Nghị luận xã hội về chủ đề: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Văn mẫu lớp 12
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 3 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân ...
Nội dung bài viết1 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 1 2 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 2 3 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 3 Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 1 Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này. Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đên những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể…, từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy… thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nêu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng nhũng thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí. Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự giác truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bán sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tình hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, để chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn. Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân "uống nước nhớ nguồn" trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thông dân tộc. Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 2 Tại sao chúng ta nên gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc? Đây là một đề tài nhàm chán theo kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tất cả các kênh truyền thông chính thống đều ra rả kêu gọi giới trẻ quay trở về với những giá trị truyền thống và cố gắng cưỡng ép đưa những chi tiết “đậm đà bản sắc dân tộc” vào chương trình của mình. Thế nhưng có vẻ như điều này vẫn vô vọng, giới trẻ đa số vẫn thờ ơ với truyền thống. Truyền thống không phải lúc nào cũng đều đúng và thật sự cần thiết. Truyền thống là một dạng khuôn mẫu của các thói quen được lặp đi lặp lại, và thói quen thì có thể thay đổi theo sự luân chuyển của thời đại. Đó là lý do tại sao rất nhiều những truyền thống dân tộc rất khó để gìn giữ khi có sự va chạm văn hóa với các dân tộc khác, và nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay. Nhiều truyền thống đã mất đi như mặc áo tứ thân, nhuộm răng đen, tóc búi tó… Nỗ lực khôi phục những loại hình văn hóa dân tộc như ăn trầu cau, nghe ca trù, xem hát chèo, …v…v… gần như bất khả thi. Vì rõ ràng ở thời đại ngày nay, chúng ta đã mất đi thói quen với những truyền thống này. Gìn giữ chúng, ghi chép lại chúng, như một sự bảo tồn, điều này khả thi hơn. Tuy nhiên có những truyền thống không cần cố công gìn giữ, chúng vẫn cứ tồn tại. Ví dụ như việc ăn cơm, cho dù KFC, Pizza, mỳ Ý… có ngon đến mấy, thì người Việt vẫn thích ăn cơm. Tại sao vậy? Vì ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam, nếu ăn thường xuyên các sản phẩm làm từ lúa mì sẽ dẫn đến hiện tượng nóng trong người và khó tiêu hóa. Hơn thế nữa, thời tiết nóng ẩm gây ra nhiều bệnh tật, người Việt cần tăng sức đề kháng của cơ thể, sức đề kháng này có được từ hàm lượng B1 rất lớn có trong hạt gạo. Truyền thống này chỉ có thể thay đổi nếu có sự dịch chuyển lục địa ở một tương lai rất xa. Vậy thì, những truyền thống nào có sự gắn bó mật thiết đến sự sinh tồn của cộng đồng người thì đó là những truyền thống khó có thể lay chuyển. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi muốn nói đến một số truyền thống nên được giữ gìn như một sự tạo dựng vẻ đẹp tâm thức của người Việt. Đây thường là truyền thống có ý nghĩa về mặt tinh thần, một dạng tâm thức chung, nét tính cách căn bản của dân tộc. Truyền thống tinh thần từ đâu mà có. Nếu nhìn ở góc độ duy vật, ta sẽ thấy rằng, truyền thống tinh thần là sự đúc kết các kinh nghiệm sinh tồn và phát triển cộng đồng của tổ tiên chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là kinh nghiệm ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người cùng một dân tộc, giữa dân tộc mình với dân tộc khác – kinh nghiệm của chữ “nhẫn”. Người Trung Quốc cười nhạo chữ “nhẫn” này là hèn hạ và tiểu nhân, người phương Tây thì cho rằng đây là biểu hiện của việc không có chí tiến thủ, nhưng “nhẫn” là cách duy nhất để người Việt chúng ta tồn tại cho đến nay. Việt Nam nằm trong một khu vực nhiều biến động khí hậu bất thường, vậy nên đối mặt liên tục với các tai họa tự nhiên đã trở thành điều quen thuộc, xây đắp dần nên khả năng chịu đựng gian khổ của người Việt. Bởi không chịu đựng thì không còn cách nào khác sinh tồn trên mảnh đất này. Hơn nữa, nước ta nằm cạnh đế chế Trung Hoa hiếu chiến và hùng mạnh, nếu không mềm dẻo trong ngoại giao và sử dụng cách đánh du kích để tỉa dần lực lượng của địch thì có lẽ từ lâu dân tộc chúng ta đã bị thôn tính như Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Mãn Thanh… rồi. Không thể đòi hỏi dân tộc ta giống các dân tộc ở phương Bắc và phương Tây. Người phương Bắc và người phương Tây là những nền văn minh được xây dựng bằng săn bắn và chiến tranh chiếm thành, chiếm đất. Họ liên tục trên lưng ngựa, họ cần tốc chiến tốc thắng, không có chỗ cho sự kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn thì thời cơ sẽ đi qua. Nhịp sống của họ nhanh hơn chúng ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Binh pháp của người Trung Hoa bàn về cách đánh thành, chiếm thành, lấy công làm thủ. Trong khi “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Vương lại đưa ra kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), là dạng kế sách từ bỏ sĩ diện trước mắt, lánh bỏ kinh đô, trốn vào chỗ hiểm yếu và dần làm suy yếu quân lực của đối thủ. Đây là biểu hiện của chữ “nhẫn”. Chữ “nhẫn” bên cạnh việc giúp chúng ta sinh tồn, còn giúp chúng ta tạo được gắn kết cộng đồng. Một người biết nhẫn là một người biết tiết chế sự cảm tính của bản thân, lùi lại một bước để nhận biết rõ thực