29/01/2018, 21:19

Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Văn mẫu lớp 12

Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. ...

Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 3 4 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 4 5 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 5 Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 1 Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, thì ngọn hải đăng quả thật là kim chỉ nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử hỏi, nếu không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của L. Tôn xtôi quả thật chí lí: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống". Nếu cuộc sống là những hoạt động trong đời sống của một con người hoặc một xã hội, thì lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. Sống trong đời sống, ai cũng muốn vươn tới một điều gì đó tốt đẹp và ta gọi đó là mục đích. Muốn đến đích, ta phải có hành động cụ thể, có phương tiện để thực hiện. Với T.xtôi thì lí tường chính là phương tiện, bởi nó như là “ngọn đèn chỉ đường”, là ánh sáng soi rọi cho con người đi đến mục đích Người không có lí tưởng thì “không có phương hướng kiên định” như thuyền chòng chành, lạc lối đưa đến nguy cơ đánh mất cuộc sống. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, nếu không có ánh sáng lí tưởng cao đẹp của Mác – Lê nin thì dân tộc Nga sẽ về đâu? Thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên ngã xuống “chẳng tiếc đời xanh” cho Tổ quốc trường tồn, chính là vì họ đã mang vào tâm trí mình một lí tưởng yêu nước cao đẹp dược thấm nhuần bởi tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Như vậy, sống có lí tưởng thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa. Cuộc sống là sự tiếp diễn liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục sống nhưng không thể thiếu mục đích, lí tưởng. Lí tưởng cao đẹp, làm cho cuộc đời nở hoa. Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bến bờ an toàn và bình yên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lí tưởng sống – nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Quan niệm sống nêu trên thật sự là bài học cho chúng ta học tập. Mỗi chúng ta, phải có trách nhiệm với xã hội và với chính mình. Mỗi con người phải tự ý thức rằng, sống không có lí tưởng, tựa như con người đi trong bóng đêm; như con thuyền ngoài khơi không có ngọn hải đăng dẫn đường; như con tàu không có hoa tiêu,… ở phương diện đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, nếu không có lí tưởng yêu nước là ánh sáng soi đường, thì “bóng đêm nô lệ" quả thật đáng sợ, mà dân tộc ta đã từng trải qua. Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 2 Mỗi con tàu trên đại dương bao la đều cần ngọn hải đăng trên đất liền soi chiếu để đi trong đêm tối. Cuộc sống của bất kì con người nào cũng cần sự soi rọi của lí tưởng. Vai trò của lí tưởng đã được nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi đề cao trong một phát biểu: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Khi đánh giá ai, cái gì ở mức hoàn hảo, chúng ta thường dùng từ "lí tưởng" để kết luận: “người đàn ông (đàn bà) lí tưởng”, “căn hộ lí tưởng", “chiếc xe lí tưởng”.. Hai chữ “lí tưởng” luôn được dùng để diễn dạt cho tính chất, thuộc tính tốt đẹp nhất. Nó chỉ mục đích cao cả, mức độ hoàn hảo, hoàn thiện mà người ta luôn cố gắng phấn đấu để đạt tới và trên thực tế rất khó đạt được. Nếu đã đọc Thép đã tôi thế đấy, Ruồi trâu, Người mẹ- những cuốn sách gối đầu giường của thanh niên Việt Nam một thời, chúng ta sẽ được ngắm nhìn chân dung những con người mang trong mình lí tưởng cách mạng cao cả. Và chính những Pa- Ven, Rivarex, Si-ta… ở các trang truyện đó đã hoá thân trong thế hệ Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thị Minh Khai, hoá thân trong những Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc… Phải chăng chỉ trong chiến tranh máu lửa, con người mới có lí tưởng. Thực ra ở bất cứ thời đại nào con người cũng cần có lí tưởng. Bởi vì lí tưởng không chỉ là ngọn cờ phất lên trong cách mạng, trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước. Nếu hình dung một cách hình tượng thì lí tưởng như kim chỉ nam dẫn đường cho mọi người không lạc bước trên hành trình sống của mình. Nó là những mục đích cao đẹp trong cuộc đời mà mỗi người cần xác định để ngưỡng vọng và phấn đấu thực hiện để đạt được. Nó là nền móng để chúng ta xây lên trên đó cuộc sống của chính mình. Khái niệm “cuộc sống” trong câu nói của Lep Tôn-xtôi có thể hiểu là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó phải là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp, cuộc đời mà trong đó con người được sống chứ không phải tồn tại. Cuộc sống đó là thành quả của rực rỡ của lí tưởng. Qua câu nói của mình, nhà văn Nga muốn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của lí tưởng trong việc hình thành nên giá trị cuộc sống của mỗi con người. Đi trong đêm tối, ai cũng cần có ngọn đèn soi tỏ mặt đường đi. Những mục đích sống cao đẹp sẽ giúp chúng ta vạch ra những phương hướng cụ thể nhằm phấn đấu thực hiện để đạt được, và cuối cùng, một cuộc sống có ý nghĩa sẽ là kết quả xứng đáng với công sức mà chúng ta đã bỏ ra. Thiết nghĩ, lời nói của Lep Tôn-xtôi hoàn toàn chính xác. Thực tế cho thấy lí tưởng bao giờ cũng là khởi nguồn của mọi sự thành công. Người có lí tưởng không mấy khi thất bại trong sự nghiệp của mình. Bởi lẽ, họ biết họ cần những gì trong cuộc sống của họ, họ xác định được cho mình những việc cần phải thực hiện và luôn cố gắng để những gì họ mong muốn trở thành hiện thực. Khi đất nước chìm đắm trong gót giày xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, thế hệ thanh niên Việt Nam gần như cùng chung một lí tưởng: chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Họ không ngại ngần rời ghế nhà trường, xung phong ra mặt trận, không hề băn khoăn khi cất vào tủ tờ giấy báo nhập học của một trường đại học danh tiếng. Họ viết những lá đơn xin gia nhập quân ngũ bằng máu. Họ chiến đấu không sợ hi sinh: Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt Máu trộn bùn non Gan không núng, chí không mòn (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu) Đất nước sạch bóng quân thù, mỗi người dân Việt Nam lại đồng sức, đồng lòng khôi phuc lại quê hương mình, ước nguyện độc lập, tự do cho dân tộc đã thành hiện thực. Lúc này, lí tưởng của thời đại, của hầu hết mọi người là xây dựng cho nước nhà giàu đẹp, văn minh. