Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Văn mẫu lớp 12 Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Bài số 1 1. Mở bài ...
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Văn mẫu lớp 12
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Bài số 1
1. Mở bài
– Một câu châm ngôn phương Tây từng nhắc nhờ ta: “Tiền bạc không tạo ra hạnh phúc, mà chỉ góp phần vào hạnh phúc’’
– Tuy nhiên trong xã hội ngày nay, một số người vẫn mưu cầu sung sướng, hạnh phúc bằng cách làm bất cứ hành động nào bất chấp thủ đoạn, để kiếm thật nhiều tiền. Họ cho rằng có tiền sẽ có được mọi thứ, kể cả hạnh phúc, mà không ý thức được rằng sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đấy họ vào cho sa đoạ tâm hồn.
2. Thân bài
a) Giải thích
– Từ xưa, con người đã nhận rõ giá trị vạn năng của đồng tiền. Có tiền là có thểchiếm hữu mọi thứ tài sản, quyền thế, địa vị, nhất là trong xã hội có giai cấp. Tiền bạc làm thoả mãn lòng ham muốn của con người: Có tiền mua tiên cũng được.
– Cuộc sống hiện tại đặt ra nhiều nhu cầu cá nhân cho con người. Cho nên, thay vì nhận thức đúng đắn giá trị của tiền bạc, một số người cho rằng phải kiếm thật nhiều tiền để thoả mãn mọi tiện nghi đời sống vật chất. Do quan niệm sai lầm đó về hạnh phúc, họ sinh lòng ham muốn vô độ về tiền bạc.
– Sự thèm muốn vô độ đó sẽ đẩy con người vào chỗ sa đoạ tâm hồn.
+ Bị tiền bạc ám ảnh, người ta phải tiêu phí quá đáng công sức, thì giờ, quay cuồng đầu óc về chuyện kiếm tiền. Sự ham muốn ích kỉ nào cũng làm cho người ta khổ sở, nhất là sự ham muốn vô độ.
+ Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trở:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Quên cả nhân nghĩa:
Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi.
(Nguyễn Công Trứ)
Đôi khi trở nên tàn nhẫn, độc ác:
Một ngày lạ thói sai nha,
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền
(Truyện Kiều).
b) Bài học
b1. Cần nhận thức đúng đắn về giá trị đồng tiền
– Tiền bạc chỉcó giá trị như một phương tiện đảm bảo cuộc sống của ta được ấm no, hạnh phúc.
– Đừng để tiền bạc trở thành ông chủ sai khiến ta làm chuyện bất nhân hại người, dày vò áp bức ta, biển ta thành một tên nô lệ.
b2. Cần quan niệm đúng đắn về hạnh phúc và cuộc sống
– Hạnh phúc không phải là sự thoả mãn mọi ham muốn cá nhân một cách ích kỉ. Hạnh phúc chính là sự thoả mãn lâu dài những ước mơ, lí tưởng cao đẹp về cuộc sống hạnh phúc của ta và mọi người xung quanh, của đồng bào ta.
– Con người, ngoài tài sản vật chất do lao động chân chính tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần: một tâm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động phục vụ xã hội, đất nước… Những thứ này không thể nào mua được bằng tiền bạc.
3. Kết bài
– Khẳng định giá trị câu nói đề bài
– Vận dụng bài học vào cuộc sống
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Bài số 2
Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán, vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại cho người khác.
Từ ngàn xưa, con người của chúng ta đã nhận thức ra được giá trị của tiền qua buôn bán, trao đổi. Và đến nay, khi đồng tiền thu nhập được xem là biểu hiện cho sự phát triển của một xã hội, một quốc gia, nó lại càng trở nên quan trọng. Nếu biết dùng tiền, con người sẽ làm nên sự nghiệp, còn nếu ham muôn vô độ về tiền bạc, nó sẽ đẩy chúng ta vào chỗ sa đọa tâm hồn. Đúng như vậy!
