16/01/2018, 13:20

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Bài số 1 Lời nói trên của Mặc Tử là một chân lý hiển nhiên, không thể chối cãi được, bởi ...

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Văn mẫu lớp 12

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Bài số 1

Lời nói trên của Mặc Tử là một chân lý hiển nhiên, không thể chối cãi được, bởi không có người tài thì làm sao ta có thể dựng nước và giữ nước được. Điều này đã được chứng minh một cách hùng hồn trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta.

Sự tồn tại và phát triển của một đất nước từ xưa đến nay đều do những nhân tài mà có được. Một đất nước hưng thịnh là do những nhân tài tạo nên. Chính vì vậy mà Mặc Tử (một nhà triết học xưa của Trung Quốc) đã nói: “Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh”.

Lời nói trên của Mặc Tử là một chân lý hiển nhiên, không thể chối cãi được, bởi không có người tài thì làm sao ta có thể dựng nước và giữ nước được. Điều này đã được chứng minh một cách hùng hồn trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc ta. Thời nhà Lí, đất nước đứng trước nạn bị giặc Tống xâm chiếm, người tài Lí Thường Kiệt đã xuất hiện đánh tan quân Tống, giữ vững quyền độc lập, tự chủ của dân tộc. Đến thời Trần, quân Nguyên Mông lại ào ạt kéo sang nước ta, muốn biến đất nước ta thành châu, thành quận, thành huyện của bọn chúng thì đất nước ta lúc bấy giờ lại xuất hiện Trần Hưng Đạo – một nhân tài quân sự – đã lãnh đạo quân và dân ta đánh tan quân Nguyên Mông, giữ yên bờ cõi. Đến thời nhà Hồ, nhân việc “chính sự phiền hà” quân Minh thừa cơ gây họa, chúng ồ ạt mang quân sang xâm lược nước ta, vơ vét tài nguyên của đất nước ta, áp ức, bóc lột đồng bào ta tận xương tủy:

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

 Vùi con đỏ xuống hầm tai vạ

Dối trời, lừa dân đủ muôn nghìn kế

Gây binh kết oán trải hai mươi năm

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi

Người bị ép xuổng biển còng lưng mò ngọc

Ngán thay cá  mập, thuồng luồng

Kè bị đem vào núi đãi cắt tìm vàng

Khốn nỗi rừng sâu nước độc…

(Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng của đất nước lúc bấy giờ thì lại xuất hiện người anh hùng áo vải Lam Sơn Lê Lợi đã lãnh đạo quân và dân ta chống quân Minh và đã đưa cuộc kháng chiến ấy đến thắng lợi hoàn toàn. Đất nước sạch bóng quân thù, nền độc lập tự chủ của đất nước lại một lần nữa được khẳng định.

Bọn phong kiến phương Bắc đã bao lần xâm chiếm đất nước ta và đã bị quân dân ta nhiều lần đánh cho tơi bời xiêm giáp, nhưng chúng vẫn không bỏ mộng bành trướng về phương Nam. Đến cuối triều đại nhà Lê, Lê Chiêu Thống vì chiếc ngai vàng mục nát đã hèn nhát cõng rắn cắn gà nhà để đất nước ta rơi vào tay quân Thanh xâm lược. Trước hoàn cảnh tăm tối của đất nước lúc bây giờ thì người anh hùng áo vải Tây Sơn Nauyễn Huệ lại xuất hiện. Với thiên tài quân sự kiệt xuất, điều binh khiển tướng như thần, Nguyễn Huệ đã có một cuộc tiến binh thần tốc ra Bắc để tiêu diệt hơn hai mươi vạn quân Thanh giành độc lập về cho đất nước.

Rồi chiến tranh lại nổ ra, kẻ thù từ phương Tây đến, với vũ khí hiện đại, có tiềm năng kinh tế  chúng muốn cướp đất nước ta, đặt ách cai trị lâu dài lên đất nước ta thì thiên tài Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh lại xuất hiện. Người đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua bao hy sinh gian khổ để đưa sự nghiệp cách mạng đến ngày toàn thắng, đất nước được thống nhất và đang vươn mình lên một cách mạnh mẽ với bè bạn khắp năm châu.