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất, lần thứ hai… rồi những chủ trương, chính sách cụ thể cho công cuộc đổi mới đã xác định phương hướng để thực hiện cho thành công mục tiêu xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu đẹp… Con người thời đại mới không mấy khi nói đến lí tưởng họ luôn mang trong mình lí tưởng sống cụ thể. Trước sự lên ngôi của những công nghệ kĩ thuật siêu hiện đại, họ muốn làm chủ cuộc sống của chính mình. Điều đó tưởng như không tưởng nhưng thực tế không ít người đã làm được. Họ đặt ra cho mình nhiệm vụ phải học tập một cách nghiêm túc, đồng thời không ngừng rèn luyện nhân cách bản thân. Họ học sâu, học cao và học rộng, học mọi lúc, moi nơi. Tất cả những tri thức họ làm chủ đủ để không khiến họ lạc hậu trước sự phát triển chóng mặt của thời đại. Nhân cách đạo đức của họ đủ vững vàng để họ không trở thành nô lệ cho sức mạnh vật chất thời hiện đại. Họ là ai? Là những thủ khoa được vinh danh trong lễ tôn vinh Hoa trạng nguyên của đất nước, là những doanh nhân thành đạt, bác sĩ tài hoa, chuyên gia sáng tạo phần mềm chuyên nghiệp, là những người thầy ưu tú, học trò xuất sắc, là những người nông dân biết chủ động ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất… Họ là những người có lí tưởng sống tiến bộ lành mạnh. Họ là những ngươi làm chủ cuộc sống của mình, là những người không lạc thời trong chính thời đại của mình. Ngược lại với những người có lí tưởng là những kẻ hèn nhát, lười biếng, quanh năm suốt tháng chỉ sống trong bóng tối của sự ngu dốt và cái ác. Những người này không bao giờ có ước mơ, không bao giờ đặt ra cho mình mục tiêu, mục đích cần phấn đấu trong cuộc đời. Vậy nên họ không có phương hướng cụ thể cho hành trình sống của mình. Thành công, vinh quang không đến với đối tượng này. Họ là ai?. Họ là người học sinh cuối cấp không biết chọn cho mình trường nghề nào cho phù hợp, là người nghệ sĩ không mang trong mình ước vọng được nhận một giải thưởng giải thưởng nghệ thuật, là người kĩ sư không dám mơ ước đến những công trình đồ sộ… Họ là những người an phận, không có chí tiến thủ, lúc nào cũng nghĩ mình như thế là được rồi. Họ không biết làm gì với kiến thức, với điều kiện sống của mình. Họ không có bản lĩnh nên trước sóng gió, trước sự va đập của cuộc sống, họ không đủ tự tin để vượt qua. Cuộc sống của họ chỉ là những chuỗi ngày trôi qua bình lặng, tẻ nhạt. Họ không cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, và thực chất là không được sống như theo đúng nghĩa của từ này. Có lẽ, một trong những bi kịch của đời người là sống không có lí tưởng, không có ước mơ, hoài bão. Nhưng sẽ ra sao nếu ước mơ, hoài bão, nếu lí tưởng của chúng ta lại là những điều không tưởng?. Vẫn biết rằng nếu khống có lí tưởng, chúng ta sẽ không thể xác định con đường đi của mình, không thể lên kế hoạch cụ thể cho những ước muốn, dự định của mình, và tất nhiên, chúng ta sẽ không thể nào có cuộc sống như mong muốn. Nhưng lí tưởng không thể thực hiện vai trò soi đường dẫn lối cho con người khi nó không thiết thực với cuộc sống của chính chúng ta hoặc khi nó đi ngược lại với quy luật vốn có trong cuộc sống này. Bạn đừng bao giờ nuôi mong ước sẽ chế tạo được chiếc máy thời gian để quay ngược trở lại quá khứ. Bạn cũng đừng hi vọng mình sẽ bác bỏ được thuyết tiến hoá của Đac-uyn hay phủ định được thuyết tương đối của Anh-xtanh. Những lí tưởng của chúng ta nên hướng vào thực tiễn, nên phù hợp với chính năng lực của bản thân để tránh sai lầm trong phương hướng, tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Khi đã có lí tưởng, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc xác đinh phương hướng thưc hiện, tránh trường hợp để lí tưởng mãi nằm trong dự án. Những phương hướng đó phải bám sát vào mục tiêu, mục đích đã đặt ra. Nếu đã dự định thi khối A, bạn phải đầu tư thời gian thích hợp cho việc ôn luyện kiến thức các môn toán, lí, hoá. Việc ôn tập đó phải được lên kế hoạch theo từng giai đoạn, thậm chí từng ngày, theo lượng kiến thức mà chúng ta phải rà soát.. Trong quá trình thực thi biến các phương hướng đó thành hành động cụ thể, chắc chắn chúng ta se phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất trắc. Điều quan trọng là chúng ta kiên định, giữ vững lập trường để không đi ngược lại với lí tưởng ban đầu. Bạn là hội viên Hội thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo. Bạn muốn vận động được nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo nhưng một số người không tin vào sự an toàn của hoạt động này. Bạn đừng vội nản chí, đừng vội làm phá bỏ lí tưởng cao đẹp mà bạn đang theo đuổi. Hãy suy nghĩ để tìm ra các hình thức tuyên truyền thuyết phục hơn nữa. Được theo đuổi đến cùng lí tưởng của mình là điều hạnh phúc nhất mà bản thân chúng ta có thể làm được. Vượt qua những khó khăn trong hành trình đi đến lí tưởng mỗi người sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc sống, sẽ cảm nhận được mình đang sống theo đúng nghĩa của từ này. Trong Thép đã tôi thế đấy, nhân vật Pa-ven Cooc-sa-ghin có nói một câu, đại ý: Mỗi người chỉ có một cuộc đời, phải làm thế nào để những năm tháng tuổi xuân của chúng ta không trở nên hoài phí. Như vậy, có thể nói, xác định cho mình lí tưởng sống đúng đắn, quyết tâm đến cùng để biến lí tưởng đó thành cuộc sống thưc sự là chúng ta đã không sống hoài, sống phí rồi. Câu nói của Lep Tôn-xtôi đã nhấn mạnh một cách chính xác vai trò dẫn đường, định hướng của lí tưởng đối với cuộc đời của mỗi con người. Nếu không phải là người có lí tưởng, bạn hãy bắt tay vào suy ngẫm thật kĩ để xác định cho mình mục đích sống cụ thể. Nếu đã xác định được lí tưởng sống rồi, bạn hãy bắt tay vào việc thực hiện nó. Dẫu có nhiều khó khăn phía trước, bạn cũng đừng vội nản lòng. Thậm chí, vì lí do nào đó mà lí tưởng của bạn không thành, hãy nhen nhóm nó ở thế hệ sau, để họ sẽ bước tiếp con đường bạn đã chọn. Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 3 Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thỉ không có cuộc sống”. Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sông quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với lí tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa. Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống”. Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kién định, khác nào ké đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu, về bến bờ nào. Nhừng kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hay dao động vì sống không có mục đích, không có lí tưởng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước, không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sông thừa, sống mòn. Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao động, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chú yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng. Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị băng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến công hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sau có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm, lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”. Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí tưởng. Câu nói ấy cho đến nay vần mới mẻ và giàu ý nghĩa đối với học sinh thanh niên chúng ta. Đất nước đang đổi mới. Công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước đang kêu gọi thanh niên lên đường. Có học tập tốt mới trang bị cho bản thân mỗi chung ta kiến thức, kĩ năng khoa học, lao động. Hơn bao giờ hết chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề lí tường và sống có lí tưởng. Lí tưởng là ngọn đèn. Với Tố Hữu, lí tưởng là “mùi hương chân lí”. Tôi nhớ vần thơ của ông. Khi ta đã say mùi hương chân lí . Tương lai đó, trước mặt ta biển rộng Trên đầu ta, lồng lộng gió trời cao! Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 4 – Cái gì làm ông khác biệt với mọi người'? – Họ sống để mà ăn, còn tôi ăn để sống. (Aristote)   Câu trả lời của Aristote, nhà triết học, nhà giáo dục và nhà khoa học, thật giản dị những ẩn chứa một triết lí sâu sắc. Bất cứ ai trong chúng ta sống trên đời cũng đều băn khoăn với câu hỏi: Sống để làm gì? Sống vì cái gì? Và tuỳ theo câu trả lời mà chúng ta sẽ có một kết quả tốt đẹp hoặc một hậu quả tệ hại. Lép Tôn-xtôi, nhà văn Nga, đã đưa ra lời nhận định như sau: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không cô phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Lí tường là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới. Lí tưởng là điều cao cả nhất, đẹp đẽ nhất, trở thành lẽ sống mà con người mong ước và phấn đấu thực hiện. Tại sao không có Lí tưởng thì không có phương hướng kiên định? Vì không có lí tưởng thì không có mục tiêu phấn đấu cụ thể, thiếu ý chí vươn lên để giành điều cao cả, không có lẽ sống mà người ta mơ ước. Nhà văn Pháp Đi-đơ-rô từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vì đãi nếu mục đích tầm thường”. Tại sao không có phương hướng thì không có cuộc sống? Vì không có phương hướng phấn đấu thì cuộc sống con người sẽ tẻ nhạt, sống vô vị không có ý nghĩa, sống thừa. Không có phương hướng trong cuộc sống giống người lần bước trong đêm tối không nhìn thấy đường. Không có phương hướng, con người có thế hành động mù quáng, nhiều khi sa vào vòng tội lội. Trong thời thực dân phong kiến, cậu học sinh Tố Hữu như người đi trong đêm dài tăm tối, không thấy được một chút ánh sáng le lói. Nhưng từ khi bắt gặp dược lí tưởng cách mạng thì “một trời chân lí chói qua tim". Và cùng từ đấy, cuộc đời cùa nhà thơ lật qua một trang sách mới – “Hồn tôi lả một vườn hoa lá / Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Tấm gương tiêu biếu nhất về cuộc sống có lí tưởng, đó chính là Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Lí tưởng của cả đời Bác là vì dân, vì nước, được thế hiện qua câu nói: "Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà dộc lập, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cùng được học hành", Và Bác đã hi sinh cả cuộc đời minh cho lí tưởng cao đẹp ấy, Bác xứng đáng được cả thế giới ca ngợi là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Mỗi thời đại, mỗi hoàn cảnh lịch sử con người lại nuôi dưỡng những ước vọng, những lí tưởng sống và suy ngẫm riêng. Chúng ta không bao giờ được quên quá khứ lịch sử hào hùng của dân tộc. Thế hệ thanh niên ngày ấy đã góp phần không nhỏ vào thắng lợi chung của đất nước. Đó là lí tưởng muốn được chiến đấu, hi sinh cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Anh hùng Lý Tự Trọng đã từng nói: “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng và không thể là con đường nào khác!” Vì sao lí tưởng lại quan trọng như vậy? Vì lí tưởng sống là mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới, là lí do, mục đích mà mỗi con người mong mỏi đạt được. Người có lí tưởng sống cao đẹp là người luôn suy nghĩ và hành động để hoàn thiện bản thân, giúp ích cho mình, gia đình, xã hội và đất nước. Sinh ra ở đời, ai trong chúng ta cũng khao khát được sống hạnh phúc. Để đạt được khát vọng đó, người ta luôn tìm cho mình một lẽ sống cho cuộc đời, hay nói đúng hơn là một lí tưởng. Lí tưởng này sẽ hướng dẫn họ vượt qua mọi chông gai và can đảm chấp nhận mọi nghịch cảnh đê đạt được mục tiêu phân đấu. Lí tưởng quyết định sự thành công trong cuộc sống. Lí tưởng cho ta sức mạnh vượt qua khó khăn và thử thách trong cuộc sống. “Không thể sống thiếu lí tưởng… phải có một lí tưởng lành mạnh, bắt nguồn sâu xa từ trong lòng dân. Khi phải sống trong những thời kì nặng nề nhất, những giờ phút khó khăn nhăt. Đã nhiều lần tôi ở ngay bên bờ vực thẳm của cái chết, nhưng nhờ lòng tin vào chân lí, vào sức mạnh của nhân dân, vào sức mạnh và tương lai của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, nên tôi vẫn sống, vẫn vững vàng”. (Đimitơtốp) Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn gặp, vẫn chứng kiến những người sống không lí tưởng, không ước mơ. Họ không đặt ra mục tiêu sống cho bản thân, không xác định ước mơ cho chính mình và rồi họ không cố gắng, phấn đấu vươn lên. Đến khi vấp ngã, khó khăn, họ chùn bước, bỏ cuộc vì không có mục tiêu để hướng đến trong tương lai. Từ đó họ trởnên chán ghét bản thân, oán trách số phận, cuộc đời rồi dần sa vào những tệ nạn xã hội và tội ác mà không cách gì cứu vãn dược. Đó là lối sống hèn nhát, tầm thường cần phải lên án. “Đáng thương thay những kẻ sống không lí tưởng”. (Tuốc-ghê-nhép) Vậy chúng ta phải làm gì để trở thành người có lí tưởng cao cả và có ích cho xã hội? Trước hết, ta cần phải xác định lí tưởng sống đúng đắn. Tiếp theo ta cần phải lên kế hoạch học tập, rèn luyện kĩ năng, sức khoẻ, tư tưởng nhằm thực hiện mục đích đó. Sau đó, ta phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội, chính trị; điều này sẽ giúp cho bản thân hoà nhập cộng đồng. Các mùa hè tình nguyện đã thu hút hàng nghìn trí thức trẻ tình nguyện lên đường về nông thôn, miền núi… Kế thừa lời dạy về lí tưởng cho thanh niên của Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn ngày hôm nay của đất nước, thanh niên có thể xây dựng cho mình một lí tưởng cách mạng. Paven Coocsaghin đã phát biểu trong tác phẩm Thép đã tôi thế đấy (tác giả Nikolai Ostrovsky): “Cái quý nhất của con người là cuộc sống. Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình, đề đến khi nhắm mắt xuôi tay, có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta đã cống hiến cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người. Ta phải sống gấp lên mới được. Vì bệnh tật vô lí hay một sự bi đát tình cờ nào đó có thể bỗng nhiên cắt đứt cuộc đời này”. Sống vì điều gì và sống như thế nào? Điều đó tuỳ thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người trong chúng ta. Để học sinh ngày nay trở thành trụ cột của nước nhà không chỉ ở hiện tại mà ngay cả trong tương lai thì vấn đề quan trọng là mỗi người phải xác định được cho mình một lí tưởng cao đẹp và quyết tâm phấn đấu dể thực hiện lí tưởng đó. Chỉ có như thế học sinh Việt Nam mới có thể hoàn thành dược sứ mệnh mà đất nước giao phó, như Bác Hồ đã dạy: “Thanh niên không một phút giây được quên lí tưởng của mình là phấn đấu cho nước Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và Chủ nghĩa Xã hội”. Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 5 Trong cuộc sống, mỗi con người từ khi sinh ra đã là một hành trình tư tưởng. Cha mẹ khắc khoải một lí tưởng là con sinh ra được khỏe mạnh, lớn khôn, con là đứa trẻ ngoan ngoãn, giỏi giang, mai kia con trở thành một người thành đạt. Rồi khi con đủ lớn, đủ ý thức để sống cho những lí tưởng riêng của mình. Con sẽ trở thành một học sinh xuất sắc, lớn hơn nữa con sẽ là một doanh nhân lớn hay là một bác sĩ tài ba, con có cuộc sống riêng cùng một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống được nuôi dưỡng bằng những lí tưởng. Nói cách khác: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống. (Lép – Tôn – Xtôi) Mỗi chúng ta khi vô tình chạm đến hai chữ lí tưởng thì cảm thấy như gặp một cái gì xa vời, không thực tại chút nào. Ta cứ nghĩ rằng lí tưởng là cái gì đó vĩ đại như lí tưởng cách mạng của Các Mác, Ăng – Ghen, lí tưởng vô sản của Lê – Nin. Nhưng chúng ta lại không biết rằng lí tưởng là thực tại, rất đời thường và gắn bó trong đời sống của chúng ta. Hoàn toàn có thể hiểu lí tưởng là một ngọn đèn, nói dễ hơn lí tưởng là niềm tin, lòng ao ước mong mỏi của mỗi người đặt ra trong cuộc sống. Lí tưởng chính là cái mục tiêu phấn đấu. Lí tưởng trở thành một phần của cuộc sống, và vì thế cuộc sống sẽ vô vị biết bao nếu thiếu đi lí tưởng. Theo cách nói của Lép – Tôn – Xtôi thì lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường nên khi thiếu vắng nó con người ta sẽ dễ lầm lạc, đôi khi châm trễ trên lộ trình của cuộc sống: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Hành trình đi đến lí tưởng, phấn đấu theo lí tưởng, cũng như một vận động viên điền kinh đang ra sức trinh phục chặng đường đua của mình. Anh chàng vận động viên chỉ biết rằng phía trước, những bước cuối cùng của chặng đưa là băng – rôn về đích. Anh cố hết sức và lao về phía trước với một tinh thần sức mạnh thiêng liêng, như mỗi chúng ta đều hướng về lí tưởng của mình. Cuộc sống cũng là một chặng đua và nếu chặng đua ấy không có địch đến, không có hướng đi thì chúng ta sẽ đi đâu về đâu. Nhưng Lép – Tôn – Xtôi bảo rằng: Lí tưởng là phương hướng kiên định, đó không bao giờ có thể chuyển dịch. Nếu hiểu ngược kiểu ấy, chẳng lẽ, lí tưởng của cuộc sống hiện đại lại là một ông già phong kiến cố hữu, cùng những đạo luật khắt khe của chế độ xưa. Đó hoàn toàn không phải là lí tưởng, Đã là lí tưởng thiêng liêng của một cuộc sống tươi đẹp thì đòi hỏi ở cái khí chất cao đẹp. Trong cuộc sống có vô vàn lí tưởng nhưng như thế nào mới là một lí tưởng chính đáng. Lí tưởng của một người kinh doanh là làm giàu. nhưng không phải là được làm giàu bằng mọi cách. Anh ta phải tuân theo khuôn khổ của pháp luật và trách nhiệm của lương tâm. Lí tưởng của một cậu học sinh là đỗ cao trong kì thi đại học. Thế rồi ngày anh ta tới phòng thi để thực hiện cái lí tưởng của mình, thì lương tâm, xã hội không bao giờ cho phép anh có quyền làm ngơ khi thấy một người chết đuối, một hành động đi trái với pháp luật, với đạo lí thì không được gọi là lí tưởng. Mỗi bước đi của chúng ta bây giờ đều bước theo nhũng bậc thang của lí tưởng, và luôn luôn có lí tưởng soi sáng chỉ đường. Lúc ấy, chúng ta như những đứa trẻ vô tri được bàn tay người mẹ nâng niu dìu dắt từng bước đi. Và khi ấy nếu không có mẹ, không có lí tưởng con là đứa trẻ bơ vơ, lạc loài, rồi sẽ đi về đâu? Anh muốn chinh phục nóc nhà thế giới, muốn đứng trên đỉnh E-ve-rét dù chỉ là một giây, dù phải trải qua hàng ngàn giờ hãi hùng, có lúc tưởng chừng như hy sinh cả tính mạng nhưng vẫn hết mình thực hiện vì cái lí tưởng của bản thân. Nếu một con người chỉ tồn tại như một bản năng, hoạt động như một cái máy, khởi động thi chạy, hết nhiên liệu thì tắt. Ta tự hỏi thế có phải là cuộc sống? Để chứng minh rằng ta đang sống, đang tồn tại, trước tiên ta phải có lí tưởng, và đã có lí tưởng ta sẽ có dũng khí làm những gì ta quyết. Ngày 5-6-1911, chàng thanh niên mang tên Nguyễn Tất Thành cùng hai bàn tay trắng xuống tàu buôn ra nước ngoài mang tên mình hành trang duy nhất là lí tưởng tìm đường cứu nước. Giả dụ, nếu không có đủ sức mạnh của lí tưởng thì Bác không bao giờ có đủ can đảm để ra đi. Chính vì thế ta hãy sống, và thực sự sống khi đã có lí tưởng riêng của bản thân. Xuân Diệu thì mải mê với lí tưởng: Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm. Cảm ơn nhà thơ đã đem đến một quan niệm mới về lí tưởng của cuộc sống. Chắc hẳn, chúng ta ai cũng biết Xuân Diệu là một nhà thơ khát khao giao cảm với đời, yêu đời một cách tha thiết nhất. Chính vì thế, nhà thơ đem hết trái tim của mình cống hiến cho cuộc sống này, cho lí tưởng sống tràn đầy yêu thương. Xuân Diệu mong muốn được sống chân thành với lí tưởng của riêng ông, được cống hiến cả đời để đổi lấy một phút huy hoàng, đó là giây phút cháy bỏng của một tâm hồn sống trong lí tưởng. Đồng thời nhà thơ muốn gửi gắm lí tưởng ấy cho mọi người trong cuộc đời. Sống phải sao cho đáng sống, phải đem hết dũng cảm để sống cho cái lí tưởng của mình, để từ đó tìm ra phương hướng đi thơ tiếng gọi của lí tưởng như Lép – Tôn – Xtôi đã khẳng định: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng kiên định thì không có cuộc sống. Nhưng thử hỏi có mấy ai có đủ can đảm để sống hết mình, sống một cách trọn đầy cho lí tưởng: Chắc hẳn, chúng ta – những người con của dân tộc Việt Nam sẽ khôn bao giờ quên và cũng không bao giờ dược quên người thiếu nữ đã chết cho mùa hoa Lê – ki – ma nở, ở quê ta vùng đất đỏ và đã chết cho mùa sau. Nữ anh hùng Võ Thị Sáu đã dâng cả cuộc đời mình cho dân tộc, cho Tổ quốc yêu thương và cũng cho riêng lí tưởng sống của chị, khi mới tròn đầy cái tuổi 16. Tôi không so sánh bạn, cũng như không dám so sánh mình với lí tưởng cách mạnh cao cả như của nữ anh hùng, liệt sĩ Võ Thị Sáu. Qua đó, tôi chỉ có thể khẳng định rằng mỗi chúng ta đều có thể gắng hết sức vì lí tưởng sống của bản thân mình để thật sự có một phương hướng sống, phương hướng để tồn tại. Cũng như từ đầu vẫn nói lí tưởng không hề xa vời, lí tưởng là đoạn đường, là lối đi gắn bó với chúng ta trong suốt cuộc đời. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Lép – Tôn – Xtôi đã đem đến cho chúng ta cái nhìn tổng quát về lí tưởng. Con đường hôm qua, con đường hôm kia của tôi, của bạn, của tất cả chúng ta đề đã vùi vào quá khứ một cách mờ nhạt và tiếp tục nhạt nhòa. Nhưng con đường hôm nay và của ngày mai còn tùy tôi, tùy bạn, chúng ta đi như thế nào, tiếp tục để phát triển và đi lên cùng với sự thăng hoa của ánh sáng lí tưởng. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Văn mẫu lớp 12Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmsống không có lí tưởng con người sẽ không có lối đi kiên địnhli tuong la ngon den chi duong khong co li tuongLí tưởng sống ngượcNghi luan xa hoi neu khong co me khong co nha vannghị luận xã hội đề lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng thì không có phương hướng kiến định mà không có phương hướng thì không có cuộc sốngNhà văng nga lép tôn-xtôi đã nói lí tường là ngọn đèn chỉ đường không có lí tưởng không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cưộc sống hãy phát biểu suy nghĩ của em về quan niệm trên Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt (Kim Lân) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Cái gì cũng nhàm chán cả trừ học hỏi – Văn mẫu lớp 12Phân tích tác phẩm Ông già và biển cả (Hê-Minh-Uê) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Lòng yêu nước ban đầu là yêu những vật tầm thường nhất yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu con phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm chua mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê đã trở nên lòng yêu Tổ quốc – Văn mẫu lớp 12Kể lại một kỉ niệm sâu sắc về người thân trong gia đình – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu tục ngữ: Có công mài sắt, có ngày nên kim – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Mọi phẩm chất của đức hạnh là ở trong hành động – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về câu nói: Lí tưởng là ngọn đèn soi sáng – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 1