tại, tìm ra cách ứng xử với xung quanh sao cho hợp lý. Nhiều học giả sùng bái phương Tây phê phán đức tính nhẫn nhịn làm hạn chế tự do cá nhân, trói buộc người Việt Nam, tạo cho dân Việt sự giả dối trong hành xử. Điều này không sai, nhưng tầm nhìn của mấy học giả đó quá hạn hẹp. Cảm xúc của một người thuộc về người đó, họ có thể tự do bộc lộ khi ở không gian riêng của mình, tại sao lại phải bắt một ai đó khác chịu đựng. Nếu là cảm xúc tốt thì việc bày tỏ không vấn đề gì nhiều, nhưng cảm xúc tiêu cực khi bị bộc phát sẽ gây ra hiểu lầm và mâu thuẫn. Vậy bột phát cảm xúc với người khác, một kiểu hành xử rất phương Tây, không có ích gì nhiều với cộng đồng người Việt. Một dân tộc phải đối phó liên tiếp với thiên tai địch họa, cần nhất một chữ “hòa”, và “hòa” chỉ có thể đạt được khi chữ “nhẫn” được sử dụng. Ở góc độ duy tâm, có một thứ được gọi là hồn thiêng sông núi, được hình thành từ dòng năng lượng của vùng đất nơi chúng ta đang sống. Hồn thiêng sông núi này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức của con người sống tại đó. Nước ta là đất nước của sông hồ, năng lượng âm tính mạnh mẽ, tính nữ mạnh hơn tính nam, khác hoàn toàn với những vùng đất có nhiều núi đồi thảo nguyên như phương Tây. Bởi thế, dân tộc ta mang màu sắc của tính nữ, của sự mềm dẻo. Truyền thống tinh thần chịu sự chi phối của hồn thiêng sông núi, của dòng năng lượng chung mạnh mẽ này. Những người cố cưỡng lại dòng năng lượng này, học theo phương Tây hay Trung Quốc một cách mù quáng, nôn nóng muốn thành công bằng sức mạnh dương cương, chỉ nhanh chóng chuôc lấy bại vong. Tóm lại, “nhẫn” và “hòa” vẫn là những đặc tính dễ nhận biết của năng lượng tính nữ. Gìn giữ truyền thống tinh thần là nền tảng tạo lập tương lai. Chúng ta có thể có trong đầu kiến thức của cả nhân loại nhưng ngu dốt về chính dân tộc mình thì chúng ta chỉ đưa nhau đến sự hỗn loạn. Bằng thế lực nọ hay vận may kia, ai đó có thể đạt được sức ảnh hưởng lên cộng đồng và tự đắc với quyền lực mình có trong tay, nhưng với sự ngu dốt này, họ sẽ đưa cộng đồng đến sự suy thoái không thể tránh khỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu về truyền thống tinh thần là hiểu về cách thức tư duy của dân tộc. Nỗ lực thay đổi như một sự tẩy não, tạo lập một nếp tư duy chưa từng có cho người Việt là điều chắc chắn không thể. Vậy chúng ta có thể làm gì? Người hiểu biết sẽ chọn góc độ tích cực của truyền thống tinh thần và cải tiến cách biểu hiện nó cho hợp với thời đại. Chữ “nhẫn” cách đây 1000 năm, 100 năm chắc chắn khác với biểu hiện của chữ “nhẫn” ở thời hiện đại. Khoa học công nghệ phát triển làm đời sống người dân được nâng cao, khả năng chống chọi với thiên tai cũng cao lên. Không nhất thiết chúng ta phải chịu đựng sự nghèo khổ và nói mãi về cái nghèo cái đói nữa. Nhưng chữ “nhẫn” này lại có giá trị trong đường lối phát triển kinh tế bền vững. Nhiều thập kỷ qua chúng ta đã lao theo lối làm ăn chộp giật, vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi lâu dài của cả dân tộc, thế nên chúng ta đã phải trả giá bằng một nền kinh tế ảo bắt chước phương Tây và Trung Quốc tràn ngập tham nhũng, hàng hóa kém chất lượng và nợ nần chồng chất. Người ta nói rất nhiều về tôn trọng khác biệt, về tự do tư tưởng, về đa nguyên. Đó hoàn toàn là khái niệm vay mượn của phương Tây. Nhưng tất cả những điều đó có ý nghĩa gì nếu hậu quả của nó là xung đột nhiều hơn, chia rẽ sâu sắc hơn? Không phải tôi phủ nhận những lý tưởng mà phương Tây theo đuổi và đang cố áp dụng điều đó ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn nói rằng bắt chước phương Tây “không phải lối”, áp dụng mô hình một cách cứng nhắc mà không “Việt hóa” thì sớm muộn gì cũng quay trở lại cái thời “loạn 12 sứ quân” với phiên bản hiện đại. Ở một xã hội bảo vệ quyền khác biệt, cổ vũ tự do tư tưởng, một xã hội đa nguyên, càng cần lắm chữ “nhẫn” để tạo được sự hòa hợp và bền vững cho nền chính trị. Đó chỉ là mộ vài ví dụ về cách thức biểu hiện của chữ nhẫn ở thời hiện đại, để bàn sâu hơn chắc phải dựa vào các chuyên gia mới có thể phân tích được. Qua đó ta có thể thấy, truyền thống tinh thần cũng giống như truyền thống sinh tồn, gần như không thể thay thế. Truyền thống tinh thần là một dạng màng lọc, loại bỏ đi những yếu tố không thích hợp với dân tộc, giữ lại những gì tinh túy thật sự có giá trị. Bất cứ mô hình chính trị, kinh doanh, giáo dục, thậm chí là các tôn giáo khi vào đến Việt Nam, nếu biết khai thác những điểm tương thích, khả năng duy trì sự thành công chắc chắn sẽ lâu dài hơn nhiều mô hình tổ chức khác. Một cảnh trong phim “Mùa hè chiều thẳng đứng” – Đạo diễn Trần Anh Hùng Một số biểu tượng truyền thống tinh thần dân tộc cần bảo tồn Phong tục cúng bánh chưng bánh dầy Đây là một phong tục mang tính biểu tượng cao. Tại sao nhờ việc sáng tạo ra bánh chưng bánh dầy, Lang Liêu lại được thừa kế ngôi vua? Dù Lang Liêu có thể là truyền thuyết, vua Hùng có thể không có thật, nhưng không thể phủ nhận, cặp biểu tượng này mang màu sắc triết lý cao, thể hiện tầm tư tưởng của người sáng tạo. Bánh chưng hình vuông, gói bằng lá dong xanh, vỏ bằng nếp, nhân bằng đậu xanh và thịt lợn. Đó là biểu tượng cho đất. Màu xanh là biểu hiện sự sinh sôi nảy nở của đất. Gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn là đại diện cho các loại thực vật, động vật. Tất cả được nén chặt thành hình vuông dẹt. Tại sao đất lại hình vuông? Đất hiểu theo nghĩa rộng hơn, chính là không gian. Người Việt Cổ đã nhận thức các mặt phẳng của không gian tạo thành các góc vuông 90 độ, bởi thế, đất có mang hình vuông. Đến cái lạt buộc bánh chưng cũng phần nào thể hiện cho chữ “nhẫn” của người Việt. Lạt làm từ cây giang, một cây mọc thẳng, cùng họ nhà tre, nhưng khi tước nhỏ ra lại trở thành một loại dây mềm dẻo và chắc chắn. Ấy vậy mà tục ngữ có câu “lạt mềm buộc chặt”. Bánh dầy màu trắng và có hình tròn, tượng trưng cho trời. Trời đại