Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Văn mẫu lớp 11
Nội dung bài viết1 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 1 2 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 2 3 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 3 4 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 4 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 1 Thơ Tagore có những điểm thần ...
Nội dung bài viết1 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 1 2 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 2 3 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 3 4 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 4 Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 1 Thơ Tagore có những điểm thần bí nhưng tình yêu đối với cuộc sống, với con người mới là nội hàm đích thực trong những bài thơ của ông. Ở mỗi tập thơ, thi nhân lại bầy tỏ tình yêu ấy với những sắc thái riêng. Nếu “Thơ dâng” là lời tụng ca Chúa Đời hào phóng ban phát cho con người hạnh phúc và niềm vui thì trong tập “Người làm vườn” là ước nguyện trở thành người chăm sóc khu vườn tình ái để cõi nhân gian muôn sắc muôn hương. Vì vậy những bài thơ trong tập “Người làm vườn” thường nêu lên những suy tư, triết lí về bản chất tình yêu chân chính mà theo Tagore đó là những vì sao định hướng cho “những trái tim trẻ dại, lạc loài” không bị lạc hướng khỏi bến bờ hạnh phúc. Quan niệm về tình yêu nam nữ của Tagore được thể hiện trong nhiều tác phẩm nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”. Bài thơ số 28 lại là quan niệm về những bí ẩn, những khoảng cách tâm hồn trong tình yêu. Cấu trúc bài thơ thể hiện đúng đặc trưng tư duy của người Ấn Độ từng bộc lộ trong các truyện cổ dân gian. Đó là hình thức suy luận đi từ cụ thể rồi khái quát lên triết lý. Vì vậy, để hiểu mạch cảm xúc chính của bài thơ, chúng ta cũng cần tiếp cận bài thơ từ những đoạn thơ cụ thể. Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. Kết thúc mỗi đoạn đều có câu cuối khẳng định một nội dung: “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”; “Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu” “Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”. Trong đoạn thơ đầu, một hình ảnh so sánh độc đáo đã nêu lên nhận thức của nhà thơ về tâm trạng chung của những người đang yêu: “Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.” Đôi mắt cô gái buồn chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai được so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dò biển cả. trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành cho mình. Cô gái trong bài thơ “Hoa doi” của Xuân Quỳnh cũng đã từng thổ lộ: “Đốt lòng em câu hỏi Yêu em nhiều không anh?” Muốn giúp cô gái trả lờ câu hỏi day dứt đó, chàng trai đã “không giấu một điều gì” để “cuộc đời trần trụi dưới mắt em”. Một loạt từ, cụm từ gần nghĩa được sử dụng “trần trụi”, “không giấu một điều gì”, “không giữ điều gì” để khẳng định ước vong hoà hợp tha thiết của chàng trai. Nhưng thực tế trớ trêu và đầu nghịch lý: cô gái lại “không biết gì tất cả”. Nếu ở đoạn một đứng trước “đôi mắt băn khoăn” của cô gái, chàng trai không ngần ngại mở ngỏ tâm hồn thì sang đoạn hai, nhiệt thành hơn, chàng trai sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho người tình: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.” Nghệ thuật lặp cấu trúc giả định: “Nếu… anh sẽ…” kết hợp với những động từ mạnh: “đập”, “hái” nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai. Chàng trai so sánh cô gái “là nữ hoàng của vương quốc” trái tim mình. Đây đích thực là tiếng nói của một trái tim si tình. Tuy nhiên dù đã là chủ sở hữu tối cao và duy nhất, vị nữ hoàng cũng không biết đâu là biên giới của vương quốc mình. Vậy nguyên nhân của nghịch lý ấy là gì? Đó là bởi cuộc đời chàng trai không giản đơn giống như những sự vật hữu hình, vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “viên ngọc” hay “đoá hoa”. Cuộc đời ấy sống động như “một trái tim” với những “chiều sâu và bến bờ”. Câu hỏi “Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” đã khẳng định điều đó. Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 2 Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi. Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò. Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động: “…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh. Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì. Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.” Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.” Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai! Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em: “Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó, Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!” Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông. Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu: “Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”. Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ: “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!” Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn. Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 3 Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của Ấn Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết…, đặc biệt là tập Thơ Dâng được Giải thưởng Nô-ben năm 1913. Cống hiến vĩ đại nhất của Ta-go là ở chỗ ông đã phát huy được truyền thống đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp với tinh hoa văn hoá phương Tây. Ta-go ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin của truyền thống tôn giáo Ấn Độ. Ông tiếp thu những nét tích cực trong chủ nghĩa nhân đạo phương Tây, như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác đấu tranh cho tự do, đòi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người. Theo Ta-go, con người là đáng tôn thờ nhất, do đó, ông đề xướng "tôn giáo Con Người". Tầng lớp nhân dân lao động cùng khổ cũng được Ta-go luôn quan tâm. Mặc dù chủ nghĩa nhân đạo của Ta-go có màu sắc duy tâm, huyền bí, nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn là yêu đất nước, yêu con người, yêu sự sống. Yêu thiên nhiên là một đặc điểm nổi bật trong cá tính Ta-go. Ông chủ trương con người cần hoà đồng với thiên nhiên, coi thiên nhiôn như người bạn tâm tình và là đối tượng của thơ ca. Trong các tác phẩm của Ta-go, thiên nhiên xuất hiện không chỉ như mồi trường sống, hoạt động của con người mà là một thế giới mĩ lệ, một thế giới của cái đẹp, của nghệ thuật, của thơ ca. Tính đa cảm, tính trầm tư là một đặc điểm khác trong cá