Nếu so sánh cuộc đời là biển cả, con người là chiếc thuyền giữa đại dương mênh mông, thì ngọn hải đăng quả thật là kim chỉ nam cho thuyền biết nơi mình đến. Thử hỏi, nếu không có ngọn hải đăng thì hậu quả sẽ ra sao? Nói thế, ta chắc đã hiểu được lời nói của L. Tôn xtôi quả thật chí lí: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định mà không có phương hướng thì không có cuộc sống".

Nếu cuộc sống là những hoạt động trong đời sống của một con người hoặc một xã hội, thì lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới. Sống trong đời sống, ai cũng muốn vươn tới một điều gì đó tốt đẹp và ta gọi đó là mục đích. Muốn đến đích, ta phải có hành động cụ thể, có phương tiện để thực hiện. Với T.xtôi thì lí tường chính là phương tiện, bởi nó như là “ngọn đèn chỉ đường”, là ánh sáng soi rọi cho con người đi đến mục đích Người không có lí tưởng thì “không có phương hướng kiên định” như thuyền chòng chành, lạc lối đưa đến nguy cơ đánh mất cuộc sống. Trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, nếu không có ánh sáng lí tưởng cao đẹp của Mác – Lê nin thì dân tộc Nga sẽ về đâu? Thế kỉ XX ở Việt Nam, hàng ngàn, hàng vạn thanh niên ngã xuống “chẳng tiếc đời xanh” cho Tổ quốc trường tồn, chính là vì họ đã mang vào tâm trí mình một lí tưởng yêu nước cao đẹp dược thấm nhuần bởi tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại. Như vậy, sống có lí tưởng thì cuộc sống sẽ có ý nghĩa. Cuộc sống là sự tiếp diễn liên tục không ngừng nghỉ. Chúng ta từ thế hệ này sang thế hệ khác tiếp tục sống nhưng không thể thiếu mục đích, lí tưởng. Lí tưởng cao đẹp, làm cho cuộc đời nở hoa. Những con thuyền đang ngày đêm lênh đênh trên biển cả đều rất cần một ngọn hải đăng để dẫn đường, soi sáng cho chúng tìm đến bến bờ an toàn và bình yên. Chúng ta cũng vậy, khác chăng ngọn hải đăng của chúng ta chính là lí tưởng sống – nó chắp cánh đưa ta bay cao cùng những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc của cuộc sống. “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Quan niệm sống nêu trên thật sự là bài học cho chúng ta học tập.

