "Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường". Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma tuý, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ "người khách lạ" nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: "Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà". Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành "người bạn thân". Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa. Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác ai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã "kết cục là thành ông chủ khó tính". Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỉ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành "ông chủ khó tính" – kẻ sai khiến tàn nhẫn. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài". Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản. Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc. Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn: "Chúng muốn ta hóa thành tro bụi Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm" Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà. Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 4 Khi mà những thành tựu khoa học kĩ thuật ngày càng nhiều, khi mà xã hội phát triển vượt bậc, con người khám phá ra nhiều điều mới lạ thì vai trò của đời sống đạo đức tinh thần, tính nhân văn của con người ngày càng được coi trọng, Chống lại những thói quen xấu là điều hết sức cần thiết, bởi vì: “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính" Ý kiến trên là một lời nhận định hết sức đúng đắn cho cuộc sống và đáng để chúng ta tìm hiểu, bàn luận. Trước hết, về mặt nội dung ý nghĩa, nổ chứa đựng một hàm ý hết sức sâu xa mà càng đọc lâu, càng suy ngẫm kĩ ta càng nhận ra cái hay của nó. Chỉ với ba từ ngắn gọn súc tích "tập quán xấu”, đã nói lên tất cả những thói quen xấu, những hành vi cử chỉ không tốt đã thành nếp của con người. Những "tập quán xấu” ấy lúc "ban đầu” chỉ đơn thuần là "khách qua đường” là "người” mà trong lúc tình cờ, trong một khoảnh khắc vô tình, tự nhiên gặp, không hề hẹn trước . Vị khách ấy đến và đi nhanh chóng cũng như một vài tính xấu, đôi lời nói dối, vài ba hành động lầm lỗi mà nhiều khi vô tình hay cố ý ta đã làm. Tuy nhiên, tai hại không chỉ dừng lại mà thường thì nó còn tiến triển, và nhân rộng ra hơn. Từ chỗ lạ, nó (tật xấu của con người) dần dần "trở thành người bạn ở chung nhà” trở nên quá gần gũi và quen thuộc với chúng ta. Chúng ta xem điều đó như là một việc bình thường, những thói hư tật xấu ấy lập đi lập lại trở thành quá quen, thành một nếp sống tự nhiên bám chặt lấy ta. Để rồi đến "cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính”. Từ địa vị một người "bạn thân” cùng sống chung với nhau, cùng gắn bó không rời, rồi đã trở thành "ông chủ nhà khó tính”. Nội dung lời nhận định thật sâu sắc. Với lối so sánh ngầm sử dụng những hình ảnh ngôn từ gần gũi thân thuộc, vị trí của "tập quán xấu” dần được nâng lên thật cao, chiếm vị trí độc quyền trong ngôi nhà hay nói rộng ra là trong con người, trong suy nghĩ nhận thức và hành động của chúng ta. Nó "khó tính”, ra lệnh cho chúng ta, bắt phải phục theo ý muốn của nó, làm những việc xấu hoặc đồng lõa cùng nó và tội lỗi mà nó gây ra. Với từ ngữ thân quen, dễ hiểu cùng cách diễn đạt khéo léo mà không kém phần sâu sắc, lời nhận định trên tạo một chuỗi hình ảnh liên quan chặt chẽ với nhau, thành một chuỗi móc xích những tình huống diễn ra hằng ngày, thật sự đà phản ánh được hiện thực của cuộc sống hết sức khách quan. Thật vậy, trong thực tế, xã hội ngày nay có biết bao nhiêu điều hay điều tốt nhưng tồn tại song song với nó vẫn còn vô số những tệ nạn xã hội đang diễn ra hằng ngày. Đó thật sự cũng là kết quả của quá trình tiếp cận với cái xấu lâu ngày và dần dần không những không bài trừ được mà còn chịu ảnh hưởng để rồi tiếp nhận nổ như những chuyện rất bình thường, không có gì phải lưu tâm. Không phải sinh ra, ai cũng có thói xấu, có tội lỗi. Ban đầu cái xấu ở bên ngoài, ở xa như người qua đường thôi. Khi đã nhiễm phải rồi thì nó dần dần kết với ta ra lệnh cho ta, biến ta thành đầy tớ của một ông chủ nhà khó tính, xấu tính. Nếu ta đủ bản lĩnh, khôn ngoan thì