Như vậy, không có người tài thì làm sao giữ được đất nước. Hơn nữa không có người tài thì làm sao làm cho đất nước hưng thịnh được. Người tài càng nhiều thì đất nước càng hưng thịnh. Trong một đất nước mà có nhiều thầy, cô giáo giỏi thì mới đào đưực những người học trò giỏi, nhiều kỹ sư giỏi, nhiều bác sĩ giỏi, nhiều nhà khoa học giỏi… Những con người tài giỏi này sẽ đem những kiến thức của mình để phục vụ đất nước thì đất nước sẽ ngày càng hưng thịnh. Những nước ngày nay trở thành cường quốc trên thế giới là những nước ấy có người lãnh đạo tài ba, có những nhà khoa học lớn, đem những kiến thức khoa học vào đời sống để phục vụ đời sống làm cho cuộc sống của con người nhẹ nhàng hơn, sung sướng hơn, của cải vật chất dồi dào hơn. Cuộc sống của người dân trong một đất nước có giàu sang sung sướng thì đất nước đó ngày càng mạnh và càng hưng thịnh hơn. Ngược lại, trong một đất nước mà những người lãnh đạo không có tài năng, không biết quý trọng chất xám, lãng phí chất xám thì đất nước ấy sẽ trì tuệ, chậm tiến và lạc hậu.

Tóm lại, nhân tài là yếu tố chính để làm đất nước hưng thịnh. Câu nói của Mặc Tử mãi mãi là lời nhắc nhở cho những người lãnh đạo, quản lí và xây dựng đất nước. Muốn làm cho đất nước ngày càng hưng thịnh, những nhà lãnh đạo phải biết trân trọng, quan tâm đặc biệt đến đời sống tinh thần và vật chất của những con người có tài năng, đức độ; phải có chính sách đãi ngộ xứng đáng và tạo mọi điều kiện để nhân tài ấy phát triển, cống hiến chất xám của mình cho đất nước thì đất nước sẽ hưng thịnh. Nhân tài càng nhiều, đất nước càng hưng thịnh.

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Bài số 2

Được khẳng định từ thế kí XV trong tác phẩm Bồi kí để danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bão thứ ha, tư tưởng Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung là một trong những tư tường lớn đã được kiểm nghiệm qua nhiều giai đoạn lịch sử của đất nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ và cũng hết sức phức-tạp hiện nay, tư tưởng này đang được tiếp tục đề cao chú trọng.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung cho rằng: "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yểu, rồi xuống thấp". Chính vì thế "bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí" là việc đầu tiên đã, đang và cần phải làm cùa nhà nước. Như vậy, theo Thân Nhân Trung hiền tài có vai trò quyết định" đến sự thịnh – suy của đất nước, hiền tài chính là khí chất làm nên sự sống còn sự phát triển của xã hội, của quốc gia; một nước muốn mạnh thì điều trước tiên cần quan tâm chú trọng là bổi dượng, chăm chú, đãi ngộ hiền tài. Và đất nước càng nhiều nhân tài thì càng hưng thịnh và phát triển.

Có thể nói tư tuởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những ngựời vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hộ,  góp phần cài biến xã hội, thúc đẩy xã hội vận động, họ là những người có khả năng phán đoán, suy xét thấu đáo, có tầm nhìn xa trông rộng cho nên có thể vạch ra nhưng đường hướng quan trọng cần thiết cho sự vận động của xã hội trong tương lai… Để xây đựng một đất nước giàu mạnh về mọi mặt cần thiết phải có những con người tài giỏi, những cá nhân có năng lực, có tài, có trí tuệ thực sự. Bên cạnh tài năng thì dức độ, nhân cách cùa họ sẽ giúp họ biết sử dụng cái tài của mình vào những mục đích tốt đẹp, họ sẽ tạo ra những giá trị hữu ích cho cuộc sống. Trong một xã hội  không thiếu những cá nhân có tài, nhưng trong sô' đó không phải ai cũng là  hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này thường đem cái tài của mình phục vụ cho lợi ích cá nhân; không quan tâm, thậm chí đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng. Trái lại, người hiền tài bao giờ cũng biết suy nghĩ vể lợi ích chung của cộng đồng, về những giá trị chân chính đích thực cho con người. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Xã hội, đất nước ngày càng đi lên, ngày càng cường thịnh là nhờ sự đóng góp-của hiền tài. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng, một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọngcủa hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết củạ việc quan tâm đến hiền tài. Đất nước nào, xã hội nào cũng có những người hiền tài, tuy nhiên những người hiền tài đó có được phát huy hết những gì mà họ có hay không còn phụ thuộc vào việc có trọng dụng hay không và trọng dụng của xã hôi, đất nước đó. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lai cho xã hội, cần tạo môt mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tại.  Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dổi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Nqược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái. ,trì trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.