diện cho thời gian. Người phương Đông cổ xưa quan niệm thời gian là luân hồi, chuyển động thời gian là một vòng tròn lặp đi lặp lại. Đến thời hiện đại, lý thuyết về không thời gian cong và thuyết tương đối của Einstein đã chứng minh được rằng nhận thức về thời gian của người phương Đông là đúng. Tại sao vòng trời lại có màu trắng? Màu trắng là màu của sự tinh khiết, màu nguyên bản của vạn vật, màu của tổng thể. Và bạn biết không, các nhà khoa học hiện đại đã làm một thí nghiệm, họ cho các ánh sáng nhiều màu hòa với nhau, kết quả là tạo ra ánh sáng trắng. Người Việt hiện đại không còn thắp hương bánh dầy, vì cho rằng không cần thiết, bánh dầy không có gì hấp dẫn. Họ quên mất rằng họ không cúng để họ ăn, họ cúng tế một biểu tượng. Trời phải đi với đất và con người ở giữa là trung gian tạo nên sự hòa hợp này. Chỉ cúng bánh chưng là biểu hiện của chủ nghĩa vật chất lên ngôi, một sự thái quá, làm mất đi cái thế “hòa” mà tổ tiên vẫn tạo dựng. Phong tục thờ cúng gia tiên (những người đã khuất trong gia đình) Chúng ta thờ rất nhiều: thờ Chúa, thờ Phật, thờ Thánh, thờ Qủy, thờ cả cái gốc cây có nhiều sự tích kỳ dị. Nhưng thờ gì thì thờ, kể cả tôn thờ chính bản thân mình, thì vẫn nên thờ gia tiên. Tại sao vậy? Đây có phải là một hình thức mê tín dị đoan? Nhiều người theo chủ nghĩa duy vật sẽ cho rằng chẳng có ích lợi gì, làm gì có linh hồn, đây chỉ là một thói quen tốn kém cần phải thay thế. Họ nghĩ thế cũng được, tôi vẫn nói rằng chúng ta nên giữ phong tục này. Với người duy vật, tôi chỉ có thể nói ở khía cạnh đạo đức, thờ cúng gia tiên là một nghĩa cử “uống nước nhớ nguồn”. Thờ cúng gia tiên nhắc nhở chúng ta về nguồn gốc của chúng ta. Nguồn gốc tạo cho chúng ta niềm tin để có thể gắn kết gia đình, dòng tộc, thành một khối vững chắc để tồn tại trong xã hội. Nếu không có phong tục này, nền tảng gia đình sẽ lung lay, và đám trẻ không ngần ngại gì mà không tống bố mẹ chúng vào trại dưỡng lão để làm nốt trách nhiệm. Với người duy tâm có lẽ không cần phải bàn về điều này nhiều. Tôi sẽ không nói về quan niệm phù hộ độ trì nữa, điều này ai cũng biết rồi. Tôi sẽ nói ở khía cạnh năng lượng. Sự tưởng nhớ của con cháu với gia tiên làm tăng năng lượng linh hồn của người đã khuất trong dòng tộc. Khi phần âm của một dòng tộc có sức mạnh và mức độ cao trong tầng bậc năng lượng, nguyên lý cộng hưởng nghiệp khiến cho con cháu cũng được hưởng một phần phúc đức lớn của cha ông. Trong các nghi lễ thờ cúng gia tiên, đòi hỏi sự tuần tự và kiên nhẫn. Ngay trong việc chuẩn bị nghi lễ và thực hiện nghi lễ chỉn chu, với tấm lòng thành kính, ngay tại đó, chúng ta sẽ hiểu được sâu sắc chữ “nhẫn” và chữ “hòa”. Chữ “nhẫn” hóa ra bẩn chất là sự khiêm tốn, biết vì mình mà cũng biết vì người. Chữ “hòa” hóa ra là nhận thức rõ ràng rằng vạn vật trong vũ trụ, mọi nhân tố trong xã hội đều có sự liên kết với nhau, nhìn ra sự liên kết ấy, cái “hòa” sẽ tự hình thành. Đây có thể là điều lý thuyết suông, nhưng các bạn hãy thử trải nghiệm tất cả các cảm giác này khi đứng trước bàn thờ gia tiên và tự tay thực hiện mọi nghi lễ, bạn sẽ biết được rằng điều tôi nói không phải là truyện kỳ ảo. Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 3 Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ quát đối với mọi nền văn hoá. Tuy nhiên, chính ở điểm chung này, văn hoá Việt Nam vẫn thể hiện bản sắc không thể hoà lẫn của mình. Từ trong truyền thống, văn hoá Việt Nam luôn tích hợp, tiếp biến các giá trị nhân văn của các nền văn hoá khác, đồng thời tự tin đem cái riêng của mình đóng góp, hoà chung vào dòng chảy bất tận của chủ nghĩa nhân văn nhân loại. Các giá trị nhân văn, hay cao hơn là chủ nghĩa nhân văn (được hiểu như là một hệ thống các giá trị nhân văn) đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con người. Nó là hệ thống quan điểm thể hiện tình thương yêu con người, coi trọng nhân phẩm, coi trọng quyền được phát triển của con người, coi lợi ích con người là tiêu chuẩn đánh giá các quan hệ xã hội. Nói tóm lại, đó là ca ngợi và tôn vinh các giá trị “Người” của con người. Chủ nghĩa nhân văn là một bản sắc chủ đạo của truyền thống văn hoá Việc Nam. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống của Việt Nam được sản sinh và nuôi dưỡng trong lịch sử dựng nước và giữ nước hàng nghìn năm, trong một không gian và thời gian của nền kinh tế – xã hội theo phương thức sản xuất châu Á, nằm trong nền văn minh lúa nước Đông Nam Á, chế độ phong kiến không điển hình, trình độ kinh tế chủ yếu là tiểu nông… Điều đó đã làm nên những nét riêng của chủ nghĩa nhân văn trong văn hoá Việt Nam. Theo một số nhà nghiên cứu văn hoá, chủ nghĩa nhân văn ở Việt Nam trong lịch sử có đặc điểm là thường thiên về chủ nghĩa nhân văn hành động, đậm tính hiện thực, ít có tính lý thuyết, luận lý, nhập thế nhiều hơn, ưu trội hơn nhưng lại không bài bác hay kình địch những giá trị tâm linh xuất thế. Cho nên, chủ nghĩa nhân văn Việt Nam là chủ nghĩa nhân văn mở, bao dung và hoà đồng. Chủ nghĩa nhân văn này vừa bình dân vừa bác học; bác học mà vẫn thông dụng với mọi người, vừa sâu sắc vừa bình dị. Biểu hiện của các giá trị nhân văn trong văn hoá Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, chúng ta có thể khái quát trên hai nét chính sau: Tình yêu thương con người sâu sắc, rộng lớn. Do luôn phải đương đầu với những thử thách khắc nghiệt của tự nhiên cũng như kẻ thù xâm lược nên một cách rất tự nhiên, những con người trong cùng một cộng đồng dân tộc Việt Nam đã hình thành lối sống nhân ái, vị tha, nương tựa, đùm bọc lẫn nhau. Phương châm xử thế của người Việt Nam là “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”… tình yêu thương ấy trước hết dành cho những con người trong cùng một bọc trứng do mẹ Âu Cơ sinh ra, cùng chung một hoàn cảnh, như câu ca dao từng khuyên nhủ: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”; đồng thời, cũng dành cho cả những