kẻ qua đường nguy hại kia sẽ không bao giờ vào được nhà ta. Cụ thể một số thực tế cho ta thấy những điều trên. Nạn ma túy đang được xã hội quan tâm chống lại mỗi ngày, đối với ai đó bắt đầu một cuộc vui đua đòi, ham chơi thử một lần cho biết. Lúc ban đầu chỉ là một vài điều thuốc một mũi chích, chứng tỏ mình là người từng trải, đó chính là lúc đã gặp “vị khách qua đường" tai hại rồi. Thế nhưng, sự việc đâu chỉ đơn giản là ngừng lại tại đây 1 cái xấu thường có sức quyến rũ, nó còn trở lại, trở thành “người bạn thân” cho đến lúc kẻ nghiện hút trở thành nạn nhân của nó, mặc sức cho nó hoành hành thì từ cái giới hạn “người bạn thân”, nó đã chuyển sang “ông chủ nhà khó tính". Quay trở lại với cuộc sống của tuổi trẻ. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mà hầu hết ai cũng năng động, cũng tích cực hăng hái đồng thời cũng dễ bồng bột lao đầu vào những cuộc vui một cách mù quáng. Ban đầu chỉ là lời nói dối cha mẹ thầy cô trốn học xem phim, đi chơi cùng bạn bè, sau tham gia vào những cuộc vui quá giới hạn của tuổi học sinh và dần dần sa sút về mặt học tập, đạo đức cũng xuống thấp trầm trọng. Tới lúc đó “ông chủ nhà khó tính” ấy liệu buông tha cho không? Không đâu, những thói hư tật xấu ấy ngày càng gia tăng và lấn át những phẩm chất tốt đẹp từng được trau dồi trước đây của ta. Để rồi kết quả là một ngày nào đó ta không còn là người con ngoan, trò tốt hữu dụng cho đất nước, không là người mà xã hội đang cần. Ta chỉ là những người xấu bị phê bình chỉ trích, đôi khi bước ra khỏi ngưỡng cửa tốt đẹp của cuộc sống. Chỉ một lần tò mò, thử cho biết có thể ta đã mở toang cánh cửa ngăn cách bản chất con người mình với thế giới của muôn ngàn tệ nạn đang chực chờ, là chính ta đã tự hủỵ hoại con người mình và gián tiếp hủy hoại những mầm xanh của cuộc sống. Đừng tự cho rằng mình có thể lúc nào cũng tỉnh táo trước cám dỗ, đừng nghĩ rằng đối với mình “tập quán xấu” chỉ là “khách qua đường” và duy chỉ như vậy mà thôi. Không đâu, ông bà ta đã chẳng từng dạy: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng ” hay sao? Nếu không biết cách loại trí kiên quyết từ bỏ những cái xấu đã và đang dần hình thành trong con người của mình thì trước hay sau, sớm hay muộn ta sẽ trở thành tên nô lệ, thuộc dưới quyền sai khiến của tội lỗi, của tập quán xấu mà thôi. Không ai là người hoàn thiện, không ai từ lúc bé cho đến lớn lên mà không có lầm lỗi, tuy nhiên diện với những mặt yếu đó của con người mình, chúng ta phải mạnh dạn quyết tâm khai trừ cái xấu, không để nó ăn sâu vào tiềm thức, không để nó trở thành thói quen thành bản chất của con người và về sau rất khó sửa đổi. Đương đầu với thói hư xấu với những tâm tính không tốt luôn có sẵn trong mỗi con người, chúng ta cần lên án, phê bình những hành động những biểu hiện trái ngược với cái thiện, với mặt tốt của nhân cách và cần khuyến khích học tập những điển hình những cá nhân đóng góp tích cực trong việc bài trừ tính độc hại của những tội lỗi hoặc tệ nạn của xã hội diễn ra hàng ngày. Để "ông chủ nhà khó tính" sẽ là chúng ta, khó tính trong việc rèn luyện, trau dồi phẩm hạnh của mình, khó tính để không cho phép mình thua trong trận chiến gay gắt giữa cái thiện và cái ác. Tóm lại, trong cuộc sống hằng ngày có biết bao chuyện diễn ra xung quanh ta. Vui có, buồn có, và đó không phải là vấn đề then chốt, quan trọng. Cái quan trọng là chúng ta cần thẳng thắn trực diện để đối diện để đối mặt và tìm ra phương hướng giải quyết cho những rắc rối. Lời nhận định trên thật sự rất đúng và rất sát hợp với thực tiễn cuộc sống con người. Dù tật xấu là " ông chủ khó tính"," người bạn thân ở chung nhà" hay là " khác qua đường" đi chăng nữa thì chúng ta không được phép chấp nhận mà cần phải quyết tâm thật cao để loại trừ cái xấu ra khỏi cuộc sống nhằm vun trồng, xây đắp cho mình cũng như những người xung quanh những điều tốt lành và hạnh phúc. Chỉ bằng vài dòng ngắn với lối thể hiện đặc sắc, lời nhận định “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung một nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính” thật sự là một lời nhận định hết sức đúng đắn cho mọi người và cho mọi thời đại. Ngày nay, ta cần tiếp nhận nó như một câu châm ngôn, một lời cảnh báo sống cho mình trong việc hoàn thiện nhân cách cũng như làm vũ khí sắc bén đấu tranh cho việc chống cái xấu, cái ác, bảo vệ cái đẹp, cái thiện và vươn lên. Đó cũng chính là điều mà chúng ta hôm nay và mai sau cần đạt đến: "Đối diện với cái tốt anh hãy là người tốt và đối diện với cái xấu anh buộc phải là người tốt". Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 5 Cuộc sống luôn cho chúng ta những bài học quý giá. Trong quá trình trưởng thành, chúng ta không chỉ biết tích cực phấn đấu, tu dưỡng đạo đức, tác phong tốt mà còn phải biết cảnh giác, phòng ngừa, tránh xa những thói hư, tật xấu. "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính". Ý kiến này đã cảnh báo tất cả chúng ta cần có ý thức phòng ngừa đối với thói hư tật xấu ở đời. Thật vậy, thói hư tật xấu vốn không phải là những gì xa lạ, chúng không như những tên kẻ thù xâm lược, mang vũ khí đến nhà mình. Lúc đầu, chúng chỉ là những "vị khách qua đường", nếu không muốn nói rằng thực ra chúng rất gần gũi với chúng ta. Chẳng hạn: Một sự say mê đọc truyện tranh quá mức, một thói quen ngủ dậy muộn, thói quen thức và làm việc quá khuya,… cho đến những sở thích trêu ghẹo bạn bè, thói hay gây gổ đánh nhau, lại còn chuyện "Chat", "game", phim chưởng… Tất cả những cái đó thực sự lúc đầu chỉ là vị "khách qua đường", nhưng dần dần sẽ trở thành những "người bạn thân thiết” và nếu tiến thêm chút nữa, chúng sẽ trở thành "chủ nhân" của bạn, điều khiển, thao túng bạn. Bởi vì xét cho cùng, những vị "khách qua đường" ấy tự bản thân nó lúc đầu cũng chẳng phải là cái xấu. Những tác phẩm truyện tranh, những bộ phim "chưởng ", nhũng trò chơi "game" rất hấp dẫn, đến nỗi người lớn cũng rất ham mê. Nói chung chúng đều dạy người ta những phẩm chất đáng quí, biết yêu lẽ phải, sự công bằng, ghét cái bất công, độc ác… Thế nhưng, vấn đề là ở mỗi chúng ta: nếu không biết dừng lại ở mức độ nhất định của sự ham mê, thì tất cả những thứ đó sẽ tạo ra cho chúng ta một thói quen thưởng thức và hưởng thụ đơn giản, tiêu diệt tất cả thời gian, và nguy hiểm hơn là chúng ta sẽ không được trang bị những kiến thức cốt lõi, những kĩ năng quan trọng và cần thiết khác để bước vào đời. Điều tệ hại hơn cả là, dẫu "người khách qua đường" ấy chưa phải là kẻ xấu nhưng khi chúng ta nhân nhượng, dần dần, anh ta sẽ trở thành "chủ nhân” điều khiển chúng ta; đặc biệt, đó lại là một "chủ nhân nguy hiểm", từng dẫn nhiều bạn thanh thiếu niên đến với tệ nạn xã hội. Ý kiến nêu trên vừa có giá trị như một lời khuyên, một lời cảnh báo. Thanh niên chúng ta hiện nay đang được sống trong một môi trường xã hội tốt đẹp, nhưng đồng thời cũng là một môi trường vô số điều phức tạp. Bước chân ra khỏi nhà là biết bao điều cám dỗ. Chỉ cần mất cảnh giác, chỉ cần một chút để rơi nghị lực, chúng ta có thể sẽ bị rơi vào những cái bẫy chết người như cờ bạc, mại dâm, ma tuý và nhiều tệ nạn xã hội khác. Theo các câu chuyện thực tế, lúc đầu, chúng rất ít khi hiện nguyên hình mà thường chỉ là những "vị khách qua đường" mà thôi. Hãy cảnh giác, không để chúng trở thành "chủ nhân" trong ngôi nhà hạnh phúc của mỗi chúng ta. Kết thúc bài viết này, tôi chỉ muốn một lần nữa được nêu cao hình ảnh bông sen trong ca dao Việt Nam, dẫu phải chịu cảnh bùn lầy nước đọng, nhưng vẫn luôn đẹp đẽ và thơm ngát bỏi tâm hồn và phẩm chất trong sạch: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng. Nhị vàng bông trắng lá xanh, Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Chúng ta hoàn toàn nhất trí với nhận định trên đây: "Những thói xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính" Đó là một kinh nghiệm đúng đắn và sâu sắc, có tác dụng giáo dục và giúp đỡ thế hệ trẻ chúng ta phòng ngừa những thói hư tật xấu có thể làm tổn hại đến phẩm chất, danh dự của mỗi chúng ta. Mỗi người thanh niên chân chính cần phải như một bông hoa sen, bất chấp hoàn cảnh "bùn lầy, nước đọng", phấn đấu giữ gìn phẩm chất trong sạch để sau này được đua hương, khoe sắc với đời. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Văn mẫu lớp 12Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Đò lèn (Nguyễn Duy) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Nhân bất học bất tri lý – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về lời khuyên của Khổng Tử: Người quân tử có ba điều nên nghĩ: Lúc nhỏ nếu chẳng học thì lớn ngu dốt chẳng làm được điều gì. Lúc già nếu không đem những điều mình biết di dạy người thì khi qua đời chẳng ai thương tiếc. Lúc giàu nếu không bố thí thì đến lúc khốn khó chẳng ai cứu giúp – Văn mẫu lớp 12Phân tích tác phẩm Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Văn chương có quyền, nhưng không chỉ miêu tả cái xấu xa, cái ghê tởm, cái hèn nhát. Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái tốt đẹp, cái thủy chung – Văn mẫu lớp 12Kể lại một câu chuyện về lòng kiên trì – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Luôn luôn hy vọng, không bao giờ được tuyệt vọng. Đó là bản chất của người có tâm hồn lớn – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 1
Trong cuộc sống có những phong tục tập quán tốt đẹp tồn tại song song với con người làm cho nó trở nên lành mạnh và trong sạch hơn. Ngoài ra, bên cạnh đó còn có sự tồn tại và phát triển không ngừng những tập quán xấu. Nếu chúng ta không biết tự làm chủ bản thân thì những thói xấu ấy sẽ điều khiển chúng ta một cách dễ dàng. Những tập quán xấu hay thói xấu luôn có sự cuốn hút mãnh liệt, nó bắt đầu đến từ từ và thoáng qua trong tâm trí như một người khách qua đường dễ quên sau đó trở thành người thân thiết và cuối cùng trở thành người điều khiển chuyên nghiệp làm ảnh hưởng xấu đến đời sống và xã hội nên có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu chỉ là người khách qua đường, sau trở nên người bạn thân ở chung nhà, kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính.”
Thật vậy, cuộc sống con người không thể thiếu những phong tục tập quán hằng ngày, không thể thiếu những ước muốn, nhu cầu giải trí, cơ sở vật chất để phục vụ bản thân và trong một số đó là sự bắt nguồn, là cơ sở ban đầu cho những tập quán xấu xuất hiện và tồn tại sau đó. Tóm lại, nguyên nhân chủ yếu làm cho thói xấu ra đời đó là con người, do sự ham muốn nhất thời làm thỏa mãn bản thân nhưng lại vượt quá giới hạn, con người đã tạo ra hàng loạt những thói xấu như: uống rượu, cờ bạc, hút chích… và nhiều chất kích thích, nguy hiểm đối với con người và xã hội như: ma túy, rượu chè, thuốc lá…
Tưởng chừng con người tạo ra những thói xấu ấy chỉ với mục đích giải trí, nhưng họ không ngờ đã đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, gia đình, xã hội và có thể cướp đi tính mạng của chính họ. Những thói xấu ấy lúc đầu gần như chỉ thoáng qua một cách vô tình, chỉ là người khách qua đường bình thường không có quan hệ thân thiết với nhau, gặp rồi quên ngay nhanh chóng, là người khách gặp gỡ tình cờ. Nó không đến một lúc mà đến từ từ, tình cờ khiến cho ta không quan tâm, nếu không thể kiềm chế thì đến khi thói xấu “trở thành người bạn ở chung nhà”. Cho đến khi thân thuộc như người thân, nó sẽ trở thành “ một ông chủ nhà khó tính”, một ông chủ với sự điều khiển chuyên nghiệp, sai bảo chúng ta hết sức khắc nghiệt biến ta từ chủ sang nô lệ. Nếu chúng ta làm trái ý thì ông chủ này có thể quyết định sự sống còn của ta trong lúc đó, chi phối mọi người trong nhà và sẵn sàng trừng phạt nếu không nghe lời.
Ví dụ; từ một học sinh chăm ngoan vì một lí do gì đó bạn không thuộc bài, bài kiểm tra điểm kém và bạn đã nói dối mẹ. Một lần khác, để mẹ được vui bạn đã lỡ mở vở quay cóp trong giờ kiểm tra và sẽ không có thêm lần nữa, nhưng vì sự mê muội ham muốn, lười biếng trong bạn ngày càng dâng cao cuối cùng lại tái phạm nhiều lần nữa. Cho đến khi vào đại học do mất căn bản bạn đâm ra chán nản bỏ bê, cúp tiết rồi bị bạn bè rủ rê lôi kéo và sử dụng ma túy một lần, lúc đầu chỉ làm bạn qua đường, thoáng qua, thỉnh thoảng lại xuất hiện như vô tình, cuối cùng bạn không thể dứt bỏ vì nó đã thân thiết đến khi bạn không làm chủ được nữa, phải lệ thuộc vào nó. Để thỏa mãn cơn nghiện bạn đã ăn cắp tiền gia đình, trộm cướp, giành giật nhằm thỏa mãn ham muốn. Kết quả là bạn trở thành một phần tử của tệ nạn xã hội ngày càng sa đọa cho đến khi bạn chết đi. Ví dụ trên có thể xem là một mắt xích di truyền những thói xấu, từ lúc đầu bạn không ngăn chặn, điều khiển để loại bỏ ra cơ thể mình thì về sau không còn lối thoát cho bản thân.