Hiền tài không phải tự nhiên mà có. Những người hiền tài có một phần nhỏ là tư chất bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Vì thế, bản thân những người tài đức trong  xã hội phải luôn thấy rõ vai trò của mình đối với đất nước, từ đó mà liên tục trau dồi bản than, phát huy tận độ mọi tiềm năng, cống hiến hết mình cho xã hội trong mọi hoàn cảnh, xứng đáng với sự kì vọng của cộng đổng. Mọi cá nhân trong xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân cũng sẽ được đảm bảo.

Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, yêu cầu phát triển đât  nước càng đặt ra một cách bức thiết. Để sánh vai cùng các nước mạnh trong khú vực và trẽn thế giới, chúng ta cần có nhiều hơn nữa những người tài đức. Chính bởi vậy tư tường của Thân Nhân Trung thêm một lần nữa cần được khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ của nó. Đó chính là kim chi nam không chỉcủa một thời đại để xây dựng một quốc gia phồn vinh, thịnh vượng thực sự.

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Bài số 3

Một đất nước càng nhiều nhân tài thì càng hưng thịnh như Thân Nhân Trung đã nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" Đối với một đất nước, muốn phát triển giàu mạnh vững bền thì yếu tố con người vô cùng cần thiết. Cần phải tìm người giỏi và giáo dục người giỏi để họ có thể gánh trên vai trọng trách nước nhà.

"Hiền tài" hay nhân tài được hiểu chính là những người tài giỏi, có đức độ, đầu óc sáng tạo và tấm lòng sáng trong có những ý kiến và định hướng đúng đắn cho sự phát triển đi lên của quốc gia. Những người tài giỏi sẽ đóng góp công lao không nhỏ trong sự nghiệp xây dựng và phát triền quốc gia.

Thân Nhân Trung từng nói "Hiền tài là nguyên khí quốc gia, rồi lên cao, nguyên khí yếu thì thế nước yếu, rồi xuống thấp". Đây chính là một quy luật có từ lâu đời trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Theo ý kiến của ông thì việc coi trọng hiền tài cũng như phát hiện, phát triển hiện tài để 'đầu tư" là điều cần thiết, không thể lơ là đối với những người lãnh đạo. Người tài đã khó tìm, người hiền tài lại càng khó tìm hơn nữa. Vì hai chữ "hiền tài" đã bao hàm trong nó tài năng và đức độ. Điều cần thiết của mỗi quốc gia dính là trận trọng và phát triển những người có khả năng đưa đất nước đi lên vững bền.

Nhật Bản là một quốc gia coi trọng con người, luôn đặt giáo dục con người lên hàng đầu. Vì từ thời kỳ Thiên Hoàng Minh Trị, tư tưởng này đã được xem trọng. Bởi xem trọng con người, xem trọng người tài sẽ là đòn bẩy giúp cho đất nước đó có thể phát triển bền vững. Nhật Bản trong những thập kỉ qua đã khẳng định mình là quốc gia vững mạnh trên tất cả mọi mặt, bởi họ luôn lấy hiền tài làm trọng để phát huy những thế mạnh khác.

Thân Nhân Trung khẳng định "Hiền tài là nguyên khí quốc gia" không phải không có lý dó. Đất nước ta đã phải trải qua bao nhiêu mất mát, hi sinh vì chiến tranh. Lúc đó nếu không có những bậc vĩ nhân như Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, Trần Quốc Tuấn, Lý Thường Kiệt…thì liệu đất nước ta có được sự vững bền như ngày hôm nay không. Hiền tài là người đủ đức, đủ tài để gánh vác những trọng trách được giao. Đó mới là điều đáng quan tâm hơn hết. Họ sẵn sàng hi sinh lợi ích cả nhân, hi sinh tuổi thanh xuân, hi sinh bản thân mình để sống và cống hiến.

Đó là những người đáng ngưỡng mộ và khâm phục, không những có tài mà còn có tấm lòng nhân ái, vị tha bao la.

