Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Văn mẫu hay lớp 11
Xem nhanh nội dung Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca: ...
Xem nhanh nội dung
Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Bài làm 1 của một học sinh giỏi Văn tỉnh Hưng Yên
Dân tộc ta có truyền thông tôn sư trọng đạo. Đó là một truyền thống tốt đẹp của một dân tộc văn hiến và hiếu học. Từ xa xưa đã có câu ca:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Hoặc thâm thúy hơn, ông cha ta cũng từng nhắc con cháu: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy).
Tôn sư là đề cao, tôn vinh, coi trọng người thầy. Vì sao vậy? Người thầy dạy chữ, dạy kiến thức cho ta, đem đến cho ta những hiểu biết để ta sống tốt hơn, có ích hơn. Người thầy lại dạy ta đạo lí, nhân cách để ta biết làm người trong xã hội. Vai trò người thầy là hết sức quan trọng, không thể thiếu đối với bất cứ một quốc gia, dân tộc nào. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Thế thì sao lại không tôn vinh, đề cao người thầy? Đây là tôn vinh một con người đã góp phần đem lại lợi ích cho cả một dân tộc. Sự tôn vinh này xuất phát từ chức năng cao quý và trách nhiệm lớn lao của người thầy.
Trọng đạo là gì? Trong kết câu hai vế cân đối tôn sư/trọng đạo, nếu tôn sư là tôn vinh người thầy thì trọng đạo là coi trọng nghề dạy học. Đạo ở đây là đạo làm thầy, là nghề dạy học. Nghề dạy học là nghề đáng được coi trọng vì sản phẩm nó đào tạo ra chính là con người, như ai đó đã nói: “Trong các nghề thì nghề dạy học là nghề cao quý nhất”. Nhân dân ta “trọng đạo” chính là trọng cái nghề “trồng người” cao quý ấy, cũng như họ đã tôn vinh người thầy là những “kĩ sư tâm hồn”.
Tôn sư trọng đạo hàm chứa một ý nghĩa sâu sắc. Trước hết, đó là sự suy nghĩ nhìn nhận đúng đắn và tiến bộ cùa nhân dân ta về một nghề đáng được coi trọng và một con người đáng được tôn vinh. Nó chứng tỏ dân tộc ta là một dân tộc văn hiến và hiếu học, bởi coi trọng nghề dạy học là một biểu hiện sâu sắc của một dân tộc văn hiến và tôn vinh người thầy là bằng chứng hùng hồn của một dân tộc hiếu học. Nhưng ý nghĩa sâu xa của tôn sư trọng đạo chính là nó gắn bó mật thiết với sự nghiệp trồng người để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực. bồi dưỡng nhân lưc; bồi dưỡng nhân tài làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội phát triển tốt đẹp. Xưa, ông cha ta đã nói “hiền tài là nguyên khí quốc gia”; nay, ta lại khẳng định “giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” – những điều đó không thể không liên quan đến truyền thông tôn sư trọng đạo của dân tộc ta. Tôn sư trọng đạo đã trở thành một đạo lí, một truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta chính là như thế. Nó là sức mạnh tinh thần, tình cảm lớn lao và bền vững của dân tộc để góp phần xây dựng nên một nước Việt Nam văn hiến và giàu mạnh.
Truyền thông tốt đẹp đó đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, ở đâu cũng vậy, từ thành thị đến nông thôn, miền xuôi đến miền ngược, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng ông thầy, đều dành cho thầy những tình cảm ưu ái nhất, đặc biệt là lòng biết ơn sâu sắc thầy, đã dạy con cái họ nên người. Trong hoàn cảnh nước nhà còn nghèo, đời sống thầy giáo còn nhiều khó khăn, họ đã tận tình giúp đỡ thầy một cách chân thành và cảm động. Các dân tộc vùng cao đã coi các thầy giáo, cô giáo miền xuôi lên dạy học như người con của quê hương minh. Người thầy được tôn vinh thì nghề dạy học cũng được coi trọng. Không phải ngẫu nhiên mà giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, và ngày 20-11 hằng năm đã trở thành ngày hội lớn của toàn dân đế tôn vinh người thầy và nghề dạy học cao quý. Hình ảnh cha mẹ học sinh tặng hoa các thầy, cô giáo trong ngày 20- 11 và cả những cán bộ cấp cao của Đàng và Nhà nước đến thăm thầy giáo cũ đã nói lên sâu sắc truyền thông và đạo lí cao đẹp đó. Từ một đạo lí truyền thống của dân tộc, tôn sư trọng đạo đã mang một ý nghĩa cách mạng mới trong thời đại ngày nay gắn liền với tư tưởng “trồng người” cua Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nó không chỉ là đạo lí, tình cảm mà còn là tinh thần, sức mạnh, hành động cách mạng để đưa đất nước đi lên ngày càng giàu mạnh, văn minh. Đó là nét mới của truyền thống tôn sư trọng đạo trong cuộc sống hiện nay của nhân dân ta.