Thói quen xấu luôn điều khiển con người, để thỏa mãn nó con người bất chấp hậu quả, dù phải dùng mọi thủ đoạn xấu xa đê hèn. Nếu không biết khắc phục bạn sẽ từ thói xấu này dẫn đến nhiều thói xấu khác, thói xấu càng nhiều thì càng phải tử mạng vì nó là “một ông chủ khó tính”. Thông thường thì những thói xấu hay những hành động sai trái dễ thực hiện hơn nhiều so với những điều tốt. Trong xã hội chúng ta không thể thoát khỏi những thói xấu nhưng ta có thể loại bỏ nó ngay từ đầu bằng ý chí bản thân, đẩy lùi nó để ta trở thành “ông chủ” điều khiển lại nó, buộc nó phải mất đi.
Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 2
Nhà Phật lời răn dạy con người rằng "Kẻ thù lớn nhất đời người là chính mình". Đúng vậy, trong cuộc sống con người phải đấu tranh với rất nhiều thứ để có thể là một con người theo đúng nghĩa. Trong đó, đấu tranh với chính bản thân mình là cuộc đấu tranh cam go và quyết liệt nhất. Đó là cuộc đấu tranh không bao giờ ngừng nghỉ. Điều nguy hiểm nhất của con người là có thể chiến đấu một mất một còn với người khác song lại dễ dàng thoả hiệp với chính mình. Mà suốt cả cuộc đời, mỗi người đều luôn phải không ngừng đối diện với cuộc đấu tranh giữa khát vọng và khả năng, ước mơ và hiện thực. Khát vọng, ham muốn của con người không bao giờ có điểm dừng mà khả năng lại có hạn. Cuộc đấu tranh trong mỗi người đã dẫn đến những con đường khác nhau của mỗi người. Người chiến thắng được những ham muốn cá nhân, biết dừng lại đúng lúc, người lại dễ dàng đầu hàng, buông thả mình theo những ham muốn cá nhân. Và kết quả là con người có những tính tốt và tính xấu.
Danh giới giữa đức tính tốt và thói xấu không phải lúc nào cũng rõ ràng. Biểu hiện của tính tốt và thói xấu được thể hiện trong mối quan hệ của mỗi người đối với những người xung quanh. Tính tốt là kết quả sự điều hoà hợp lí giữa quyền lợi cá nhân và quyền lợi cộng đồng. Nó trở thành thói xấu khi quyền lợi của cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi cộng đồng. Chẳng hạn như thói ích kỉ, sự tham lam, lười biếng, trốn tránh trách nhiệm, ham chơi, tự thoả mãn… Trước khi gây nên những hậu quả không tốt đối với cộng đồng, thói xấu ấy đã gây ra những điều tai hại cho chính người "sở hữu" nó. Vì thế mới có câu "Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở nên ngư¬ời bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính". Đây là một câu nói rất đúng, đã hình tượng hoá ảnh hưởng của những thói xấu đối với bản thân mỗi con người.
Người xưa nói "Nhân chi sơ tính bản thiện", (bản tính con người vốn thiện), do điều kiện sống, vì nhu cầu sinh tồn, vì những mối quan hệ phức tạp và sự khắc nghiệt của cuộc sống mà con người dần dần có những thói xấu. Không phải ngay từ khi sinh ra con người đã mang sẵn những thói xấu. Thói xấu dần dần hình thành và ngự trị trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì những thói xấu ấy ít có cơ hội bộc lộ.
Ban đầu, vì những lí do khách quan nào đó, vì cuốc sống của bản thân mình, con người muốn dành lấy cho mình cái lợi. Đó là nguyên nhân của sự ích kỉ. Lần đầu, sự ích kỉ, lòng ham muốn dành lấy cái lợi cho mình ấy có thể chỉ là bản năng, chỉ thoáng qua như người khách qua đường. Người có bản lĩnh, biết dừng lại đúng lúc, sớm thức tỉnh thì thói xấu sẽ bị hạn chế. Cụ thể hơn, là hiện tượng nghiện hút trong xã hội ngày nay chẳng hạn. Lúc đầu chỉ là do tò mò hoặc bị rủ rê. Lúc đó, ma tuý mới chỉ là người khách qua đường. Ngươi có bản lĩnh sớm từ chối nó thì sẽ không bị nó điều khiển. Khi thói xấu mới sinh ra, chúng ta rất dễ tiêu diệt nó. Song nếu không nhận thức được đó là thói xấu, tiếp tục "sở hữu", tiếp tục ham hố cái lợi của riêng mình, quên đi lợi ích cộng đồng, thì thói xấu ngày càng ăn sâu vào ý thức. Cũng như người nghiện hút, nếu không sớm giã từ ma tuý, hút nhiều sẽ dần dần quen với nó, rồi thèm nó và cũng sẽ đến lúc không xa được nó. Không xa được sẽ dẫn đến phụ thuộc, phụ thuộc rồi sẽ bị điều khiển. Lúc đầu nó phục vụ ta, rồi đến lúc ta sẽ trở thành nô lệ của nó. Lúc ấy, địa vị chủ khách sẽ bị đảo ngược, người khách qua đường sẽ trở thành chủ nhà và chủ nhà sẽ trở thành kẻ bị sai khiến.
