Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Văn mẫu lớp 12
Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Văn mẫu lớp 12 Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Bài số 1 Tình người như những làn sóng muôn đời dào dạt vỗ nhịp vào ...
Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Văn mẫu lớp 12
Giải thích ý kiến: Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính – Bài số 1
Tình người như những làn sóng muôn đời dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao hình ảnh của những con người sống với đúng nghĩa làm người, sống đẹp bằng những cách dâng những làn sóng ấy đến với mọi người xung quanh
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người, sống để yêu nhau”
(Tố Hữu)
Tình người như những làn sóng muôn đời dào dạt vỗ nhịp vào cuộc sống con người. Đẹp biết bao, đáng trân trọng biết bao hình ảnh của những con người sống với đúng nghĩa làm người, sống đẹp bằng những cách dâng những làn sóng ấy đến với mọi người xung quanh. Một nhà văn đã từng khẳng định rằng:
“Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính".
Sống để đạt đến mục đích của mình, và mục đích ấy chính là thành người chân chính. Một chân lí đã được nêu lên với tất cả tinh thần làm người, trách nhiệm làm người.
Con người là tạo vật vĩ đại và hoàn hảo nhất của tạo hóa. Ai đó đã từng nói “Con người – tôi xin cúi đầu trước Người”. Nhưng điều đáng nói là con người – hiểu theo nghĩa hẹp – có xứng đáng là một "con người chân chính” hay không? Điều ấy hoàn toàn tùy thuộc vào mục đích sống. Mục đích – đó là cái mà người ta hướng tới, và cao hơn là vươn tới để một lúc nào đó đạt đến nó. Mục đích tốt đẹp và lí tưởng sống, là chân lí sống, và lẽ sống của con người. Theo đó, mục đích cao đẹp “trở thành người chân chính" chính là trở thành một con người với đúng nghĩa là người, xứng đáng là người chủ của thế giới, của thiên nhiên, của vạn vật. Con người chân chính là con người có trái tim và có trí tuệ hướng thiện, sống đúng nghĩa, biết suy nghĩ, hành động và lí tưởng đẹp mà mình lựa chọn, biết mang đến hạnh phúc cho mọi người, từ đó tự làm cho mình hạnh phúc. Câu nhận định trên xuất phát chính từ cuộc sống con người – một cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ, đã nêu lên một chân lí thực sự về đời sống, vì lí tưởng sống của loài người nói chung. Đó là phải luôn tự hoàn thiện mình, để đi đến một mục đích cao đẹp trở thành người chân chính.
Một danh nhân đã từng nhận định rằng: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì cả nếu như mục đích tầm thường Câu danh ngôn “con người không có mục đích nào khúc ngoài mục đích trở thành người chân chính” đã nhấn mạnh đến một lí tưởng sống cao đẹp là hướng tới sự hoàn thiện nhân cách con người, sống bằng tất cả trách nhiệm của mình đối với cuộc sống, đối với mọi người xung quanh. Theo vòng xoay lịch sử, xã hội loài người đang tiến triển không ngừng. Tất cả đều vận động, đều làm việc hăng say, vì thế là một con người, chúng ta phải sống đẹp cuộc sống của mình với tất cả trách nhiệm và nghĩa vụ làm người, để xứng đáng là chủ thể của vạn vật xung quanh mình. Điều phân biệt giữa con người với các động vật khác chính là trí tuệ và trái tim, nói cách khác, chính là ý thức trong lao động, chiến đấu và học tập. Nhờ có lao động và sáng tạo chúng la đã thoát ra khỏi cuộc sống của bầy vượn, để rồi từng bước, từng bước chúng ta đã tự hoàn thiện mình, cải thiện cuộc sống của mình để trở thành con người ngày nay. Và ngay trong cuộc sống đời thường, từng sự việc rất nhỏ tưởng chừng không đáng để ý cũng chính là cái giúp chúng ta hoàn thiện mình hơn. Những học sinh đi học, lao động và học tập trở thành người có đức, có tài, hữu dụng cho đất nước mai sau.
Những hành động bình thường như suy nghĩ để giải một bài tập, như cúi xuống nhặt một mảnh rác bên đường… đều có thể góp phần làm đẹp tính cách chúng ta. Giữa cuộc sống cuồn cuộn như dòng thác, giữa bao gian nan, vất vả, lo toan của đời thường, con người đã dần tiến đến mục đích của mình: trở thành người chân chính. Con người nghĩa là sáng tạo, và sáng tạo nghĩa là hoàn thiện. Vì vậy, khi chúng ta sống “sống" khác với “tồn tại” chúng ta đã tự tìm đến với chính mình, tìm đến với con người hoàn thiện về cả lí trí lẫn trái tim. Sống giữa một cộng đồng, nhận được tất cả những tình cảm đoàn kết, thân ái, tương trợ của mọi người, chúng ta đã tin tưởng, thương yêu và giúp đỡ mọi người. Các Mác có nói “Hạnh phúc là đấu tranh" và “Người nào mang đến hạnh phúc cho nhiều người nhất chính là người hạnh phúc nhất". Đến với hạnh phúc, đến với chân lí, đến với lí tưởng là một quá trình đấu tranh mãnh liệt giữa cái tốt và cái xấu, cái Thiện và cái Ác trong một cộng đồng, một tập thể nói chung và trong mỗi con người nói riêng. Sự đấu tranh ấy chính là nguyên nhân và động lực phát triển của xã hội và nhân cách của mỗi con người. Một bông hoa hướng dương luôn hướng về phía mặt trời dù rằng nó không phải là mặt trời. Một con người khó bao giờ có thể đạt đến sự hoàn thiện tuyệt đối nhưng luôn sống và hướng đến sự hoàn thiện ấy. Điều ấy chính là lí do vì sao đã có nhận định: "Con người không có mục đích nào khác ngoài mục đích trở thành người chân chính
Trong xã hội con người ngày nay, và trong bất cứ một xã hội nào, con người vẫn luôn sống vì mục đích hoàn thiện nhân cách mình. Xã hội không ngừng phát triển theo guồng quay của lịch sử, và Ph.Ăng-ghen có nói: “Vấn đề không phải ở chỗ giải thích thế giới, mà là chỗ cải tạo thế giới". Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ, chúng ta không thể chỉ nói ra những lời nói suông, mà phải hành động, phải đặt ra mục đích làm người chân chính để sống và phấn đấu làm việc cho mục đích ấy. Một hành động nhỏ như giúp người qua đường, như một lời hỏi thăm ân cần đối với cha, mẹ, như một chút đỡ đần cho cha mẹ những công việc hàng ngày, một hoạt động từ thiện xã hội… đều là những hành động mang nhiều ý nghĩa đối với việc hình thành nhân cách con người chúng ta. Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Con chim phải hót
Chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Vũ Hường tổng hợp