người từng lầm đường lạc lối, nhưng đã biết ăn năn hối cải để nâng đỡ họ, giúp họ trở về với lẽ phải, với chính nghĩa. Khi ấy, tình yêu thương con người đã trở thành lòng khoan dung, độ lượng. Người Việt Nam có câu: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại”. Sau này, Hồ Chí Minh vẫn luôn nhắc nhở mọi người kế thừa và phát huy truyền thống cao đẹp đó của dân tộc: “Năm ngón tay cũng có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều họp nhau lại nơi bàn tay. Trong mấy triệu người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều là dòng dõi của tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại đội”. Lòng khoan dung ấy thật bao la, rộng mở. Sự đối xử của người Việt Nam sau các chiến thắng chống ngoại xâm từ những ngày đầu xây dựng quốc gia phong kiến trung đại luôn thể hiện tính nhân đạo, như nhà Trần đối với quân tướng Nguyên Mông, nhà Lê đối với quân tướng nhà Minh, v.v… Đến lịch sử đương đại, chính sách hàng binh và tù binh khoan dung nhân ái trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam là những minh chứng rõ ràng cho truyền thống khoan dung, độ lượng của dân tộc. Mặc dù đế quốc Mỹ đã từng tìm cách “đưa Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá”, nhưng khi kết thúc chiến tranh, với truyền thống khoan dung, Việt Nam sẵn sàng “khép lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Sau chiến tranh, chúng ta không chỉ tích cực giải quyết vấn đề tù binh, mà còn đẩy nhanh tiến trình tìm kiếm, trao trả hài cốt những quân nhân Mỹ mất tích. Hôm nay, người Mỹ đến Việt Nam vẫn nhận được những nụ cười thân thiện từ những người dân của một đất nước mà họ đã từng gây chiến. Chính phẩm chất độ lượng, khoan dung rất cao cả của người Việt đã “cảm hoá” được những kẻ đã từng gieo rắc bao tội ác. Điều đó cũng chứng minh tại sao Việt Nam không hề có chiến tranh sắc tộc trong suốt chiều dài lịch sử, dù nước ta là một quốc gia nhiều thành phần tộc người. Đó là chiều sâu của nhân cách văn hoá dân tộc Việt Nam, một nét nhân cách văn hoá không phải nước nào cũng có. Trên thế giới ngày nay còn tồn tại biết bao nỗi hận thù dai dẳng giữa các tộc người. Cần phải khẳng định rằng, “khoan dung” là một trong những giá trị nhân văn của văn hoá Việt Nam mà chúng ta có thể đóng góp làm giàu cho văn hoá nhân loại. Cũng thật kỳ lạ, một đất nước mà hơn hai phần ba lịch sử của mình phải đối mặt với chiến tranh lại chính là dân tộc yêu chuộng hoà bình hơn ai hết! Dân tộc ta vốn yêu chuộng sự yên ả, hoà bình; chiến tranh đối với chúng ta là điều bất đắc dĩ. Đúng như Hồ Chủ tịch đã từng nói trong cuộc kháng chiến chống Pháp: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng…”. Nhân dân Việt Nam luôn cố gắng hết sức mình để tránh xảy ra những cuộc chiến tranh. Chúng ta chỉ đứng lên chống lại sự xâm lăng của kẻ thù khi không còn con đường nào khác để giữ gìn hoà bình cho đất nước mình. Tinh thần yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của dân tộc ta thực chất cũng bắt nguồn từ truyền thống yêu thương con người. Bởi hơn ai hết, mọi người đều hiểu rằng chiến tranh luôn đi liền với chết chóc, với đổ máu. Dù máu của ta hay của địch phải đổ xuống thì đó cũng là điều không muốn đối với một dân tộc có truyền thống yêu thương con người. Chính vì lẽ đó mà trong lịch sử, dù dân tộc Việt Nam đã phải nhiều lần chống sự xâm lược, thống trị và nô dịch của các nước lớn phong kiến, tư bản, đế quốc và đều giành thắng lợi, nhưng mỗi lần chiến thắng, dân tộc Việt Nam đều nêu cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn giữ: quan hệ hoà hiếu, thân thiện với những quốc gia, dân tộc đã từng xâm lược, thống trị mình với tinh thần “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai”. Ngày nay, để đảm bảo hoà bình vĩnh viễn ở Việt Nam và giữ hoà khí với các nước, chính phủ và nhân dân Việt Nam đã chủ động đẩy mạnh thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình. Đường lối đối ngoại Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhất quán triển khai, thực hiện sâu rộng và liên tục trong mọi thời kỳ, trên mọi lĩnh vực. Đó là sự tiếp nối từ trong truyền thống nhân văn cao cả của dân tộc. Thái độ tôn trọng, đề cao con người và những giá trị tốt đẹp của con người. Nền văn hoá Việt Nam thấm đẫm tinh thần nhân văn trước hết vì nó luôn đặt con người ở vị trí trung tâm, luôn coi con người là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của tạo hoá. Rất nhiều câu tục ngữ của ông cha ta đã thể hiện tư tưởng này, như “người ta là hoa của đất”, “người sống đống vàng”, “một mặt người bằng mười mặt của”… Kế thừa truyền thống tốt đẹp đó, nhiều triều đại phong kiến Việt Nam độc lập trong lịch sử đã “lấy dân làm gốc” trong việc ban hành các chủ trương, chính sách từ kinh tế, xã hội, văn hoá, pháp luật đến an ninh, quốc phòng, ngoại giao. Triều Khúc Thừa Dụ có chính sách “khoan, giản, an, lạc”, triều Lý có chính sách “ngụ binh ư nông”, triều Trần chủ trương “Khoan thư sức dân để làm kế bền gốc, sâu rễ”, triều Lê có quan niệm “dân như nước có thể đẩy thuyền, lật thuyền”. Vị trí, vai trò của người dân còn được luật hoá trong bộ luật Hồng Đức, điều 294 có ghi: “Trong kinh thành và phường ngõ, làng xóm có kẻ ốm đau mà không ai nuôi, nằm ở cầu điếm, nhựa quán thì xã quan ở đó phải dựng lều lên mà chăm sóc họ cơm cháo, thuốc men, cốt sao cứu sống họ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và tổ chức chôn cất, không được để lộ thi hài. Nếu phạm tội này thì quan làng xã bị tội biếm hay bãi chức”. Chính vì những tư tưởng tiến bộ này mà TS. PieRisa Feray, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và sưu tầm về Á Đông ngày nay (CERAC) của Pháp trong chương I của tập “Nước Việt Nam từ cội nguồn xa xưa đến ngày nay” đã nhận định: “Các vua Lê đã thể nghiệm và xác định được vị trí con người Việt trong tổng thể các quan hệ xã hội”. Sự tôn trọng con người còn được