Nghệ sĩ hài Bảo Quốc
Nghệ sĩ hài . Một trong những danh hài nổi lên ở đất phương Nam. Nghệ sĩ Bảo Quốc là một tên tuổi hàng đầu với những thành công rực rỡ cả trên sàn diễn và trong lĩnh vực điện ảnh. Được mệnh danh là “Ông vua chọc cười” , ông có ...
Nghệ sĩ hài . Một trong những danh hài nổi lên ở đất phương Nam. Nghệ sĩ Bảo Quốc là một tên tuổi hàng đầu với những thành công rực rỡ cả trên sàn diễn và trong lĩnh vực điện ảnh. Được mệnh danh là “Ông vua chọc cười”, ông có những thủ pháp gây cười rất đa dạng và sinh động. Ông có thể đóng nhiều vai – dù là vai giàu hay nghèo, tốt hay xấu, tri thức hay bình dân… những nhân vật do ông thể hiện đều toát lên vẻ duyên dáng hài hước thật gần gũi với người xem. Chính bởi vậy, nhiều người đã ngạc nhiên khi biết rằng ông chuyển sang diễn hài lại hoàn toàn tình cờ như một lối rẽ bất đắc dĩ.
Đọc để tìm hiểu thông tin nhé!
Nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc sinh năm bao nhiêu?
Nghệ sĩ ưu tú Bảo Quốc tên thật là Lư Bảo Quốc sinh ngày 11 tháng 9 năm 1949 là một trong những diễn viên gạo cội của hài kịch miền Nam Việt Nam. Tuy khởi đầu sự nghiệp là một nghệ sĩ cải lương nhưng ông đã nhanh chóng thể hiện được tố chất diễn hài đặc biệt của mình. Ông là con trai út của cố nghệ sỹ Lư Hoà Nghĩa (Năm Nghĩa) danh ca vọng cổ cùng thời với nghệ sỹ Út Trà Ôn và là em của cố nghệ sỹ Thanh Nga. Thân mẫu của ông là bà Nguyễn Thị Thơ (còn gọi là bà “Bầu Thơ” - một con người đã dốc lòng mình cho sự nghiệp cải lương, đã cùng nghệ sỹ Năm Nghĩa lập nên Đoàn cải lương Thanh Minh).
quê ở đâu?
là một nghệ sỹ tài danh sinh ra và lớn lên tại xã Thái Hiệp Thạnh, Tây Ninh (nay thuộc phường 1, thị xã Tây Ninh). Sống trong một gia đình hoạt động nghệ thuật, ngay từ nhỏ Bảo Quốc đã cảm nhận được niềm tự hào về tài danh và đức độ của người cha ruột, bên cạnh đó là uy tín và tâm huyết làm nghệ thuật của mẹ và của chị.
Hào quang của gia đình đã giúp cho Bảo Quốc nối nghiệp với hoài bão làm một kép chính. Và điều đó đã trở thành sự thật. Bảo Quốc vào nghề với vở cải lương tâm lý xã hội mang tên “Thầy cai Tổng Bôi” (sân khấu Năm Nghĩa, 1957) và đã nổi tiếng là thần đồng qua vở cải lương “Lan và Điệp” (sân khấu Thanh Minh) và vở “Người vợ không bao giờ cuới” (sân khấu Thanh Minh, 1958).
Năm 1967, Bảo Quốc đã đoạt Huy chương vàng giải Thanh Tâm với vai Hiệp sĩ Mù trong vở cải lương cùng tên trên sân khấu Thanh Minh (cùng một đợt với Mỹ Châu, Phương Bình, Ngọc Bích). Cũng có thể cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Bảo Quốc sẽ phát triển theo chiều hướng như vậy nếu không có cái ngày anh bén duyên với cái hài. Đó là một câu chuyện hoàn toàn tình cờ nhưng là một sự tình cờ định mệnh… Thời kỳ đó cải lương Sài Gòn lao đao do bị cơn lốc phim chưởng hoành hành. Hàng loạt rạp hát chuyển sang chiếu phim hoặc phải đóng cửa. Cải lương ngày đó cũng lao đao giống như những năm vừa qua. Khán giả yêu thích bộ môn nghệ thuật này chỉ còn tìm đến rạp Quốc Thanh nơi có đoàn Dạ Lý Hương neo bến thường trực.
Trong bối cảnh đó Bảo Quốc đã nản chí. Ông định tìm nghề khác mưu sinh. Nhưng được sự động viên của gia đình, của nghệ sỹ Thanh Nga , anh đã quyết định trụ lại. 1972, Bảo Quốc được giao một vai rất khó trong vở “Con ma nhà họ Hứa” của đoàn Dạ Lý Hương thay cho danh hài nổi tiếng Thanh Việt.