tính đã ảnh hưởng rất rõ trong các tác phẩm của Ta-go. Ông rung động trước tất cả mọi điều, dù là nhỏ nhặt của cuộc sống, đặc biệt là vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nỗi đau khổ của con người. Nét trầm tư, suy nghĩ đã tạo nên chất triết lí với các cung bậc ý nghĩa, chiều sâu tình cảm trong thơ ông. Tác phẩm của Ta-go tràn ngập tinh thần dân tộc, yêu nước, chống thực dân, thức tỉnh niềm khát khao giải phóng, độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Bên cạnh đó, văn thơ Ta-go còn chứa chan một tình yêu thiên nhiên, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và con người. Bút pháp nghệ thuật Ta-go vừa mang tính hiện thực vừa giàu chất biểu tượng. Dưới cái vỏ thần bí, cao siêu vẫn cháy bỏng một lòng tin yêu cuộc sống và những vấn đề của cuộc đời trần tục hằng ngày. Thơ trữ tình Ta-go là những bản tình ca say đắm, là bức tranh thiên nhiên mĩ lệ muôn màu với những hình ảnh lung linh, huyền diệu. 2. Bài thơ sô 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định : tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu. Chất triết lí được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với hộ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn : tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng dời sống. Những nghịch lí muôn đời của trái tim: Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng dược nâng dần Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một : Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai : Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài. Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy. Nếu mỗi người tình đều biết hướng vé cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu. Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Ta-go? Sức mê hoặc, quyến rũ của nghệ thuật Bài thơ số 28: Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh : đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn) ; đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh) ; em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh),… Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó. Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện : Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại : Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người – và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu. Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu ? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lí : Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và là một quá trình khám phá, tìm tòi. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người. Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 4 Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”. "Đôi mắt băn khoăn của em buồn Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh. Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì. Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh. Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em. Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó, Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu. Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thú Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm Và em thấu suốt rất nhanh. Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau Nó sẽ tan ra thành lệ trong Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn. Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu." Đào Xuân Quý dịch Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi. Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò. Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động: “…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh. Như trăng kia muốn vào sâu biển cả. Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em, Anh không giấu em một điều gì. Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.” Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng: “Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh và xâu thành một chuỗi quàng vào cổ em. Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.” Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai! Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em: “Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó, Em là nữ hoàng của vương quốc đó Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!” Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông. Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu: “Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”. Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ: “Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu, Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên. Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!” Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý. Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn. Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – "viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa. Cũng như “Biển” của Xuân Diệu, “Sóng” của Xuân Quỳnh, “Tôi yêu em” của Puskin,… bài thơ này của Tago không thể thiếu trong hành trang – tâm hồn “tuổi áo trắng” mộng mơ. Nguyễn Tuyến tổng hợp Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Văn mẫu lớp 11Đánh giá bài viết Có thể bạn quan tâm?Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn với đời sống con người – Văn mẫu lớp 11Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam) – Văn mẫu lớp 11Nghị luận xã hội về sự nhường nhịn – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Tôi yêu em (Pu-Skin) – Văn mẫu lớp 11Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Văn mẫu lớp 11Phân tích tác phẩm Tình yêu và thù hận (Uy-li-am Sếch-xpia) – Văn mẫu lớp 11
Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 1
Thơ Tagore có những điểm thần bí nhưng tình yêu đối với cuộc sống, với con người mới là nội hàm đích thực trong những bài thơ của ông. Ở mỗi tập thơ, thi nhân lại bầy tỏ tình yêu ấy với những sắc thái riêng. Nếu “Thơ dâng” là lời tụng ca Chúa Đời hào phóng ban phát cho con người hạnh phúc và niềm vui thì trong tập “Người làm vườn” là ước nguyện trở thành người chăm sóc khu vườn tình ái để cõi nhân gian muôn sắc muôn hương. Vì vậy những bài thơ trong tập “Người làm vườn” thường nêu lên những suy tư, triết lí về bản chất tình yêu chân chính mà theo Tagore đó là những vì sao định hướng cho “những trái tim trẻ dại, lạc loài” không bị lạc hướng khỏi bến bờ hạnh phúc. Quan niệm về tình yêu nam nữ của Tagore được thể hiện trong nhiều tác phẩm nhưng có lẽ tiêu biểu nhất phải kể đến bài thơ số 28 trong tập “Người làm vườn”.