Trong cuộc sống xã hội, giá trị của tiền rất cao. Qua đồng tiền, chúng ta mua được lương thực phục vụ cho nhu cầu ăn uống cũng như mọi nhu cầu khác, chúng ta có thể buôn bán kiếm lời. Thế nhưng lại sạo lại có người nói sự ham muốn tiền bạc sẽ dẫn đến suy sụp về tinh thần, về tâm hồn?
Vậy thế nào là sự ham muốn vô độ tiền bạc? Đó chính là việc quá đề cao vai trò của đồng tiền với quan niệm “có tiền là có tất cả". Khi ấy đồng tiền trở thành người chủ đầy uy quyền. “Vô độ" chỉ sự quá mức, vượt qua giới hạn. Sự ham muốn vô độ về tiền bạc chính là sự ham muốn, đam mê không giới hạn về tiền bạc. Một người nếu đam mê quá mức về tiền bạc mà kém tài, không đạo đức thì có thể sẽ kiếm tiền bằng mọi giá, thậm chí giết người, cướp của, đánh đổi cả danh dự và mạng sống của mình. Như vậy, nó sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn. Từ đó dẫn đến sự hối hận, ăn năn, đau khổ về những điều mình đã làm. Cụ thể là những người vì tiền mà hành động trái với lương tâm, một là sẽ bị đe dọa về mạng sống, hai là sẽ bị đau đớn về tinh thần, tâm hồn sẽ suy sụp.
Tại sao sự ham muốn vô độ về tiền bạc lại đẩy con người vào chỗ sa đọa tâm hồn? Vì tiền bạc cũng như một chất ma túy. Nó lôi kéo con người một khi con người dính vào nó. Nhiều người buôn bán, vì muốn được lợi nhuận nhiều, đã vượt qua lương tâm và pháp luật đi buôn lậu, buôn hàng cấm dẫn đến hậu quả phải vào tù, bị tử hình. Lúc đó, không những làm hại cho bản thân mà còn gây ra những hậu quả tai hại cho người khác. Chẳng hạn như Vũ Xuân Trường, vì muốn được nhiều tiền, vì quá tham lam nên ông ta đã buôn bán ma túy mà đâu có nghĩ nó gây họa một thế hệ trẻ sau này.
Đồng tiền rất có thế lực, nếu chúng ta biết cách sử dụng, không những làm cho ta phát triển tài năng mà còn giúp ích cho gia đình, xã hội. Chẳng hạn như biết dùng tiền vào những mục đích kinh doanh với nước ngoài, nhờ sự đầu tư của họ sẽ giúp cho kinh tế nước nhà phát triển. Điều này hoàn toàn khác với việc lạm dụng tiền, mua chuộc cấp trên để tham nhũng, bòn rút của công. Chúng ta, ai ai cũng muốn mình có nhiều tiền, được giàu có nhưng phải kiếm tiền dựa trên sức lao động của mình, đồng thời không ham muốn vô độ. Qua thực tế đã chứng minh nhiều người tự làm hại bản thân mình khi nhắm mắt chạy theo đồng tiền. Lúc này, người làm chủ được đồng tiền chính là người có nghị lực, có tài năng và đạo đức thật sự. Đồng tiền chính đáng tự đến với họ thay vì người ta đến với đồng tiền bất chính. Ví dụ như Bill Gate, nhờ tài năng, chất xám đã nắm giữ trong tay rất nhiều tiền.
Nhưng giàu không có nghĩa là tự kiêu, cho rằng mình có mọi quyền hành, muốn gì cũng được, dẫn đến việc ăn chơi sa đọa, tiêu xài phung phí. Như vậy, hậu quả cũng chẳng khác gì sự ham muốn vô độ về tiền bạc. Vì vậy, muốn trở thành người tốt, chúng ta không những phải biết tự kiềm chế mình trước mãnh lực của đồng tiền mà còn phải là người biết dùng tiền. Sử dụng tiền đúng chỗ, đúng giá trị của nó thì ta sẽ làm chủ được đồng tiền.