Bước sang thế kỉ XXI, cuộc sống có nhiều đổi mới kéo theo sự đổi mới của giáo dục, của vai trò người thầy và nghề dạy học. Trên cơ sở kế thừa, giữ gìn những mặt tốt đẹp của truyền thống, chúng ta cần biết phát huy và vận dụng đạo lí tôn sư trọng đạo một cách sáng tạo, phù hợp với thực tiễn cách mạng mới để đạt kết quả tốt đẹp nhất.
Nghị luận xã hội: Tôn sư trọng đạo – Bài làm 2
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Ngay từ xa xưa, tình cảm thầy trò được coi là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng của con người. Bởi người thầy như cha mẹ ta, nuôi dưỡng ta lên người, giáo dục cho ta những điều hay lẽ phải. Người thầy vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi người.
Câu nói ấy đã nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Người thầy chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có người thầy chúng ta không thể có kiến thức. Người thầy chính là những người chéo lái đưa chúng ta đến bến bờ của cuộc sống, của niền vui và hạnh phúc. Vì vậy để có được ngày hôm nay chúng ta nên nhớ đến công ơn của những người thầy. Nhờ có những người thầy mà chúng ta có ngày hôm nay.
Hiện nay vấn đề về tôn sư trọng đạo đã có nhiều thay đổi. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn trót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Có không ít trường hợp đã nhẫn tâm tước đi mạng sống của những người thầy của mình, hay có những kẻ dùng lời lẽ để xúc phạm tới người thầy của mình. Thậm chí có những kẻ đã hãm hại thầy cô của mình để đạt mục đích cá nhân. Đó là những việc làm đáng lên án, trái với đạo lí làm người, chúng ta cần phải tố cáo để loại bỏ những hành động đó.
Thầy cô giáo chính là những người đã chèo lái con thuyền để đưa bao thế hệ học trò sang bến đỗ.Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế "tôn sư" không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. "Đạo" cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Với sự thay đổi cách dạy và cách học hiện nay, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Người thầy vẫn là trung tâm, vẫn là người quan trọng để đưa tri thức đến với chúng ta.
Tôn sư trọng đạo mãi mãi sẽ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tuy vậy một số học sinh đã thiếu tôn trọng đối với thầy cô, có những hành động và lời nói không phù hợp, xúc phạm đối với thầy cô. Đó là một hành động đáng lên án, đáng bị chê trách kỉ luật. Xã hội cần vó biện pháp để giảm những hiện tượng này trong xã hội.
Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Bài làm 3
Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã hội tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.
Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân loại cho thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.
Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.
Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.
Nghị luận về truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt Nam – Bài làm 4
Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy” đúng như vậy truyền thống tôn sư trọng đạo từ xưa đến nay luôn luôn được coi trọng và là một đạo lý sống của dân tộc Việt Nam, mỗi chúng ta những người con sinh ra tại đất nước Việt Nam phải luôn biết giữ gìn và phát huy truyền thống quý báu đó.
Tôn sư trọng đạo đó là việc tôn trọng và biết ơn những đạo lý và thầy cô, những người đã từng dạy dỗ cho chúng ta chỉ bảo, những điều đó để lại rất nhiều ý nghĩa to lớn, không chỉ có ý nghĩa thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần hiểu thuận và còn phải biết tôn trọng những khoảnh khắc, Và đặc biệt nhất là những đạo lý đã được chỉ bảo tận tình. Người thầy, cô mãi là chiếc thuyền trở những bờ tri thức để có thể day dỗ cho chúng ta, chính vì vậy không ai trong chúng ta hiện nay có thể tự mình học hỏi mà tìm tòi nếu không có sự hướng dẫn và dạy dỗ của thầy cô.
Những đạo lý này từ xưa đến nay đã rất được coi trọng, đó là truyền thống lâu bền được đúc kết từ xưa nó như một kinh nghiệm sống đúng đắn để chúng ta có thể học hỏi và phát huy, muốn hiểu và phát huy được những truyền thống đó, mỗi chúng ta đều có thể tự thân và luôn ý thức được trách nhiệm và vai trò của mình đối với người thầy.
Người thầy sẽ mãi là những bến bờ tri thức quan trọng để cung cấp cho mỗi chúng ta, nếu chúng ta biết tôn trọng nguồn tri thức đó thì cuộc sống của chúng ta thực sự có rất nhiều ý nghĩa, và chúng ta có thể học hỏi được nhiều nguồn tri thức từ thực tế, cũng như trong sách vở. Có thể nói đạo lý trên mang một ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống của mỗi chúng ta, nó là nguồn tri thức để chúng ta có thể khám ra những nguồn kiến thức, nó mang lại cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều điều có ý nghĩa và nó vô cùng to lớn, để hiểu và biết được điều đó một cách sâu sắc mỗi chúng ta phải luôn luôn tự tìm tòi và coi trọng những đạo lý của dân tộc mình.
Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, nguồn tri thức trong sách, báo, trong nguồn internet cũng vô cùng phong phú nhưng vai trò của thầy cô cũng chưa bao giờ bị giảm xuống, đây còn là một nguồn thông tin quan trọng và có thể nói là vô cùng nhạy bén của mỗi người, mỗi chúng ta đều có thể thấy được điều đó, qua những cách họ giảng bài, và cảm thụ nguồn tri thức, mỗi chúng ta luôn luôn phải ý thức được tầm quan trọng của thầy cô để có thể có một cái nhìn đúng đắn và có cách cư xử một cách hợp lý cho mọi người, trong những điều đó, có thể thấy dân tộc ta luôn luôn biết đón đầu trong mọi hoàn cảnh, câu tục ngữ trên đã là một nguồn tri thức để chúng ta biết khám phá và phát hiện ra những nguồn tri thức phong phú, và hữu ích cho chính xã hội của mình, luôn luôn biết và phát hiện ra những điều đó, chúng ta sẽ cảm thấy nó thực sự hữu ích và có văn hóa hơn.
Câu tục ngữ trên hoàn toàn đúng đắn, có thể thấy nó là nguồn tri thức cung cấp kinh nghiệm và kĩ năng sống cho tất cả mọi người chúng ta nên biết giữ gìn và phá huy truyền thống đó, nó đã đủ để có thể giúp chúng ta có thể vững tin trên cuộc sống này, mỗi người chúng ta luôn luôn biết coi trọng và cần phải biết học hỏi và giữ gìn nó, có như vậy cuộc sống của chúng ta mới ngày được cải tạo mạnh mẽ và nó vô cùng sâu sắc cho tất cả mọi người.
Trong đời sống như hiện nay, những điều đó có ý nghĩa khám phá và phát huy mạnh mẽ những vốn tri thức của nhân loại, và trong điều kiện đó, con người luôn luôn phải cải tạo và phát huy mạnh mẽ, giá trị và truyền thống quý báu của dân tộc ta, luôn biết giữ gìn, cải tạo và nâng cao nguồn tri thức đó chúng ta thực sự đã học hỏi được những nguồn tri thức quý báu. Và thực sự chúng ta đã trở thành những con người thực sự có ích cho xã hội này.
Biết yêu thương và trân trọng những truyền thống này, chúng ta sẽ thấy cuộc sống này giàu có và ý nghĩa hơn, mỗi chúng ta đều có thể tự nhận thực và phát hiện ra những hàm chứa đang ẩn sâu trong nguồn tri thức những luồng sáng mới, đó là những điều có ý nghĩa cực kì quan trọng và có tầm ảnh hưởng lớn đến nguồn tri thức của mỗi người.
Luôn luôn ý thức và trách nhiệm được mọi hành vi của mình, cần phải biết tôn trọng và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời này, có nhiều ý nghĩa to lớn và giá trị hơn, điều đó đã ảnh hưởng mạnh mẽ và nó không ngừng sáng tạo thêm cho chúng ta những điều cực kì có ý nghĩa to lớn, mỗi chúng ta cần phải biết yêu thương, tôn trọng đối với những thầy cô đã từng có công dạy dỗ chúng ta.
Trong cuộc sống chúng ta gặp rất nhiều những tấm gương sáng, họ luôn biết giữ gìn và coi trọng đối với truyền thống quý báu của dân tộc, luôn lễ phép, coi trọng các thầy cô, khi gặp có thể chào và cần phải có thái độ thành kính đối với người đã từng dạy dỗ mình, những điều trên không chỉ để lại cho chúng ta những nguồn tri thức và sự tôn trọng cần thiết đối với tầng lớp trên, mà nó còn thể hiện cho chúng ta một đạo lý tôn sư trọng đạo, và biết giữ gìn truyền thống của dân tộc, chúng ta cần phải luôn luôn coi trọng và biết ơn những người đã đào sâu trong nguồn tri thức những điều tốt nhất để dạy dỗ cho chúng ta, những điều đó có ảnh hưởng và có tác động to lớn đến cuộc sống và con người của chúng ta.
Nhưng bên cạnh đó còn có rất nhiều người, có thái độ sai lệch đối với người đã từng dạy dỗ mình, họ vô lễ trong cách cư xử, thái độ và cả trong giao tiếp, họ là những người không biết cách cư xử và tôn trọng những người đã từng dạy dỗ mình, như chúng ta đều có thể thấy có rất nhiều biểu hiện về điều đó như họ có những cách cư xử không đúng đối với giáo viên, khi có sự nhắc nhở của giáo viên thì họ lại tỏ ra những thái độ bất kính, và nhiều hành động khác cũng thể hiện được điều đó, như những cách cư xử thiếu văn hóa, họ có thể phát ngôn ra những lời nói, làm sai những chuẩn mực mà xã hội cho phép, đó là những sự thật đáng buồn mà chúng ta cần phải khắc phục.
Chính vì để lưu giữ và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc, nhà trường đã nồng ghép những bài học đạo đức vào trong giáo dục, điều đó có ý nghĩa nhắc nhở, ý thức trách nhiệm của mọi người đối với nhân loại và đối với những người thầy, người cô của mình. Cần phải luôn biết tôn trọng và cần phát huy đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc.
Thu Thủy (Tổng hợp)