Bài thơ số 28 lại là quan niệm về những bí ẩn, những khoảng cách tâm hồn trong tình yêu. Cấu trúc bài thơ thể hiện đúng đặc trưng tư duy của người Ấn Độ từng bộc lộ trong các truyện cổ dân gian. Đó là hình thức suy luận đi từ cụ thể rồi khái quát lên triết lý. Vì vậy, để hiểu mạch cảm xúc chính của bài thơ, chúng ta cũng cần tiếp cận bài thơ từ những đoạn thơ cụ thể. Bài thơ có thể chia làm ba đoạn. Kết thúc mỗi đoạn đều có câu cuối khẳng định một nội dung: “Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”; “Ấy thế mà em có biết gì về biên giới của nó đâu”
“Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.
Trong đoạn thơ đầu, một hình ảnh so sánh độc đáo đã nêu lên nhận thức của nhà thơ về tâm trạng chung của những người đang yêu:
“Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn sâu vào tâm tưởng của anh
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.”
Đôi mắt cô gái buồn chất chứa những câu hỏi khám phá thế giới tình cảm bí ẩn của chàng trai được so sánh với hình ảnh trăng muốn thăm dò biển cả. trăng muôn đời vẫn muốn soi sáng để biết lòng biển nông sâu cũng như con người luôn muốn tận hiểu tình yêu mà người tình dành cho mình. Cô gái trong bài thơ “Hoa doi” của Xuân Quỳnh cũng đã từng thổ lộ:
“Đốt lòng em câu hỏi
Yêu em nhiều không anh?”
Muốn giúp cô gái trả lờ câu hỏi day dứt đó, chàng trai đã “không giấu một điều gì” để “cuộc đời trần trụi dưới mắt em”. Một loạt từ, cụm từ gần nghĩa được sử dụng “trần trụi”, “không giấu một điều gì”, “không giữ điều gì” để khẳng định ước vong hoà hợp tha thiết của chàng trai. Nhưng thực tế trớ trêu và đầu nghịch lý: cô gái lại “không biết gì tất cả”.
Nếu ở đoạn một đứng trước “đôi mắt băn khoăn” của cô gái, chàng trai không ngần ngại mở ngỏ tâm hồn thì sang đoạn hai, nhiệt thành hơn, chàng trai sẵn sàng dâng hiến cả cuộc đời mình cho người tình:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em
Nếu đời anh chỉ là một đoá hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng
anh sẽ hái nó ra để đặt lên mái tóc em.”
Nghệ thuật lặp cấu trúc giả định: “Nếu… anh sẽ…” kết hợp với những động từ mạnh: “đập”, “hái” nhấn mạnh khát vọng tận hiến nồng nhiệt của chàng trai. Chàng trai so sánh cô gái “là nữ hoàng của vương quốc” trái tim mình. Đây đích thực là tiếng nói của một trái tim si tình. Tuy nhiên dù đã là chủ sở hữu tối cao và duy nhất, vị nữ hoàng cũng không biết đâu là biên giới của vương quốc mình.