Mỗi người nếu không tự nhận thức và phân biệt được đâu là tính tốt và đâu là thói xấu thì sẽ rất dễ đánh mất mình, dễ biến mình thành nô lệ của những thói xấu. Lúc đầu những hành động không tốt có thể chỉ bắt nguồn từ sự vô tình giống như người qua đường ta vô tình gặp. Nhưng nếu lặp lại lần thứ hai, sẽ rất dễ có lần thứ ba và những lần khác nữa (người bạn thân chung nhà). Và khi đã trở thành hệ thống, thành một thói quen, lặp lại nhiều lần nó sẽ điều khiển ta (người chủ nhà khó tính). Một học sinh, lần kiểm tra đầu tiên không thuộc bài, hé vở nhìn một vài lần. Nếu không tự đấu tranh với mình, lặp lại lần hai rồi lần ba và dần trở thành thói quen. Thói quen ấy sẽ khiến bạn trở nên lười học. Và như vậy bạn đã để thói xấu điều khiển mình.
Thói xấu sẽ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, làm cho ta luôn phải tranh giành, ganh đua, tính toán. Cuộc sống của chính chúng ta sẽ mất đi sự thanh thản. Thói xấu sẽ là nguyên nhân để những người xung quanh có những hành động đối xử không mấy dễ dãi vô tư và độ lượng với ta. Và như thế, vì thói xấu, ta trở nên cô độc, ta sẽ luôn luôn bị dằn vặt bởi những ham muốn cá nhân. Và cuộc đấu tranh để giành giật, để thoả mãn những thói xấu sẽ biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục. Thói xấu là con dao phản chủ, nó làm đau bất cứ ai có ý định sử dụng nó thường xuyên. Thói xấu làm mất sự trong sạch và thanh thản của lương tâm, nó khiến cho con người luôn cảm thấy bất ổn. Vì thế thói xấu không chỉ tạo nên những tác động xấu đối với những người xung quanh mà thói xấu còn khiến cho chính người sở hữu nó những tại hoạ. "Lương tâm trong sạch gìn giữ sự thanh thản trong tâm hồn. Hơn thế nữa, nó còn là đối trọng với mọi tai hoạ và khổ đau".
Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 3
Giữa dòng chảy của cuộc đời, xã hội, có rất nhiều điều tiêu cực mà con người khó tránh khỏi. Nói về sự lây lan và ảnh hưởng nhanh chóng của thói xấu đến con người, có ý kiến cho rằng:
"Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường, sau đó là người bạn thân ở chung nhà và kết cục trở thành ông chủ khó tính".
Quả thật trong bất cứ chế độ nào, bất kì thời kì nào đều tồn tại những điều xấu. Đó là những lề thói, những đức tính không tốt, có hại cho bản thân, cho mọi người xung quanh và cao hơn nữa là cho cả cộng đồng. Nếu những điều xấu ấy được tồn tại, phát triển lâu dần sẽ thành thói xấu, khó mà thay đổi được.
"Những thói xấu ban đầu là người khách lạ qua đường". Con người ta sinh ra vốn trong sáng, thánh thiện, không mắc phải tội tình gì cả. Những tiêu cực ấy đến với ta một cách vô tình và bất ngờ, không gì báo hiệu sự xuất hiện của kẻ xa lạ ấy. Cũng không ai nghi ngờ về nó. Một học trò ngoan ngoãn, lễ phép được sống trong môi trường gia đình lành mạnh, hạnh phúc sẽ thấy lạ lẫm với những thói xấu của xã hội, học đường: ma tuý, trộm cắp, nghiện ngập. Ban đầu đó chỉ là sự tiếp xúc cho biết, sau đó ngày càng lún sâu, ảnh hưởng. Đúng là nếu như một con người bản chất nhân hậu, lương thiện khó mà nghĩ được những chuyện đó và càng không nghĩ tới biện pháp đề phòng, loại bỏ "người khách lạ" nguy hiểm đó. Dù thế điều tất yếu sẽ đến: "Sau trở thành người bạn thân ở chung nhà". Từ người khách bâng quơ, không quen biết nó đã trở thành "người bạn thân". Nghĩa là từng giờ, từng phút, từng khoảnh khắc con người sẽ chịu sự tác động lớn của thói xấu. Nó đánh vào điểm yếu của người đó, hiểu thấu và len lỏi vào trong suy nghĩ, hành động của họ. Nó trở thành kẻ song hành đáng ghét mà chủ nhân không nhận ra. Bạn thân là một phần con người ta, chia sẻ, thấu hiểu mình. Ngược lại, bản ta mình cũng yêu mến, sẵn sàng hi sinh vì bạn. Cũng vậy, một khi thói xấu là bạn thân thì ta sẽ làm nhiều việc để thỏa mãn thói xấu đó. Dần dần con người sẽ bị tha hóa, xấu xa.