Mỗi chúng ta, phải có trách nhiệm với xã hội và với chính mình. Mỗi con người phải tự ý thức rằng, sống không có lí tưởng, tựa như con người đi trong bóng đêm; như con thuyền ngoài khơi không có ngọn hải đăng dẫn đường; như con tàu không có hoa tiêu,… ở phương diện đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta, nếu không có lí tưởng yêu nước là ánh sáng soi đường, thì “bóng đêm nô lệ" quả thật đáng sợ, mà dân tộc ta đã từng trải qua.

Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 2

Mỗi con tàu trên đại dương bao la đều cần ngọn hải đăng trên đất liền soi chiếu để đi trong đêm tối. Cuộc sống của bất kì con người nào cũng cần sự soi rọi của lí tưởng.

Vai trò của lí tưởng đã được nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi đề cao trong một phát biểu: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống”.

Khi đánh giá ai, cái gì ở mức hoàn hảo, chúng ta thường dùng từ "lí tưởng" để kết luận: “người đàn ông (đàn bà) lí tưởng”, “căn hộ lí tưởng", “chiếc xe lí tưởng”.. Hai chữ “lí tưởng” luôn được dùng để diễn dạt cho tính chất, thuộc tính tốt đẹp nhất. Nó chỉ mục đích cao cả, mức độ hoàn hảo, hoàn thiện mà người ta luôn cố gắng phấn đấu để đạt tới và trên thực tế rất khó đạt được.

Nếu đã đọc Thép đã tôi thế đấy, Ruồi trâu, Người mẹ- những cuốn sách gối đầu giường của thanh niên Việt Nam một thời, chúng ta sẽ được ngắm nhìn chân dung những con người mang trong mình lí tưởng cách mạng cao cả. Và chính những Pa- Ven, Rivarex, Si-ta… ở các trang truyện đó đã hoá thân trong thế hệ Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Thị Minh Khai, hoá thân trong những Đặng Thuỳ Trâm, Nguyễn Văn Thạc… Phải chăng chỉ trong chiến tranh máu lửa, con người mới có lí tưởng. Thực ra ở bất cứ thời đại nào con người cũng cần có lí tưởng. Bởi vì lí tưởng không chỉ là ngọn cờ phất lên trong cách mạng, trong cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước.

Nếu hình dung một cách hình tượng thì lí tưởng như kim chỉ nam dẫn đường cho mọi người không lạc bước trên hành trình sống của mình. Nó là những mục đích cao đẹp trong cuộc đời mà mỗi người cần xác định để ngưỡng vọng và phấn đấu thực hiện để đạt được. Nó là nền móng để chúng ta xây lên trên đó cuộc sống của chính mình. Khái niệm “cuộc sống” trong câu nói của Lep Tôn-xtôi có thể hiểu là cuộc đời thực tiễn của mỗi người, nhưng đó phải là cuộc đời có ý nghĩa, cuộc đời tươi đẹp, cuộc đời mà trong đó con người được sống chứ không phải tồn tại.

Cuộc sống đó là thành quả của rực rỡ của lí tưởng. Qua câu nói của mình, nhà văn Nga muốn khẳng định vai trò, tầm quan trọng của lí tưởng trong việc hình thành nên giá trị cuộc sống của mỗi con người. Đi trong đêm tối, ai cũng cần có ngọn đèn soi tỏ mặt đường đi. Những mục đích sống cao đẹp sẽ giúp chúng ta vạch ra những phương hướng cụ thể nhằm phấn đấu thực hiện để đạt được, và cuối cùng, một cuộc sống có ý nghĩa sẽ là kết quả xứng đáng với công sức mà chúng ta đã bỏ ra.