Vậy nguyên nhân của nghịch lý ấy là gì? Đó là bởi cuộc đời chàng trai không giản đơn giống như những sự vật hữu hình, vô tri, dễ nhìn, dễ cảm như “viên ngọc” hay “đoá hoa”. Cuộc đời ấy sống động như “một trái tim” với những “chiều sâu và bến bờ”. Câu hỏi “Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó” đã khẳng định điều đó.
Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 2
Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi.
Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.
Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:
“…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì.
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.”
Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,
anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.”
Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là cho lời thơ thô, làm giảm đi phong cách tao nhã, phong tình của chàng trai!
Đoạn thơ thứ ba, chàng trai khẳng định tình yêu của mình qua hình ảnh so sánh: “Trái tim”. Ba tiếng “Nhưng em ơi!” vang lên thiết tha, đắm say. Lời tỏ tình được nâng lên một tầm cao mới, một chiều sâu thăm thẳm. Tình yêu ấy sâu sắc và mênh mông. Em là thần tượng, là nữ hoàng đang ngự trị vương quốc tình yêu – đời anh. Là một lời nhắc khẽ em yêu! Nhẹ nhàng và tế nhị. Gần mà xa, xa mà gần biết trân trọng và phát hiện mọi phẩm chất cao quý tiềm ẩn trong tâm tình người yêu. Lời tỏ tình sang trọng quá, chứng tỏ chàng trai có một trái tim rất nhân văn! Cả đời anh, tâm hồn anh, tình yêu của anh đã thuộc về em:
“Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu!”
Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “biển cả”, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra những khái niệm bổ sung: “bến bờ”, “vương quốc”, “biên giới” – tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.
Tình yêu không thể tầm thường và đơn giản. Đâu chỉ là “một phút giây lạc thú” để làm “nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm”, tầm thường, thoảng qua! Tình yêu cũng không phải là sự hèn hạ, van xin, cầu mong một sự “ban ơn”, một sự yếu mềm. Giọt lệ trong, nỗi thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều hèn hạ, đáng khinh. Đoạn thơ này mang tính chất “phản đề”, nhiều người viết sách lâu nay đã hiểu không đúng. Chàng trai muốn tâm tình với người yêu là trái tim anh không phải như thế này đâu:
“Nếu trái tim anh chỉ là phút giây sướng vui, nó sẽ nở nụ cười dịu hiền và em sẽ thấu hiểu nó nhanh – Nếu trái tim anh chỉ là nỗi thương đau, nó sẽ tan ra thành lệ trong phản ánh nỗi sầu thầm kín”.
Hai đoạn thơ thứ 4 và thứ 5 tương phản đối lập. Từ phủ định đi đến khẳng định. Không nên như thế này mà phải như thế này. Người con trai đã mang đến cho người con gái một tình yêu tuyệt đẹp. Anh tự hào thổ lộ:
“Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,
Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu!”
Trong nguyên tắc: “những gì tình yêu cầu mong” được người dịch thơ viết thành: “những đòi hỏi” dễ làm nhiều độc giả hiểu không đẹp ý thơ. Chàng trai tự hào về trái tim của mình “lại là tình yêu”, tình yêu đích thực, đâu phải thứ “trái tim chỉ là giây phút lạc thú”. Tình yêu của em đã và đang mang đến cho anh bao cảm xúc kỳ diệu, lúc thì vui sướng, lúc thì khổ đau… Tình yêu đâu chỉ toàn vị ngọt? Vui sướng và khổ đau mà tình yêu mang đến là mênh mông, là vô biên. Những cầu mong và sự giàu có mà tình yêu, mà trái tim của chàng trai là bất tận, là trường cửu. Chàng trai cầu mong ở người tình một tình yêu đằm thắm, chân thành và thủy chung. Cầu mong con thuyền tình của anh và em sẽ cập bến bờ hạnh phúc giữa mùa trăng? Nhẹ nhàng thổ lộ và trách móc: gần đấy sao mà xa xôi. Hình như em vẫn chưa hiểu tình yêu của anh đã dành cho em. Phải biết phát hiện sự cầu mong và giàu sang trong tình yêu, Năm dòng cuối là một “tuyên ngôn” đẹp của tình yêu. Thơ tình của Tago mang thêm màu sắc triết lý.