thể hiện một cách thiết thực hơn bằng việc quan tâm tới lợi ích của người dân. Luôn chăm lo đến dân đã trở thành một tiêu chuẩn để đánh giá một ông vua có phải là minh quân hay không. Đúng như Nguyễn Trãi từng viết: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”, làm sao để trong thôn cùng ngõ hẻm không có một tiếng hờn giận, oán sầu. Không chỉ coi trọng những “dân đen, con đỏ”, trong văn hoá Việt Nam còn có một truyền thống rất đáng quý là đề cao người phụ nữ. Ở một đất nước chịu ảnh hương sâu sắc của Nho giáo (một học thuyết coi rẻ người phụ nữ, coi họ là tiểu nhân), truyền thống này có thể coi là đỉnh cao của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Từ cái gốc của một nền văn minh lúa nước, chúng ta có thể giải thích được tại sao văn hoá Việt Nam lại thiên về tính nữ, đề cao người phụ nữ. Và chúng ta cũng không khó để nhận ra những biểu hiện rất đa dạng của truyền thống này. Nhiều danh từ của Việt Nằm chẳng hề có giới tính mà vẫn được gán chữ “cái” ở trước: cái bàn, cái ghế, cái nhà, cái cửa… Ngoài mạo từ, chữ “cái” còn được dùng như một tính từ để chỉ những gì có vẻ lớn, quan trọng, chính, trung tâm, như con sông lớn gọi là sông cái, đường lớn gọi là đường cái, cửa lớn gọi là cửa cái. Trong một trò chơi, người làm chủ gọi là người cầm cái. Sự sản sinh ra các loại hình nghệ thuật, nghề nghiệp, phần nhiều vẫn do phụ nữ đảm nhiệm. Nghề ươm tơ dệt vải là một nghề truyền thống lâu đời nhất ở Việt Nam, có thể có cùng lúc với nghề cấy lúa. Tổ tiên của nghề này cũng là một người phụ nữ. Ngay cả nghề mộc cũng do một người nữ chỉ dạy. Việc làm nhà do nữ thần mộc dạy cho. Trong một tô canh phần xác gọi là phần cái, để đối lại với nước. Về nghệ thuật sâu khấu hát quan họ được xem như đặc trưng của Việt Nam và có truyền thống lâu đời hơn hát bộ miền Trung và cải lương miền Nam. Người sản sinh ra hát quan họ, dù có nhiều truyền thuyết nhưng nói chung vẫn là phụ nữ. Và có lẽ, cũng ít có một dân tộc nào có đối tượng tín ngưỡng là phụ nữ nhiều như ở Việt Nam. Đi suốt từ Bắc chí Nam, gần như ở địa phương nào cũng có một đền thờ Bà hoặc Cô. Truyền thống đậm chất nhân văn này vẫn được tiếp tục phát huy ở các triều đại phong kiến Việt Nam vốn rất nặng tư tưởng Nho giáo. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong Bộ luật Hồng Đức của nhà Lê. Bộ luật này đã cải thiện một cách khá căn bản địa vị của người phụ nữ trong xã hội khi quy định người vợ có quyền quản lý tài sản của gia đình (khi chồng chết) và có quyền thừa kế như nam giới, hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam. Những tiến bộ vượt trước thời đại này là minh chứng thuyết phục cho chủ nghĩa nhân văn trong văn hoá Việt Nam. Văn hoá Việt Nam sáng ngời chủ nghĩa nhân văn còn vì dân tộc ta là một dân tộc luôn coi trọng đạo đức nhân phẩm và các giá trị người. Văn hoá Việt Nam cũng rất chú trọng đến tính thiết thực, đến các giá trị vật chất (Có thực mới vực được đạo), song luôn đặt các giá trị tinh thần ở vị trí hàng đầu. Nhiều đạo lý làm người luôn được dân tộc tôn vinh, ca ngợi. Đó là truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, xưa kia đối với những người có công với nước, với làng thì dân tôn thờ làm thành hoàng làng, hàng năm làng mở lễ hội xuân để tưởng nhớ, đối với tổ tiên thì mỗi gia đình đều có bàn thờ, ngày rằm, mồng một hương khói thờ phụng. Ngày nay, chúng ta có đài liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ. Cha ông ta vẫn truyền tụng: “Người ta sống vì mồ vì mả. Không ai sống vì cả bát cơm”. Đó là đạo lý sống thuỷ chung, trọng tình, trọng nghĩa: “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, hàng xóm “tối lửa, tắt đèn” có nhau. Đó là lối sống cao đẹp luôn giữ trọn phẩm hạnh trong mọi hoàn cảnh “chết vinh còn hơn sống nhục”, “đói cho sạch, rách cho thơm”, “giấy rách phải giữ lấy lề, mà những “bông sen Việt Nam”, “cây tre Việt Nam” chính là biểu tượng cho nhân cách, tâm hồn thanh tao đó. Biểu hiện cao nhất trong các giá trị làm người chính là lòng yêu nước, sẵn sàng xả thân vì hạnh phúc của đồng bào ta hôm nay và mai sau. Có lẽ vì vậy mà chủ nghĩa nhân văn Việt Nam luôn đồng nghĩa với chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Và chủ nghĩa yêu nước ấy đã trở thành một giá trị bền vững và cao quý trong chủ nghĩa nhân văn của dân tộc ta. Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá về nhiều mặt, trong đó có văn hoá, chúng ta cần thiết phải giữ gìn những giá trị nhân văn tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Bởi lẽ, ngoài mặt tích cực, quá trình toàn cầu hoá chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó ẩn chứa những nguy cơ có thể làm phát triển phiến diện con người. Hội nghị G8 gần đây đã nhắc đến sự cần thiết phải thực hiện một quá trình toàn cầu hoá mang tính nhân văn”. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, khi cá nhân và lợi ích cá nhân được đề cao, thậm chí phát triển thái quá thành chủ nghĩa cá nhân cực đoan… thì những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống nêu trên không tránh khỏi những thách thức. Quan trọng hơn, gìn giữ và phát huy các giá trị nhân văn trong văn hoá Việt Nam thực chất là để bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người Việt Nam, một nguồn nội lực rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước và chống mọi sự tha hoá nhân cách. Chính vì vậy, Đảng ta xác định dân tộc, nhân văn, trí tuệ, cách mạng là đích đến của văn hoá, văn học Việt Nam”. Chủ nghĩa nhân văn truyền thống dù mang đậm bản sắc dân tộc nhưng trong bối cảnh mới cần phải được phát triển lên trình độ mới để trở thành chủ nghĩa nhân văn hiện đại, kết hợp được những giá trị truyền thống dân tộc với những tinh hoa văn hoá nhân loại và thời đại, tiếp biến các giá trị nhân văn trong các nền văn hoá khác nhau. Trong lịch sử, nhiều giá trị nhân văn ngoại lai đã được dân tộc tiếp thu, cải biến