Nhưng đó chưa phải là điều nguy hiểm nhất. Từ lúc cái xấu bắt rễ đến lúc nó ngự trong tâm hồn ta là một quá trình dễ dàng, nhanh chóng. Qua những bước ban đầu, nó trở thành kẻ chi phối hoàn toàn, tác ai tác quái ghê gớm. Lúc ấy con người chỉ như một kẻ nô lệ, phụ thuộc chuyên hành động những việc bị xã hội và mọi người lên án. Con người ta sẽ chỉ là kẻ phục tùng, không có khả năng chống cự hoặc chống lại rất yếu ớt vì nó đã "kết cục là thành ông chủ khó tính".
Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính. Đó là quá trình bao chiếm và xâm nhập của cái xấu. Tưởng không thể mà có thể, tưởng khó mà dễ. Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỉ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Một sinh viên đại học có tương lai sáng sủa, có tất cả các điều kiện để trở thành công dân tốt. Nhưng vì bị cám dỗ, mê hoặc mà dính vào ma tuý, nghiện ngập. Ban đầu thấy xa lạ, bình thường nhưng càng ngày càng gắn bó, thân thiết với nó. Bị chi phối, trở thành kẻ trộm cắp, luôn có suy nghĩ xấu trong đầu. Tồn tại song hành với con người đó là những mưu toan, tâm tính để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cuối cùng, người ấy trở nên là kẻ nhẫn tâm, mang tâm tính của kẻ thú tính. Ấy là khi thói xấu trở thành "ông chủ khó tính" – kẻ sai khiến tàn nhẫn.
Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam cũng từng có những câu thể hiện sự tác động của hoàn cảnh tới nhân phẩm: "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" hay "ở bầu thì tròn ở ống thì dài".
Và thêm một lần câu nói trên khẳng định đúng đắn về sức mạnh ghê gớm của cái ác, cái đê tiện, một thứ virut có sức lây lan khủng khiếp. Nhưng qua đó, tác giả cũng mang đến cho ta những bài học phải có sự lựa chọn, lập trường chín chắn trước hoàn cảnh. Không ai trong đời là không gặp cái xấu, vấn đề là bản thân con người phải tìm cho mình một con đường sống, đề phòng và loại bỏ suy nghĩ xấu. Làm được vậy con người sẽ thấy thanh thản.
Tuy nhiên, nói thế không có nghĩa là bất cứ ai cũng bị tác oai, tác quái bởi cái xấu. Ông cha ta từng nói: "Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Giữa những bỉ ổi, đê tiện của quân địch, những chiến sĩ của ta vẫn kiên trung sống trong lòng địch và khẳng định sáng ngời phẩm chất trung thành, tốt đẹp, hướng đến nhân dân, Tổ quốc.
Tố Hữu từng ngợi ca những chiến sĩ giải phóng sáng ngời tâm hồn:
"Chúng muốn ta hóa thành tro bụi
Ta hóa vàng nhân phẩm lương tâm"
Một con người biết chiến thắng hoàn cảnh là con người có lập trường. Con người đó sẽ không để thói xấu thành người bạn thân và ông chủ nhà.
Nghị luận xã hội về câu nói: Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính – Bài số 4
Khi mà những thành tựu khoa học kĩ thuật ngày càng nhiều, khi mà xã hội phát triển vượt bậc, con người khám phá ra nhiều điều mới lạ thì vai trò của đời sống đạo đức tinh thần, tính nhân văn của con người ngày càng được coi trọng, Chống lại những thói quen xấu là điều hết sức cần thiết, bởi vì: “Tập quán xấu ban đầu là khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính"
Ý kiến trên là một lời nhận định hết sức đúng đắn cho cuộc sống và đáng để chúng ta tìm hiểu, bàn luận.