Có biết chiếm lĩnh trái tim người yêu mới thật sự có và được sống trong một tình yêu đẹp, trọn vẹn.
Bài thơ tình số “28” của Tago rất đẹp và sáng tạo trong hình tượng: “đôi mắt buồn, băn khoăn” – “ánh trăng soi vào biển cả” – “viên ngọc và chuỗi ngọc”, “đóa hoa thơm và vòng hoa” – trái tim yêu thương mênh mông… Ý tưởng phong phú và sâu sắc: cái ngần ngại, băn khoăn của thiếu nữ trong mối tình đầu; sự chân thành, say đắm, nồng nàn, khát khao trong tình yêu của chàng trai. Không thể tầm thường, đơn giản trong tình yêu. Bài thơ tình còn là một sự đúc kết, chiêm nghiệm: Yêu là tìm kiếm, là phát hiện và chiếm lĩnh. Tình yêu là sung sướng và khổ đau, là thiếu thốn và giàu sang, gần mà xa, xa mà gần. Phải biết phát hiện để chiếm lĩnh tình yêu, có thế mới thật sự đi tới mái ấm hạnh phúc trong tình yêu đôi lứa.
Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 3
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861 – 1941) là nhà thơ, nhà viết kịch, nhà văn hoá thiên tài của Ấn Độ. Ta-go đã để lại cho kho tàng văn học Ấn Độ và thế giới một di sản lớn lao : 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết…, đặc biệt là tập Thơ Dâng được Giải thưởng Nô-ben năm 1913. Cống hiến vĩ đại nhất của Ta-go là ở chỗ ông đã phát huy được truyền thống đấu tranh yêu nước và nhân đạo chủ nghĩa của dân tộc Ấn Độ, kết hợp với tinh hoa văn hoá phương Tây.
Ta-go ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa con người một cách chân thành, rộng mở với lòng từ bi và đức tin của truyền thống tôn giáo Ấn Độ. Ông tiếp thu những nét tích cực trong chủ nghĩa nhân đạo phương Tây, như đòi giải phóng cá tính, đề cao tinh thần tự giác đấu tranh cho tự do, đòi công bằng bác ái, tin ở sức mạnh con người. Theo Ta-go, con người là đáng tôn thờ nhất, do đó, ông đề xướng "tôn giáo Con Người". Tầng lớp nhân dân lao động cùng khổ cũng được Ta-go luôn quan tâm. Mặc dù chủ nghĩa nhân đạo của Ta-go có màu sắc duy tâm, huyền bí, nhưng nội dung cơ bản của nó vẫn là yêu đất nước, yêu con người, yêu sự sống. Yêu thiên nhiên là một đặc điểm nổi bật trong cá tính Ta-go. Ông chủ trương con người cần hoà đồng với thiên nhiên, coi thiên nhiôn như người bạn tâm tình và là đối tượng của thơ ca. Trong các tác phẩm của Ta-go, thiên nhiên xuất hiện không chỉ như mồi trường sống, hoạt động của con người mà là một thế giới mĩ lệ, một thế giới của cái đẹp, của nghệ thuật, của thơ ca. Tính đa cảm, tính trầm tư là một đặc điểm khác trong cá tính đã ảnh hưởng rất rõ trong các tác phẩm của Ta-go. Ông rung động trước tất cả mọi điều, dù là nhỏ nhặt của cuộc sống, đặc biệt là vẻ đẹp thiên nhiên, con người và nỗi đau khổ của con người. Nét trầm tư, suy nghĩ đã tạo nên chất triết lí với các cung bậc ý nghĩa, chiều sâu tình cảm trong thơ ông. Tác phẩm của Ta-go tràn ngập tinh thần dân tộc, yêu nước, chống thực dân, thức tỉnh niềm khát khao giải phóng, độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Bên cạnh đó, văn thơ Ta-go còn chứa chan một tình yêu thiên nhiên, niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống và con người. Bút pháp nghệ thuật Ta-go vừa mang tính hiện thực vừa giàu chất biểu tượng. Dưới cái vỏ thần bí, cao siêu vẫn cháy bỏng một lòng tin yêu cuộc sống và những vấn đề của cuộc đời trần tục hằng ngày. Thơ trữ tình Ta-go là những bản tình ca say đắm, là bức tranh thiên