Câu nói trên chính là một lời khuyên, một lời chỉ bảo chúng ta về hậu quả của việc ham muốn vô độ đồng tiền. Qua đó, chúng ta đã rút ra một bài học rất hay, rất đích đáng về cách dùng tiền trong cuộc sống. Chúng ta có quyền đam mê tiền bạc, nhưng phải có giới hạn vì nếu không, nó sẽ dẫn đến những hậu quả xấu không lường trước được. Đồng thời, chúng ta phải biết làm ra tiền một cách chân chính và sử dụng tiền theo mục đích tốt. Có như vậy, xã hội, đất nước mới phát triển. Như thế sẽ không hổ hẹn với bản thân mình, với mọi người.
Nghị luận xã hội về câu nói: Sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người vào chỗ sa đọa về tâm hồn – Bài số 3
Con người muốn tồn tại trong xã hội đòi hỏi phải có tiền. Có tiền đồi sống vật chất của con người sẽ ngày càng được cải thiện. Nhưng liệu hạnh phúc chỉ đến khi có được nhiều tiền? Và ngược lại, có nhiều tiền liệu sẽ được hạnh phúc? Không ít người đã coi việc kiếm tiền là mục đích kiếm tìm của cuộc đời mình mà không ý thức được rằng: “Sự ham muốn vô độ vê to bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn”.
Người ta thường nói: “Có tiền mua tiên cũng được”, bởi có tiền là có thể ta có thể chiếm hữu mọi thứ tài sản, quyền lực, địa vị… Có tiền người ta có thể tận hưởng mọi giá trị vật chất trên đời, thưởng thức mọi của ngon vật lạ, nhà cao tầng, xe hơi đời mới, đi du lịch khắp nơi… Tiền bạc làm thỏa mãn lòng ham muốn của con người. Có nhiều tiền con người ta tự dưng cũng trở nên cao sang, được nhiều người kính trọng hơn. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, muốn làm bất cứ việc gì cũng cần phải có tiền, thì giá trị của đồng tiền ngày càng cao. Thậm chí tiền có khả năng biểu thị tình cảm giữa người với người. Giả sử mình thương người hàng xóm nghèo khổ, nhà đông con, ăn chưa đủ no, mặc chưa đủ ấm nhưng trớ trêu thay khi mình cũng chẳng có tiền để giúp được gì thì liệu người hàng xóm có thấu tấm lòng của mình hay chỉ nghĩ về một sự vô tâm, ích kỉ? Sinh nhật đứa bạn thân, mình rất muốn tặng món quà bạn thích nhưng không cách nào có đủ số tiền để mua nó thì bằng cách nào cho bạn hiểu tình cảm của mình hay mãi chỉ là lời nói suông?..- Dầu ai cũng nóỊ chỉ cần có tấm lòng là đủ nhưng sự thực có tấm lòng mà không giúp được gì thì cũng không thiết thực. Và ngược lại chẳng hạn một đại gia vốn không thương người cho lắm nhưng tiêu tiền như ném ra cửa sổ, hi sinh một khoản nho nhỏ tài sản của mình để ủng hộ người nghèo khổ cốt lấy cái danh thơm. “Giá trị vạn năng” của đồng tiền là vậy đó, và cũng chỉ vì thế đồng tiền cũng trở thành sự ham muốn vô độ của không ít người.
Sức mạnh to lớn của đồng tiền đã làm cho nhiều người nghĩ rằng phải kiếm thật nhiều tiền để thỏa mãn mọi tiện nghi đời sống vật chất. Cuộc sống hiện tại quá khó khăn, chật vật, người ta muốn mình có nhiều tiền để sống thoải mái hơn. Nhưng có được một cuộc sống đầy đủ rồi, người ta lại muốn có thật nhiều tiền để sống cho thật an nhàn, sung sướng. Sự thực là không bao giờ người ta thấy hài lòng với những gì mình có, do vậy cũng dễ đến sự ham muốn vô độ về tiền bạc mà hiếm khi người ta tự nhận thấy sự ham muốn vô độ của chính mình. Và sức cám dỗ của đồng tiền thật dễ đẩy người ta vào chỗ sa đọa tâm hồn.