Thiết nghĩ, lời nói của Lep Tôn-xtôi hoàn toàn chính xác. Thực tế cho thấy lí tưởng bao giờ cũng là khởi nguồn của mọi sự thành công. Người có lí tưởng không mấy khi thất bại trong sự nghiệp của mình. Bởi lẽ, họ biết họ cần những gì trong cuộc sống của họ, họ xác định được cho mình những việc cần phải thực hiện và luôn cố gắng để những gì họ mong muốn trở thành hiện thực. Khi đất nước chìm đắm trong gót giày xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, thế hệ thanh niên Việt Nam gần như cùng chung một lí tưởng: chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc. Họ không ngại ngần rời ghế nhà trường, xung phong ra mặt trận, không hề băn khoăn khi cất vào tủ tờ giấy báo nhập học của một trường đại học danh tiếng. Họ viết những lá đơn xin gia nhập quân ngũ bằng máu. Họ chiến đấu không sợ hi sinh:

Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi, ngủ hầm, mưa dầm, cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

Đất nước sạch bóng quân thù, mỗi người dân Việt Nam lại đồng sức, đồng lòng khôi phuc lại quê hương mình, ước nguyện độc lập, tự do cho dân tộc đã thành hiện thực. Lúc này, lí tưởng của thời đại, của hầu hết mọi người là xây dựng cho nước nhà giàu đẹp, văn minh. Kế hoạch năm năm lần thứ nhất, lần thứ hai… rồi những chủ trương, chính sách cụ thể cho công cuộc đổi mới đã xác định phương hướng để thực hiện cho thành công mục tiêu xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa văn minh, giàu đẹp…

Con người thời đại mới không mấy khi nói đến lí tưởng họ luôn mang trong mình lí tưởng sống cụ thể. Trước sự lên ngôi của những công nghệ kĩ thuật siêu hiện đại, họ muốn làm chủ cuộc sống của chính mình. Điều đó tưởng như không tưởng nhưng thực tế không ít người đã làm được. Họ đặt ra cho mình nhiệm vụ phải học tập một cách nghiêm túc, đồng thời không ngừng rèn luyện nhân cách bản thân. Họ học sâu, học cao và học rộng, học mọi lúc, moi nơi. Tất cả những tri thức họ làm chủ đủ để không khiến họ lạc hậu trước sự phát triển chóng mặt của thời đại. Nhân cách đạo đức của họ đủ vững vàng để họ không trở thành nô lệ cho sức mạnh vật chất thời hiện đại. Họ là ai? Là những thủ khoa được vinh danh trong lễ tôn vinh Hoa trạng nguyên của đất nước, là những doanh nhân thành đạt, bác sĩ tài hoa, chuyên gia sáng tạo phần mềm chuyên nghiệp, là những người thầy ưu tú, học trò xuất sắc, là những người nông dân biết chủ động ứng dụng khoa học kĩ thuật hiện đại vào sản xuất… Họ là những người có lí tưởng sống tiến bộ lành mạnh. Họ là những ngươi làm chủ cuộc sống của mình, là những người không lạc thời trong chính thời đại của mình.

Ngược lại với những người có lí tưởng là những kẻ hèn nhát, lười biếng, quanh năm suốt tháng chỉ sống trong bóng tối của sự ngu dốt và cái ác. Những người này không bao giờ có ước mơ, không bao giờ đặt ra cho mình mục tiêu, mục đích cần phấn đấu trong cuộc đời. Vậy nên họ không có phương hướng cụ thể cho hành trình sống của mình. Thành công, vinh quang không đến với đối tượng này. Họ là ai?. Họ là người học sinh cuối cấp không biết chọn cho mình trường nghề nào cho phù hợp, là người nghệ sĩ không mang trong mình ước vọng được nhận một giải thưởng giải thưởng nghệ thuật, là người kĩ sư không dám mơ ước đến những công trình đồ sộ… Họ là những người an phận, không có chí tiến thủ, lúc nào cũng nghĩ mình như thế là được rồi. Họ không biết làm gì với kiến thức, với điều kiện sống của mình. Họ không có bản lĩnh nên trước sóng gió, trước sự va đập của cuộc sống, họ không đủ tự tin để vượt qua. Cuộc sống của họ chỉ là những chuỗi ngày trôi qua bình lặng, tẻ nhạt. Họ không cảm nhận được ý nghĩa của cuộc sống, và thực chất là không được sống như theo đúng nghĩa của từ này.

Có lẽ, một trong những bi kịch của đời người là sống không có lí tưởng, không có ước mơ, hoài bão. Nhưng sẽ ra sao nếu ước mơ, hoài bão, nếu lí tưởng của chúng ta lại là những điều không tưởng?. Vẫn biết rằng nếu khống có lí tưởng, chúng ta sẽ không thể xác định con đường đi của mình, không thể lên kế hoạch cụ thể cho những ước muốn, dự định của mình, và tất nhiên, chúng ta sẽ không thể nào có cuộc sống như mong muốn. Nhưng lí tưởng không thể thực hiện vai trò soi đường dẫn lối cho con người khi nó không thiết thực với cuộc sống của chính chúng ta hoặc khi nó đi ngược lại với quy luật vốn có trong cuộc sống này. Bạn đừng bao giờ nuôi mong ước sẽ chế tạo được chiếc máy thời gian để quay ngược trở lại quá khứ. Bạn cũng đừng hi vọng mình sẽ bác bỏ được thuyết tiến hoá của Đac-uyn hay phủ định được thuyết tương đối của Anh-xtanh. Những lí tưởng của chúng ta nên hướng vào thực tiễn, nên phù hợp với chính năng lực của bản thân để tránh sai lầm trong phương hướng, tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc.