Ở thời kì nào cũng vậy, nếu xem hiền tài chính là "nguyên khí", là trụ cột thì đất nước đó sẽ có những bước tiến mới. Thân Nhân Trung không chỉ nhấn mạnh khía cạnh "coi trọng" mà còn nhấn mạnh việc "phát hiện, phát triển" những người đủ chí và lực để gánh vác những việc trọng đại của quốc gia. Đây chính là tư tưởng tiến bộ, có sức ảnh hưởng lớn đến với sự sinh tồn của quốc gia đó.

Có một thực tế đáng buồn hiện nay chính là nhiều người tài không có môi trường để phát triển. Họ không được tạo cơ hội, điều kiện, không có định hướng cụ thể nên tài năng bị thui chột là điều không hiếm có. Bởi vậy, các cơ quan chức năng cần nhanh chóng phát hiện ra những người có đủ nhân cách như vậy để đào tạo và tạo cho họ cơ hội để khẳng định mình. Đây là một trong những cách trọng dụng người tài có tính nhân văn sâu sắc. Và đây cũng chính là cách níu giữ nhân tài mà đất nước ta cần áp dụng. Như thế mới không để lãng phí nguồn tài nguyên nhân lực.

Như vậy, đối với một đất nước thì việc xem trọng hiền tài chính là việc vô cùng quan trọng và cần thiết để có thể tạo nên sự chuyển mình mạnh mẽ. Hiền tài sẽ là những người cống hiến, vạch đường đi để cho nhân dân ta có thể tiến bước đi lên.

Nghị luận xã hội về câu nói: Đất nước càng có nhiều nhân tài, đất nước càng hưng thịnh – Bài số 4

Quang Trung – Nguyễn Huệ đã từng nói: “Dựng nước lấy việc học làm đầu. Muốn thịnh trị lấy nhân tài làm gốc”. Dân tộc Việt Nam ta đã hy sinh hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước với biết bao nhiêu mất mác và đau thương nhất là những tấm lưng anh hùng chìa ra làm bia, làm thành bảo vệ đến đổ máu vì một lí tưởng cao cả duy nhất: Độc lập dân tộc. Để có được hòa bình ngày hôm nay, không chỉ nhờ vào sức mạnh đoàn kết mà còn nhờ vào những khối óc tài ba với một lòng nồng nàn yêu nước. Về vấn đề những con người tài giỏi của dân tộc, Thân Nhân Trung đã nêu trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất niên hiệu Đại Bảo thứ ba:

“Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp”. Ý kiến của ông dù qua bao thế kỉ, bao thời đại vẫn luôn giữ giá trị nguyên vẹn.

Tôi cho rằng tư tuởng của Thân Nhân Trung là một tư tưởng hết sức đúng đắn và tiến bộ. Hiền tài là những người tài cao, học rộng lại đức độ, đó là những ngựời vừa có trí tuệ lại vừa có nhân cách đáng trọng. Tài năng, trí tuệ sáng suốt của họ sẽ tạo nên những giá trị, những thành quả, những sản phẩm mới cho con người, cho xã hội,  góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Vì sao? Bởi vì họ là những con người vốn mang trong mình vốn tri thức thấu đáo, có khả năng làm chủ cuộc sống và vạch ra cho xã hội những bước đi quan trọng để phát triển. Một đất nước mà muốn trở nên giàu mạnh về nhiều mặt thì cần những người gỏi giang, những cá nhân có thực lực thực sự và có nhân cách, đạo đức tốt. Tuy nhiên trong số đókhông phải ai cũng là  hiền tài. Có nhiều người có tài nhưng lại thiếu đức. Những người này dụng tại vì lợi ích cá nhân chứ không nghĩ đến lợi ích chung của cộng đồng. Còn người hiền tài  thực sự bao giờ cũng  nghĩ cho cái chung của cộng đồng, về sự phát triển vững mạnh của xa hội. Chính vì thế những gì mà họ tạo ra bao giờ cũng đem lại những tác động tích cực, lành mạnh cho sự phát triển, sự tiến bộ chung của cả xã hội. Không ai có thể phụ nhận được tầm quan trọng của hiền tài đối với sự phát triển của một quốc gia. Như vậy, rõ ràng hiền tài chính là "nguyên khí" của một quốc gia, có vai trò quyết định tới sự thịnh – suy của một đất nước. Một xã hội, một đất nước càng nhiều hiền tài thì càng phát triển nhanh chóng ; một xã hội, mội đất nước mà thiếu vắng hiền tài thì sẽ rất khó bền vững, khó có được sự ổn định và phát triển.