Trước hết, về mặt nội dung ý nghĩa, nổ chứa đựng một hàm ý hết sức sâu xa mà càng đọc lâu, càng suy ngẫm kĩ ta càng nhận ra cái hay của nó. Chỉ với ba từ ngắn gọn súc tích "tập quán xấu”, đã nói lên tất cả những thói quen xấu, những hành vi cử chỉ không tốt đã thành nếp của con người. Những "tập quán xấu” ấy lúc "ban đầu” chỉ đơn thuần là "khách qua đường” là "người” mà trong lúc tình cờ, trong một khoảnh khắc vô tình, tự nhiên gặp, không hề hẹn trước . Vị khách ấy đến và đi nhanh chóng cũng như một vài tính xấu, đôi lời nói dối, vài ba hành động lầm lỗi mà nhiều khi vô tình hay cố ý ta đã làm. Tuy nhiên, tai hại không chỉ dừng lại mà thường thì nó còn tiến triển, và nhân rộng ra hơn. Từ chỗ lạ, nó (tật xấu của con người) dần dần "trở thành người bạn ở chung nhà” trở nên quá gần gũi và quen thuộc với chúng ta. Chúng ta xem điều đó như là một việc bình thường, những thói hư tật xấu ấy lập đi lập lại trở thành quá quen, thành một nếp sống tự nhiên bám chặt lấy ta. Để rồi đến "cuối cùng trở thành ông chủ nhà khó tính”. Từ địa vị một người "bạn thân” cùng sống chung với nhau, cùng gắn bó không rời, rồi đã trở thành "ông chủ nhà khó tính”. Nội dung lời nhận định thật sâu sắc. Với lối so sánh ngầm sử dụng những hình ảnh ngôn từ gần gũi thân thuộc, vị trí của "tập quán xấu” dần được nâng lên thật cao, chiếm vị trí độc quyền trong ngôi nhà hay nói rộng ra là trong con người, trong suy nghĩ nhận thức và hành động của chúng ta. Nó "khó tính”, ra lệnh cho chúng ta, bắt phải phục theo ý muốn của nó, làm những việc xấu hoặc đồng lõa cùng nó và tội lỗi mà nó gây ra. Với từ ngữ thân quen, dễ hiểu cùng cách diễn đạt khéo léo mà không kém phần sâu sắc, lời nhận định trên tạo một chuỗi hình ảnh liên quan chặt chẽ với nhau, thành một chuỗi móc xích những tình huống diễn ra hằng ngày, thật sự đà phản ánh được hiện thực của cuộc sống hết sức khách quan.
Thật vậy, trong thực tế, xã hội ngày nay có biết bao nhiêu điều hay điều tốt nhưng tồn tại song song với nó vẫn còn vô số những tệ nạn xã hội đang diễn ra hằng ngày. Đó thật sự cũng là kết quả của quá trình tiếp cận với cái xấu lâu ngày và dần dần không những không bài trừ được mà còn chịu ảnh hưởng để rồi tiếp nhận nổ như những chuyện rất bình thường, không có gì phải lưu tâm. Không phải sinh ra, ai cũng có thói xấu, có tội lỗi. Ban đầu cái xấu ở bên ngoài, ở xa như người qua đường thôi. Khi đã nhiễm phải rồi thì nó dần dần kết với ta ra lệnh cho ta, biến ta thành đầy tớ của một ông chủ nhà khó tính, xấu tính. Nếu ta đủ bản lĩnh, khôn ngoan thì kẻ qua đường nguy hại kia sẽ không bao giờ vào được nhà ta. Cụ thể một số thực tế cho ta thấy những điều trên. Nạn ma túy đang được xã hội quan tâm chống lại mỗi ngày, đối với ai đó bắt đầu một cuộc vui đua đòi, ham chơi thử một lần cho biết. Lúc ban đầu chỉ là một vài điều thuốc một mũi chích, chứng tỏ mình là người từng trải, đó chính là lúc đã gặp “vị khách qua đường" tai hại rồi. Thế nhưng, sự việc đâu chỉ đơn giản là ngừng lại tại đây 1 cái xấu thường có sức quyến rũ, nó còn trở lại, trở thành “người bạn thân” cho đến lúc kẻ nghiện hút trở thành nạn nhân của nó, mặc sức cho nó hoành hành thì từ cái giới hạn “người bạn thân”, nó đã chuyển sang “ông chủ nhà khó tính".
Quay trở lại với cuộc sống của tuổi trẻ. Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi mà hầu hết ai cũng năng động, cũng tích cực hăng hái đồng thời cũng dễ bồng bột lao đầu vào những cuộc vui một cách mù quáng. Ban đầu chỉ là lời nói dối cha mẹ thầy cô trốn học xem phim, đi chơi cùng bạn bè, sau tham gia vào những cuộc vui quá giới hạn của tuổi học sinh và dần dần sa sút về mặt học tập, đạo đức cũng xuống thấp trầm trọng. Tới lúc đó “ông chủ nhà khó tính” ấy liệu buông tha cho không? Không đâu, những thói hư tật xấu ấy ngày càng gia tăng và lấn át những phẩm chất tốt đẹp từng được trau dồi trước đây của ta. Để rồi kết quả là một ngày nào đó ta không còn là người con ngoan, trò tốt hữu dụng cho đất nước, không là người mà xã hội đang cần. Ta chỉ là những người xấu bị phê bình chỉ trích, đôi khi bước ra khỏi ngưỡng cửa tốt đẹp của cuộc sống. Chỉ một lần tò mò, thử cho biết có thể ta đã mở toang cánh cửa ngăn cách bản chất con người mình với thế giới của muôn ngàn tệ nạn đang chực chờ, là chính ta đã tự hủỵ ho