Khi đã có lí tưởng, chúng ta cần bắt tay ngay vào việc xác đinh phương hướng thưc hiện, tránh trường hợp để lí tưởng mãi nằm trong dự án. Những phương hướng đó phải bám sát vào mục tiêu, mục đích đã đặt ra. Nếu đã dự định thi khối A, bạn phải đầu tư thời gian thích hợp cho việc ôn luyện kiến thức các môn toán, lí, hoá. Việc ôn tập đó phải được lên kế hoạch theo từng giai đoạn, thậm chí từng ngày, theo lượng kiến thức mà chúng ta phải rà soát..

Trong quá trình thực thi biến các phương hướng đó thành hành động cụ thể, chắc chắn chúng ta se phải đối mặt với nhiều khó khăn, bất trắc. Điều quan trọng là chúng ta kiên định, giữ vững lập trường để không đi ngược lại với lí tưởng ban đầu. Bạn là hội viên Hội thanh niên tình nguyện vận động hiến máu nhân đạo. Bạn muốn vận động được nhiều người tham gia hiến máu nhân đạo nhưng một số người không tin vào sự an toàn của hoạt động này. Bạn đừng vội nản chí, đừng vội làm phá bỏ lí tưởng cao đẹp mà bạn đang theo đuổi. Hãy suy nghĩ để tìm ra các hình thức tuyên truyền thuyết phục hơn nữa.

Được theo đuổi đến cùng lí tưởng của mình là điều hạnh phúc nhất mà bản thân chúng ta có thể làm được. Vượt qua những khó khăn trong hành trình đi đến lí tưởng mỗi người sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc sống, sẽ cảm nhận được mình đang sống theo đúng nghĩa của từ này. Trong Thép đã tôi thế đấy, nhân vật Pa-ven Cooc-sa-ghin có nói một câu, đại ý: Mỗi người chỉ có một cuộc đời, phải làm thế nào để những năm tháng tuổi xuân của chúng ta không trở nên hoài phí. Như vậy, có thể nói, xác định cho mình lí tưởng sống đúng đắn, quyết tâm đến cùng để biến lí tưởng đó thành cuộc sống thưc sự là chúng ta đã không sống hoài, sống phí rồi.

Câu nói của Lep Tôn-xtôi đã nhấn mạnh một cách chính xác vai trò dẫn đường, định hướng của lí tưởng đối với cuộc đời của mỗi con người. Nếu không phải là người có lí tưởng, bạn hãy bắt tay vào suy ngẫm thật kĩ để xác định cho mình mục đích sống cụ thể. Nếu đã xác định được lí tưởng sống rồi, bạn hãy bắt tay vào việc thực hiện nó. Dẫu có nhiều khó khăn phía trước, bạn cũng đừng vội nản lòng. Thậm chí, vì lí do nào đó mà lí tưởng của bạn không thành, hãy nhen nhóm nó ở thế hệ sau, để họ sẽ bước tiếp con đường bạn đã chọn.

Nghị luận xã hội về câu nói của Lép Tôn-xtôi: Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống – Bài số 3

Sống phải có mục đích. Sống phải có lí tưởng. Nói về tầm quan trọng của lí tưởng, nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi chỉ rõ: “Lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thỉ không có cuộc sống”.

Lí tưởng là gì? Lí tưởng là mục đích cao nhất, tốt đẹp nhất mà người ta muốn đạt tới. Lí tưởng rất quan trọng đối với bất cứ ai, đối với tất cả mọi người. Đúng “lí tưởng là ngọn đèn chỉ đường”. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng dẫn đường mà ta có thể đi tới tương lai, tránh được sự mò mẫm, vấp váp. Nhờ có ánh sáng ngọn đèn lí tưởng mà chúng ta có nghị lực và niềm tin trong cuộc đời, biết sống thế nào cho có ý nghĩa, sống thế nào cho đáng sống. Không sống vô vị nhàm chán, không sông quẩn quanh, tăm tối, mà chỉ muốn sống có ý nghĩa, sống có ích cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội. Ngọn đèn được tác giả so sánh với lí tưởng thật là sâu sắc và có nhiều ý nghĩa.

Nếu không có mục đích, sống không có lí tưởng thì sẽ như thế nào? Lép Tôn-xtôi cho biết: “Không có lí tưởng thi không có phương hướng kiên định, mà không có phương hưởng kiên định thì không có cuộc sống”.

Phương hướng là hướng được xác định. Kiên định là một phẩm chất tốt đẹp, là tinh thần giữ vững ý định, ý chí, không dao động trước mọi khó khăn, trở lực. Khi đã không có lí tưởng, không có mục đích tốt đẹp sẽ không có phương hướng kién định, khác nào ké đi đêm hoặc chui vào sừng trâu, đâm đầu vào lối cụt. Không có lí tưởng thì khác nào thuyền không lái, thuyền sẽ trôi về đâu, về bến bờ nào. Nhừng kẻ sống quẩn quanh, sống bị động, hay dao động vì sống không có mục đích, không có lí tưởng, không có phương hướng. Mà khi đã không có phương hướng, hoặc không có phương hướng kiên định thì sẽ không có cuộc sống ý nghĩa. Anh sẽ không có hành động thiết thực. Nếu không có mơ ước, không có khát vọng sống, cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Anh sẽ trở thành kẻ sông thừa, sống mòn.

Nếu tuổi trẻ sống không có lí tưởng sẽ lười học, nhác lao động, sẽ sớm nhiễm phải những tệ nạn xã hội như ăn chơi đua đòi, cờ bạc, rượu chè, nghiện ma túy, cướp bóc… Những học sinh “cá biệt’' trong nhà trường hiện nay chú yếu là do cách sống buông thả, sống không có lí tưởng.

Sống mà như chết thì sao có thể gọi là sống? sống mà tâm hồn bị khô héo, trái tim bị băng giá thì không thể gọi là sống. Sống mà không nghĩ đến tương lai, sống mà không nghĩ đến công hiến, phục vụ cho gia đình, đất nước thì sau có thể gọi là sống? Cô giáo em nói thời còn là học sinh, câu khẩu hiệu: “Sống, học tập, lao động và chiến đấu theo gương Bác Hồ vĩ đại” có một sức mạnh ghê gớm, lôi cuốn hàng triệu thanh niên thi đua và lập công trong phong trào “ba sẵn sàng”.

Câu nói của nhà văn Nga đã chỉ rõ tầm quan trọng của lí tưởng và sống có lí t

0