nhiên mĩ lệ muôn màu với những hình ảnh lung linh, huyền diệu. 2. Bài thơ sô 28 được in trong tập Người làm vườn, là một trong những bài thơ tình hay nhất thế giới. Bài thơ khẳng định : tình yêu là sự đồng điệu, hoà hợp, dâng hiến tâm hồn, tin yêu và hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Nhưng trái tim con người, thế giới tâm hồn con người lại mãi là một cõi bí mật lớn lao. Chính vì vậy, việc tìm tới sự đồng điệu, chan hoà vào thế giới tâm hồn của người yêu luôn là những khát khao không bao giờ vươn tới nổi. Điều đó tạo nên vẻ hấp dẫn muôn đời của tình yêu. Chất triết lí được trình bày qua những lập luận chặt chẽ với hộ thống hình ảnh rực rỡ, sinh động. Với cách đặt vấn đề, phản đề, nghi vấn, giải thích để đi tới chân lí, bài thơ rất đặc trưng cho tư duy người Ấn : tìm tới chất triết lí trong muôn vàn hiện tượng dời sống. Những nghịch lí muôn đời của trái tim: Nghĩa bài thơ được diễn giải theo tầng bậc từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng, từ nghĩa thực đến nghĩa triết lí, và cảm xúc trong bài cũng dược nâng dần Bài thơ được kết cấu theo tầng bậc. Ý một : Anh xin dâng hiến trọn vẹn cuộc đời anh cho em. Ý hai : Nhưng không bao giờ em có thể chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim anh. Hai ý này ngày càng được bổ sung ở mức độ cao hơn trong những lập luận của toàn bài. Sự đối lập giữa khát vọng giãi bày, dâng hiến, chan hoà vào tâm hồn người yêu và cái bí ẩn không gì khám phá nổi của trái tim là những đối lập tồn tại mãi mãi trong tình yêu. Sự hoà hợp trọn vẹn trong tình yêu là điều không thể, nhưng tình yêu luôn là niềm khao khát cái trọn vẹn ấy. Nếu mỗi người tình đều biết hướng vé cái trọn vẹn để nắm bắt, dựng xây, điều đó sẽ đem đến hạnh phúc trong tình yêu. Phải chăng đây là triết lí tiềm ẩn của thơ tình Ta-go? Sức mê hoặc, quyến rũ của nghệ thuật Bài thơ số 28: Bài thơ là một hệ thống tầng tầng lớp lớp những hình ảnh tượng trưng và so sánh : đôi mắt em muốn nhìn… như trăng kia muốn vào sâu biển cả (sự khao khát hoà hợp, thấu hiểu tâm hồn) ; đời anh là viên ngọc, đoá hoa (những gì đẹp đẽ nhất, quý giá nhất của đời anh) ; em là nữ hoàng của vương quốc đó (em là người làm chủ trái tim anh),… Hệ thống những hình ảnh tượng trưng, so sánh này làm cho những hình ảnh của tình yêu, của tâm hồn, của trái tim người đang yêu được mĩ lệ hoá, lung linh những sắc màu huyền diệu. Bài thơ mang tính chất mê hoặc vì lẽ đó. Đây là một bài thơ trữ tình giàu chất triết lí. Chất triết lí của bài thơ thể hiện trên nhiều bình diện : Đó là những lập luận, đưa ra giả thiết rồi phản bác lại với những mẫu câu lặp lại : Nếu… chỉ là… nhưng. Sự vật của đời sống không chỉ được nhìn nhận theo một chiều mà luôn đặt trong sự nghi vấn để tìm sự thật cuối cùng. Nhà thơ hướng về cái vô hạn của vũ trụ (biển cả, vương quốc) để xác định giới hạn, bản chất của thế giới tâm linh – phần bí ẩn, sâu xa nhất của tâm hồn con người – và nêu lên những đối lập, mâu thuẫn muôn đời như là những quy luật vĩnh cửu của tình yêu.
Ta-go muốn nói điều gì về tình yêu ? Có lẽ ông muốn nói lên một chân lí : Tình yêu là một cuộc dâng hiến trọn vẹn và là một quá trình khám phá, tìm tòi. Nhưng trái tim tình yêu mãi mãi vẫn là những điều bí ẩn. Chiếm lĩnh cái bí ẩn, vô bờ, không giới hạn của tâm hồn người yêu sẽ luôn là những khát khao vĩnh cửu của con người.