cho phù hợp và dần trở thành các giá trị nhân văn của dân tộc, trở thành văn hoá truyền thống, như lòng từ bi, hỉ xả, cứu khổ cứu nạn của đạo Phật; tinh thần nhân nghĩa, trọng hiếu thảo trong gia đình, dòng tộc… của Khổng giáo; lòng bác ái của đạo Thiên Chúa… Thời cận hiện đã, dân tộc ta cũng tiếp thu nhiều giá trị nhân văn quý báu, phù hợp với truyền thống dân tộc và xu hướng phát triển khách quan của thời đại như tự do, bình đẳng, bác ái… Đặc biệt, hiện nay chúng ta đã và đang tiếp thu, vận dụng sáng tạo và phát huy chủ nghĩa nhân văn triệt để và cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, coi đó là nhân lõi của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam. Thấm nhuần điều đó, trong chiến lược phát triển công cuộc đổi mới theo chiều sâu, Đảng ta xác định gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập quốc tế vì “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh” và phát triển con người tự do, toàn diện. Tìm về quá khứ, nhưng đích đến của cuộc hành trình này không phải ở quá khứ mà là hướng đến tương lai. Nói cách khác việc khảo cứu những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống chính là quá trình nhận chân những giá trị của dân tộc Việt nhằm giúp chúng ta tự tin hơn về những gì mình đã có, đang có và tiếp tục phát huy nó trong cuộc sống hiện tại. Nguyễn Tuyến tổng hợp Nghị luận xã hội về chủ đề: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Văn mẫu lớp 12Đánh giá bài viết Từ khóa tìm kiếmkhông nên vì phồn hoa quên mất cội nguồn nghị luậnnghị luận kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộcnghị luận tích cực về truyền thống dân tộcnghị luận về phát huy truyền thống tốt đẹp của dtocvăn nghị luận xã hội Bầu ơi thương lấy bí cùng dẫn chứng từ văn học lịch sử Có thể bạn quan tâm?Phân tích tác phẩm Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm) – Văn mẫu lớp 12Bình luận về vấn đề giữ gìn vệ sinh – Văn mẫu lớp 12Phân tích tác phẩm Thuốc (Lỗ Tấn) – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về vấn đề rác thải với môi trường – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về bạn và chọn bạn – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về quan niệm: Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc – Văn mẫu lớp 12Thuyết minh về Bến Nhà Rồng – Văn mẫu lớp 12Nghị luận xã hội về lời dạy của Đức Phật: Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 1
Từ thời xa xưa, ông bà ta đã thường sử dụng những câu thành ngữ, tục ngữ để răn đe và nhắc nhở con cháu của mình về những phẩm chất, đạo lí cần thiết của mỗi người ai cũng phải có như là: "một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"… các câu tục ngữ, thành ngữ ấy thể hiện lòng hiếu thảo, sự biết ơn và lòng thương người… Trong đó, có câu tục ngữ “uống nước nhớ nguồn" thể hiện phẩm chất đạo đức quan trọng của người Việt Nam, nhất là trong bối cảnh đất nước mình đang ngày một phát triển để hội nhập với nước ngoài thì đạo lí này càng trở nên sâu sắc hơn. Sau đây, tôi và các bạn hãy cùng nhau làm rõ câu tục ngữ này để có thế hiểu tận cùng những ý tứ của người xưa muốn răn dạy chúng ta thông qua câu tục ngữ này.
Thoạt nghe qua thì chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ này rất đơn giản, rất dễ hiểu "Nước" là một thứ vô cùng quý giá, không có nước, con người và cây cỏ bị hủy diệt, không có sự sống. "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, nhưng đó chi là nghĩa đen của câu tục ngữ. Bên cạnh đó vẫn còn hàm ý sâu xa trong câu tục ngữ đó chính là lòng biết ơn. "Nước" chính là những thành quả của cha anh ta đã có công xây dựng nên. Vì vậy, khi thừa hưởng thành quả đó, chúng ta phải biết nhớ đến những người đã tạo ra nó, đồng thời phải biết giữ gìn quý trọng và không được lãng phí. Mặt khác, chúng ta phải có bổn phận phát huy phẩm chất đạo đức tốt đẹp này và truyền lại cho các lớp đàn em sau. Với những lời lí giải trên, chắc hẳn tôi và các bạn có thể hiểu được thế nào "uống nước nhớ nguồn" và tại sao khi "uống nước" chúng ta phải "nhớ nguồn". Trước tiên chúng ta phải thừa nhận một điều rằng đây là một đạo lí đúng và mỗi người cần phải thực hiện. Trong thiên nhiên và xã hội, không có sự vật nào là không có nguồn gốc. Trong cuộc sống, không có thành quả nào không do công sức lao động tạo nên. Trong lịch sử Việt Nam đã trải qua hai cuộc kháng chiên chống Pháp và chống Mĩ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hi sinh cả mạng sống của mình để chiến đâu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập. Ngày nay, đất nước ta đã có được những điều đó và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Đó chính là nhờ vào những công lao của cha anh ta, của những người đi trước. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra. Vì vậy, chúng ta phải nhớ đên những người đã tạo ra những thành quả cho chúng ta. Ta phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yêu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện. Ví dụ như: Hằng năm, nhà nước ta thường xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, cấp vốn cho những thương binh liệt sĩ và tạo điều kiện cho họ làm ăn để cải thiện cuộc sống. Đó chỉ là một phần nhỏ những gì chúng ta làm được so với những gì mà cha anh ta đã làm. Ngoài ra, lòng biết ơn giúp ta gắn bó với người đi trước, với tập thể…, từ đó hình thành một xã hội thân ái đoàn kết. Ở nhà trường, các bạn học sinh cùng nhau quyên góp tiền để giúp đỡ xây dựng nhà tình thương hay tặng quà cho những gia đình thương binh, liệt sĩ và ở mỗi khu phố, phường, xã thì mỗi gia đình nhỏ cũng làm giông như vậy… thể hiện tính đoàn kết của một xã hội thân ái. Nêu thiếu lòng biết ơn, con người sẽ trở nên ích kỉ, dễ thoái hóa và trở thành kẻ ăn bám gia đình và xã hội. Vì không có lòng biết ơn, ta sẽ không biết quý trọng nhũng thành quả của người khác tạo ra và sẽ sử dụng một cách lãng phí.