Tư tưởng của Thân Nhân Trung không chỉ khẳng định vai trò quan trọngcủa hiền tài đối với quốc gia mà còn nêu cao sự cần thiết củạ việc quan tâm đến hiền tài. Nguyễn Trãi có câu: “Tuấn kiệt như sao buổi sớm/ Nhân tài như lá mùa thu”. Hiền tài đối với một quốc gia được ví như sao sớm, lá mùa thu chứng tỏ số lượng người giỏi của một quốc gia là rất khan hiếm và đòi hỏi chất lượng cao. Nhân tài đã ít mà nếu đất nước không trọng dụng, tận dụng những ngôi sao tinh túy quý giá đó thì sẽ làm hao hụt hiền tài và đất nước thiếu người gây dựng sự nghiệp. Ngày xưa, bao thời Triệu, Đinh, Lí, Trần, thời nào cũng có người tài, người có đức, do đó việc trọng dụng họ vào làm quan, làm tướng làm cho bộ mặt thống trị được mở mang, cách quản lí đất nước cũng được cung cố. Đặc biệt, sẽ một lợi thế lớn khi trong các cuộc đấu tranh chống quân xâm lược, những thủ lĩnh, tướng quân lãnh đạo đội quân ta đều là những vị tướng giỏi, có uy, thật đáng một đấng hiền tài. Một đất nước, một xã hội muốn phát triển cần thiết phải chăm lo bồi dưỡng, trọng dụng hiền tài, cần trân trọng, tôn vinh những cống hiến, những đóng góp của họ, cần bào vệ, phát huy những giá trị quý giá mà họ đã đem lai cho xã hội, cần tạo môt mối trường trong sạch, lành mạnh để người hiền tài được phát huy hết tiềm năng, Cần có sự quan tâm đãi ngộ kịp thời, đúng đắn với người hiền tại. Có như vậy thì hiền tài mới ngày càng dổi dào và đất nước mới thực sự hưng thịnh. Nqược lại, có hiền tài mà không trọng dụng, thậm chí còn tìm cách huý hoại thì hiến tài cạn kiệt, không còn những người tài đức đế kiến tạo đất nước, xã hội lâm vào suy thoái, trí trệ, quốc gia tất sẽ đi đến chỗ suy yếu. Điều này đã được minh chứng rõ ràng bằng lịch sử. Chăm lo đến hiền tài là việc cần làm đầu tiên không chỉ của riêng một nhà nước, một xã hội nào mà là của mọi nhà nước, mọi xã hội.

Thời xưa, bên cạnh những bậc hiền tài trong quá trình tuyển chọn quan lại, nhiều tấm gương sáng giá lộ ra nhưng những người hiền tài có một phần nhỏ là yếu tố bẩm sinh, phần lớn là nhờ tu dưỡng, rèn luyện không ngừng trong quá trình sống. Do đó, việc tạo ra những nhà hiền tài tài ba không phải việc không thể đào tạo được. Vì thế, bản thân những người tài đức trong  xã hội phải luôn thấy rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Đó là cần phát huy tài năng, năng khiếu, tố chất sẵn có của mình và không ngừng tích lũy, trau dồi kinh nghiệm đời. Từ đó mới có thể nổ lực cống hiến hết mình cho xã hội, cho cộng đồng. Mọi cá nhân trong xã hội phải luôn ra sức rèn luyện, phấn đấu để thành người tài đức góp phần xây dựng đất nước. Đất nước phát triển thì cuộc sống của mỗi cá nhân mới ổn định và phát triển dài lâu.

Trong xã hội hiện đại, văn minh ngày nay, mọi quốc gia trên toàn cầu đều thực hiện công cuộc cải cách, thay đổi đất nước hàng ngày để luôn theo kịp nếp sống xã hội. Sẽ là một thiệt thòi lớn cho những đất nước bị thụt lùi, lạc hậu so với quá trình phát triển của tự nhiên và xã hội. Để sánh vai cùng các cường quốc năm châu trong khu vực và trên thế giới, chúng ta cần đào tạo thật nhiều người tài giỏi qua những chính sách giáo dục đổi mới để kịp phát hiện tài năng sớm. Chính vì vậy, tư tưởng của Thân Nhân Trung là một sự khẳng định sáng suốt về vai trò quan trọng của hiền tài đối với sự nghiệp đất nước.

Vũ Hường tổng hợp

nguyễn phương

0 chủ đề

23913 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0