Với sự ham muôn vô độ về tiền bạc, bao giờ người ta cũng tập trung mọi suy nghĩ, tiêu tốn tất cả thời gian, sức lực của mình cho việc kiếm tiền. Để rồi đến nỗi không còn lấy một chỗ trống trong suy nghĩ, một chút thời gian…cho những phút giây xao động của tâm hồn, đời sông tâm hồn đã bị dìm vào quên lãng thay vào đó là bao tính toán, đắn đo về tiền bạc, lúc nào cũng chỉ là tiền, mọi việc làm đều xoay quanh chữ “tiền”. Và như thế đồng tiền đã được chính mình tiếp tay cho sức mạnh ngự trị cả đời sống tâm hồn của con nguời. Nó làm người ta phải khổ sở, phải đau đầu với bao suy nghĩ, toan tính, không lúc nào được nhẹ nhõm, thoải mái. Cuộc đời mỗi con người là gì nếu không phải là sự tận hưởng cuộc sống? Tiền vốn chỉ là một hình thức để ta trao đổi của cải, vật chất cho cuộc sống được đầy đủ hơn. Vậy mà cả đời chỉ quay cuồng trong vòng xô bồ của cuộc sông để kiếm thật nhiều tiền thì lấy đâu ra niềm vui được sống nếu có lúc nào đó ta tự hỏi: Mình đã thực sự tìm thấy mục đích của cuộc sống, mục đích sống của một đời người mà mình được làm chủ?… Và không chỉ có thế, sự ham muốn vô độ về tiền bạc đôi khi còn dẫn con người đến những lầm lạc trong suy nghĩ và hành động, người ta không còn làm chủ được mình nữa. Tiền bạc có thể làm cho con người dễ tráo trở:
“Còn tiền, còn bạc, còn đệ tử
Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi“
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Quên cả nhân nghĩa:
"Tiền tài hai chữ, son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường, nước chảy xuôi"
(Nguyễn Công Trứ)
Đôi khi trở nên tàn nhẫn, độc ác:
"Một ngày lại thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền'
(Nguyễn Du)
Chính vì vậy việc nhận thức về giá trị đồng tiền không chỉ thể hiện một cách nghĩ, một cách sống mà nó còn ảnh hưởng đến nhân cách làm người. Tiền bạc chỉ góp phân làm cho cuộc sống của ta dễ dàng hơn, tiền không thể làm nên hạnh phúc. Đừng để đồng tiền ngự trị đầu óc, khiến ta phải mệt mỏi, quay cuồng và thậm chí làm chuyện trái pháp luật bất nhân nghĩa. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta biết tự thỏa mãn với những gì mình có. Hạnh phúc chỉ có được khi người ta làm chủ được chính mình và làm những gì mình thích, được nuôi nấng và thực hiện ước mơ lí tưởng. Hạnh phúc là khi người ta biết sống, nhận được tình cảm yêu mến thân thiện từ mọi người. Con người, ngoài tài sản vật chất do lao động chân chi tạo ra, còn có những bảo vật tinh thần vô giá: một tâm hồn trong sáng, một nhân cách thanh cao, niềm say mê lao động, phục vụ đất nước, xã hôi. Những thứ này không thể nào mua được bằng tiền bạc.
Giá trị của đồng tiền là không thể phủ nhận nhưng cần có được sự nhận thức đúng đắn rằng: "sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ dẫn con người đến chỗ sa đọa tâm hồn”. Câu nói là bài học quý giá đánh thức con người luôn làm chủ được suy nghĩ, hành động của mình. Chúng ta hãy sống sao cho mỗi lần nhìn lại có thể tự hài lòng với những gì mình đã làm, có thể tìm thấy sự nhẹ nhõm tâm hồn trước sức cám dỗ của đồng tiền, trước vòng đời quẩn, xô bồ.
Vũ Hường tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm
- suy nghĩ của anh chị về câu nói sự ham muốn vô độ về tiền bạc sẽ đẩy con người đến chỗ sa đọa về tâm hồn
- Co y kien cho rang su ham muon ve tien bac se day con nguoi vai cho sa doa ve tam hon
- Suy nghi cua anh chi ve cau noi su ham muon vo do ve tien bac se day con nguoi den cho sa doa ve tam hon