Để thực hiện tốt việc nhớ nguồn, trước hết chúng ta phải biết tự giác truyền thống, văn hóa của dân tộc, phải có ý thức giữ gìn bán sắc văn hóa quê hương và sử dụng thành quả lao động một cách tiết kiệm. Ta phải biết tiếp thu một cách có chọn lọc những tình hoa của nhân loại để làm cho truyền thống của nước nhà ngày một phong phú. Về phần mình, chúng ta phải học tập nghiêm túc để sau này tạo ra được chính thành quả cho mình, cho xã hội, để chính là biểu hiện cụ thể của lòng biết ơn.
Qua câu tục ngữ này, chúng ta đã rút ra được bài học cụ thể cho bản thân "uống nước nhớ nguồn" trước hết là nhớ công sinh thành, dưỡng dục của thầy cô, sự quan tâm giúp đỡ của mọi người xung quanh, công lao của những thế hệ đã đi trước. Chúng ta phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, phải biết quý trọng và giữ gìn những thành quả mà mình được hưởng. Ta hãy học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lí làm người và truyền thông dân tộc.
Nghị luận xã hội về chủ để: Giữ lấy truyền thống dân tộc – Bài số 2
Tại sao chúng ta nên gìn giữ các giá trị truyền thống của dân tộc? Đây là một đề tài nhàm chán theo kiểu “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Tất cả các kênh truyền thông chính thống đều ra rả kêu gọi giới trẻ quay trở về với những giá trị truyền thống và cố gắng cưỡng ép đưa những chi tiết “đậm đà bản sắc dân tộc” vào chương trình của mình. Thế nhưng có vẻ như điều này vẫn vô vọng, giới trẻ đa số vẫn thờ ơ với truyền thống.
Truyền thống không phải lúc nào cũng đều đúng và thật sự cần thiết. Truyền thống là một dạng khuôn mẫu của các thói quen được lặp đi lặp lại, và thói quen thì có thể thay đổi theo sự luân chuyển của thời đại. Đó là lý do tại sao rất nhiều những truyền thống dân tộc rất khó để gìn giữ khi có sự va chạm văn hóa với các dân tộc khác, và nhất là trong thời đại “thế giới phẳng” như ngày nay. Nhiều truyền thống đã mất đi như mặc áo tứ thân, nhuộm răng đen, tóc búi tó… Nỗ lực khôi phục những loại hình văn hóa dân tộc như ăn trầu cau, nghe ca trù, xem hát chèo, …v…v… gần như bất khả thi. Vì rõ ràng ở thời đại ngày nay, chúng ta đã mất đi thói quen với những truyền thống này. Gìn giữ chúng, ghi chép lại chúng, như một sự bảo tồn, điều này khả thi hơn. Tuy nhiên có những truyền thống không cần cố công gìn giữ, chúng vẫn cứ tồn tại. Ví dụ như việc ăn cơm, cho dù KFC, Pizza, mỳ Ý… có ngon đến mấy, thì người Việt vẫn thích ăn cơm. Tại sao vậy? Vì ở một xứ nhiệt đới như Việt Nam, nếu ăn thường xuyên các sản phẩm làm từ lúa mì sẽ dẫn đến hiện tượng nóng trong người và khó tiêu hóa. Hơn thế nữa, thời tiết nóng ẩm gây ra nhiều bệnh tật, người Việt cần tăng sức đề kháng của cơ thể, sức đề kháng này có được từ hàm lượng B1 rất lớn có trong hạt gạo. Truyền thống này chỉ có thể thay đổi nếu có sự dịch chuyển lục địa ở một tương lai rất xa. Vậy thì, những truyền thống nào có sự gắn bó mật thiết đến sự sinh tồn của cộng đồng người thì đó là những truyền thống khó có thể lay chuyển. Tuy nhiên, ở bài viết này, tôi muốn nói đến một số truyền thống nên được giữ gìn như một sự tạo dựng vẻ đẹp tâm thức của người Việt. Đây thường là truyền thống có ý nghĩa về mặt tinh thần, một dạng tâm thức chung, nét tính cách căn bản của dân tộc.
Truyền thống tinh thần từ đâu mà có. Nếu nhìn ở góc độ duy vật, ta sẽ thấy rằng, truyền thống tinh thần là sự đúc kết các kinh nghiệm sinh tồn và phát triển cộng đồng của tổ tiên chúng ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đó là kinh nghiệm ứng xử giữa con người với tự nhiên, con người cùng một dân tộc, giữa dân tộc mình với dân tộc khác – kinh nghiệm của chữ “nhẫn”.