Phân tích Bài thơ số 28 (Ta-go) – Bài số 4
Sau tập Thơ Dâng được giải thưởng Nobel, năm 1914, Tago xuất bản tập thơ “Người làm vườn – tập thơ tình, gồm 85 bài thơ, chỉ đánh số, không có nhan đề. Bài thơ sơ 28 này rút trong tập “Người làm vườn”, được truyền tụng và ngợi ca là “một trong những bài thơ tình hay nhất trên thế giới”.
"Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì.
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,
anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu.
Nếu trái tim anh là một phút giây lạc thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan ra thành lệ trong
Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u ẩn.
Nhưng em ơi, trái tim anh lại là tình yêu,
Nỗi vui sướng khổ đau của nó là vô biên.
Những đòi hỏi và sự giàu sang của nó là trường cửu
Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu."
Đào Xuân Quý dịch
Toàn bài thơ vẫn là lời tỏ tình của người con trai, của “anh”. Còn người con gái chỉ “lắng nghe lời nói như ru” và qua “đôi mắt”, qua cái nhìn “băn khoăn… buồn” – được nói đến mà thôi.
Sáu câu thơ đầu cho thấy một mối tình đầu rất đẹp và thơ mộng. Cô gái duyên dáng, ngỡ ngàng và “băn khoăn”. Vẻ đẹp dịu hiền được thể hiện qua đôi mắt và cái nhìn chan chứa yêu thương: “muốn nhìn vào tâm tưởng của anh”. Rụt rè và thăm dò.
Tình yêu đến, “Thần Ái tình đã gõ cửa trái tim” nhưng em vào đã hay, đã biết gì nhiều về anh. Em là ánh trăng, anh là mặt biển (trong xanh) – Hai hình ảnh so sánh này diễn tả rất hay một tình yêu trong sáng chân thành, dào dạt và sự khao khát yêu thương. Cô gái có đôi mắt huyền mới có cái nhìn lung linh của ánh trăng kia. Và chàng trai có tình yêu nồng nàn, chân thành, trong sáng thì ánh trăng kia mới có thể soi vào tận đáy biển cả. Hình ảnh ánh trăng và biển cả đã thể hiện tài tình men say ái tình: niềm khao khát hạnh phúc và sự hòa hợp tâm hồn lứa đôi trong “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy”. Lời tỏ tình nồng nàn yêu thương, đàng hoàng và tin cậy. Tình yêu đâu chỉ là “tìm kiếm” mà còn là “phát hiện” những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn, trong tính cách người tình của em. Như một lời nhắc khẽ mà rung động:
“…Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh.
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì.
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh.”
Bảy dòng thơ tiếp theo là lời tỏ tình rất đẹp. Sử dụng hình ảnh ẩn dụ về “ngọc”, về “hoa” và giả định: “nếu… anh sẽ…” để biểu lộ một tình yêu nồng cháy, mãnh liệt và dâng hiến. Có gì quý hơn ngọc, giá trị bằng ngọc? Nếu đời anh là viên ngọc thì anh sẽ đập vỡ làm trăm mảnh, xâu thàn chuỗi quàng vào cổ em yêu. Có gì đẹp và thơm bằng hoa? Nếu đời anh chỉ là bông hoa nhỏ bé, tròn xinh, thơm tho, anh sẽ ngắt nó ra cài lên mái tóc em. Các động từ: “đập ra”, “xâu thành”, “quàng vào”, “ngắt ra”, “cài lên” – diễn tả một “tấm lòng”, một cử chỉ trân trọng và dâng hiến trong tình yêu. Tago viết bài thơ này cách chúng ta ngày nay ngót một thế kỷ mà hình ảnh thơ vẫn mới mẻ, thú vị vô cùng:
“Nếu đời anh chỉ là viên ngọc,
anh sẽ đập nó ra làm trăm mảnh
và xâu thành một chuỗi
quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa
tròn trịa, dịu dàng và bé bỏng,
anh sẽ hái nó ra đặt lên mái tóc em.”
Lời thơ dịch khá sát và hay. Có điều trong nguyên tác chữ “cài” (cài lên mái tóc em), dịch giả đã chuyển thành “đặt lên mái tóc em”, là c