Người Trung Quốc cười nhạo chữ “nhẫn” này là hèn hạ và tiểu nhân, người phương Tây thì cho rằng đây là biểu hiện của việc không có chí tiến thủ, nhưng “nhẫn” là cách duy nhất để người Việt chúng ta tồn tại cho đến nay. Việt Nam nằm trong một khu vực nhiều biến động khí hậu bất thường, vậy nên đối mặt liên tục với các tai họa tự nhiên đã trở thành điều quen thuộc, xây đắp dần nên khả năng chịu đựng gian khổ của người Việt. Bởi không chịu đựng thì không còn cách nào khác sinh tồn trên mảnh đất này. Hơn nữa, nước ta nằm cạnh đế chế Trung Hoa hiếu chiến và hùng mạnh, nếu không mềm dẻo trong ngoại giao và sử dụng cách đánh du kích để tỉa dần lực lượng của địch thì có lẽ từ lâu dân tộc chúng ta đã bị thôn tính như Hung Nô, Thổ Phồn, Tây Hạ, Mãn Thanh… rồi. Không thể đòi hỏi dân tộc ta giống các dân tộc ở phương Bắc và phương Tây. Người phương Bắc và người phương Tây là những nền văn minh được xây dựng bằng săn bắn và chiến tranh chiếm thành, chiếm đất. Họ liên tục trên lưng ngựa, họ cần tốc chiến tốc thắng, không có chỗ cho sự kiên nhẫn, bởi kiên nhẫn thì thời cơ sẽ đi qua. Nhịp sống của họ nhanh hơn chúng ta là điều hoàn toàn dễ hiểu. Binh pháp của người Trung Hoa bàn về cách đánh thành, chiếm thành, lấy công làm thủ. Trong khi “Binh thư yếu lược” của Hưng Đạo Vương lại đưa ra kế “thanh dã” (vườn không nhà trống), là dạng kế sách từ bỏ sĩ diện trước mắt, lánh bỏ kinh đô, trốn vào chỗ hiểm yếu và dần làm suy yếu quân lực của đối thủ. Đây là biểu hiện của chữ “nhẫn”.
Chữ “nhẫn” bên cạnh việc giúp chúng ta sinh tồn, còn giúp chúng ta tạo được gắn kết cộng đồng. Một người biết nhẫn là một người biết tiết chế sự cảm tính của bản thân, lùi lại một bước để nhận biết rõ thực tại, tìm ra cách ứng xử với xung quanh sao cho hợp lý. Nhiều học giả sùng bái phương Tây phê phán đức tính nhẫn nhịn làm hạn chế tự do cá nhân, trói buộc người Việt Nam, tạo cho dân Việt sự giả dối trong hành xử. Điều này không sai, nhưng tầm nhìn của mấy học giả đó quá hạn hẹp. Cảm xúc của một người thuộc về người đó, họ có thể tự do bộc lộ khi ở không gian riêng của mình, tại sao lại phải bắt một ai đó khác chịu đựng. Nếu là cảm xúc tốt thì việc bày tỏ không vấn đề gì nhiều, nhưng cảm xúc tiêu cực khi bị bộc phát sẽ gây ra hiểu lầm và mâu thuẫn. Vậy bột phát cảm xúc với người khác, một kiểu hành xử rất phương Tây, không có ích gì nhiều với cộng đồng người Việt. Một dân tộc phải đối phó liên tiếp với thiên tai địch họa, cần nhất một chữ “hòa”, và “hòa” chỉ có thể đạt được khi chữ “nhẫn” được sử dụng.
Ở góc độ duy tâm, có một thứ được gọi là hồn thiêng sông núi, được hình thành từ dòng năng lượng của vùng đất nơi chúng ta đang sống. Hồn thiêng sông núi này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm thức của con người sống tại đó. Nước ta là đất nước của sông hồ, năng lượng âm tính mạnh mẽ, tính nữ mạnh hơn tính nam, khác hoàn toàn với những vùng đất có nhiều núi đồi thảo nguyên như phương Tây. Bởi thế, dân tộc ta mang màu sắc của tính nữ, của sự mềm dẻo. Truyền thống tinh thần chịu sự chi phối của hồn thiêng sông núi, của dòng năng lượng chung mạnh mẽ này. Những người cố cưỡng lại dòng năng lượng này, học theo phương Tây hay Trung Quốc một cách mù quáng, nôn nóng muốn thành công bằng sức mạnh dương cương, chỉ nhanh chóng chuôc lấy bại vong. Tóm lại, “nhẫn” và “hòa” vẫn là những đặc tính dễ nhận biết của năng lượng tính nữ.
Gìn giữ truyền thống tinh thần là nền tảng tạo lập tương lai. Chúng ta có thể có trong đầu kiến thức của cả nhân loại nhưng ngu dốt về chính dân tộc mình thì chúng ta chỉ đưa nhau đến sự hỗn loạn. Bằng thế lực nọ hay vận may kia, ai đó có thể đạt được sức ảnh hưởng lên cộng đồng và tự đắc với quyền lực mình có trong tay, nhưng với sự ngu dốt này, họ sẽ đưa cộng đồng đến sự suy thoái không thể tránh khỏi trong mọi mặt của đời sống xã hội. Hiểu về truyền thống tinh thần là hiểu về cách thức tư duy của dân tộc. Nỗ lực thay đổi như một sự tẩy não, tạo lập một nếp tư duy chưa từng có cho người Việt là điều chắc chắn không thể. Vậy chúng ta có thể làm gì? Người hiểu biết sẽ chọn góc độ tích cực của truyền thống tinh thần và cải tiến cách biểu hiện nó cho hợp với thời đại. Chữ “nhẫn” cách đây 1000 năm, 100 năm chắc chắn khác với biểu hiện của chữ “nhẫn” ở thời hiện đại.
Khoa học công nghệ phát triển làm đời sống người dân được nâng cao, khả năng chống chọi với thiên tai cũng cao lên. Không nhất thiết chúng ta phải chịu đựng sự nghèo khổ và nói mãi về cái nghèo cái đói nữa. Nhưng chữ “nhẫn” này lại có giá trị trong đường lối phát triển kinh tế bền vững. Nhiều thập kỷ qua chúng ta đã lao theo lối làm ăn chộp giật, vì cái lợi trước mắt mà bỏ qua cái lợi lâu dài của cả dân tộc, thế nên chúng ta đã phải trả giá bằng một nền kinh tế ảo bắt chước phương Tây và Trung Quốc tràn ngập tham nhũng, hàng hóa kém chất lượng và nợ nần chồng chất.
Người ta nói rất nhiều về tôn trọng khác biệt, về tự do tư tưởng, về đa nguyên. Đó hoàn toàn là khái niệm vay mượn của phương Tây. Nhưng tất cả những điều đó có ý nghĩa gì nếu hậu quả của nó là xung đột nhiều hơn, chia rẽ sâu sắc hơn? Không phải tôi phủ nhận những lý tưởng mà phương Tây theo đuổi và đang cố áp dụng điều đó ở Việt Nam. Tôi chỉ muốn nói rằng bắt chước phương Tây “không phải lối”, áp dụng mô hình một cách cứng nhắc mà không “Việt hóa” thì sớm muộn gì cũng quay trở lại cái thời “loạn 12 sứ quân” với phiên bản hiện đại. Ở một xã hội bảo vệ quyền khác biệt, cổ vũ tự do tư tưởng, một xã hội đa nguyên, càng cần lắm chữ “nhẫn” để tạo được sự hòa hợp và bền vững cho nền chính trị.
Đó chỉ là mộ vài ví