Mãi sau này, Nghệ sỹ ưu tú Hồng Nga vẫn còn nhớ rất rõ kỷ niệm của gần ba mươi năm trước ấy. Bà kể: Đêm hôm đó, do nghệ sỹ Thanh Việt uống rượu xỉn, lại bị trúng gió nên không ra diễn được. Mọi người năn nỉ Bảo Quốc ra diễn thay. Nhưng điều mà mọi người không thể ngờ được là Bảo Quốc đã thành công ngoài sự mong đợi. Bảo Quốc đã hoàn thành xuất sắc vai diễn đó mặc dù phải chịu rất nhiều áp lực – những áp lực cả từ phía công chúng khán giả lẫn các đồng nghiệp.
Vậy là sau cái đêm đầu quân về đoàn Dạ Lý Hương và có mặt trong vở “Con ma nhà họ Hứa“, Bảo Quốc đã đàng hoàng gắn chặt tên mình với các vai hài. Sự duyên dáng mộc mạc, giản dị cộng với khuôn mặt có những nét hài hước gây cười trời cho đã tạo cho những vai diễn của anh một dấu ấn đặc biệt, ngay cả với những vai diễn phụ, những vai chỉ thoáng qua mà không phải diễn viên nào cũng có thể thực hiện được.
Từ sân khấu cải lương, tham gia đóng phim hài rồi kiêm nhiệm nhiều tiết mục hài trên sân khấu, bằng lối diễn tự nhiên giản dị rất gần gũi với đời thường, nghệ sĩ Bảo Quốc đã tạo ra được một gia sản hài phong phú, tạo ra ấn tượng riêng trong lòng người hâm mộ cả trong Nam ngoài Bắc.. Bên cạnh việc trực tiếp biểu diễn hài, ông còn tham gia trong những lĩnh vực hoạt động khác như: Giám đốc sản xuất phim, chủ nhiệm phim, sáng tác kịch bản… và kể cả kinh doanh nhà hàng. Ông chủ nhà hàng Mac-xim và nghệ sỹ hài danh tiếng cùng hoà quyện trong một con người Bảo Quốc. Những năm qua, Bảo Quốc đã góp mặt trong hơn 50 vở cải lương, 40 phim (phim nhựa, phim video và loạt phim “Trong nhà ngoài phố” của Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh…). Ngoài ra ông còn tham gia rất nhiều vở cải lương, kịch ngắn, hài, tấu hài hoạt cảnh. Ông đã từng lưu diễn ở Châu Âu, Úc, Singapo, Thái Lan, Canada…
Trong lĩnh vực tấu hài, nghệ sĩ Bảo Quốc thường diễn cặp với Ngọc Giàu, Kim Ngọc, Mỹ Chi , Kiều Mai Lý… Khi diễn, Bảo Quốc rất ý thức trong việc tiết chế những hành động ngoại hình, khắc phục tối đa những nhược điểm của cách diễn đơn giản với những thủ pháp gây cười sống sượng. Ông luôn cố gắng để tiếng cười được khơi dậy từ tính cách, từ tình huống hoặc số phận của nhân vật.
Lý giải về việc tại sao ông đã chọn nghề diễn hài, Bảo Quốc nói vui: “Người ta khi được sinh ra thì khóc, còn tôi khi được má sinh ra thì chỉ thấy cứ cười hoài”… Bảo Quốc sẽ sống trọn đời với nghiệp diễn hài. Đó là điều không cần phải nghi ngờ hay bàn cãi. Những người yêu mến Bảo Quốc chắc chắn sẽ còn nhận được từ những vai hài của anh nhiều tiếng cười để cuộc sống bớt đi những căng thẳng, lo toan…
được Nhà nước trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1991
Các giải thưởng nghệ sĩ Bảo Quốc nhận được
- Huy chương vàng giải Thanh Tâm 1967
- Danh hài được yêu thích nhất năm 1976
- Năm 1991 được báo Sân khấu bình chọn là Đệ Nhất Danh Hài
- Từ 1991 đến 2001 vẫn được bầu chọn là Đệ Nhất Danh Hài của báo Sân khấu tổ chức
- Giải Cù Nèo Vàng năm 1996 do báo Tuổi Trẻ Cười tổ chức
- Đoạt giải Mai Vàng trong bốn năm liên tiếp 1993-1994-1995-1996 do báo Người Lao động tổ chức
- Giải Tôn Vinh Nghệ sĩ trong Gala cười năm 2003
- Huy chương vàng Vai phụ xuất sắc năm 1979 tại Hải Phòng
- Giải Mai Vàng năm 2006
Cải lương mà nghệ sĩ Bảo Quốc tham gia đóng
- Tiếng trống Mê Linh
- Kiều Nguyệt Nga
- Bàn thờ Tổ một cô đào
- Bóng tối và ánh sáng
- Mục Liên tìm mẹ
- Người đẹp giữa rừng khuya
Những vở hài nghệ sĩ Bảo Quốc tham gia
- Sui gia đại chiến
- Taxi may mắn
- Về quê ăn Tết
- Câu chuyện đầu xuân
- Nghệ thuật buôn bán
- Lò võ dỏm
- 5 chàng kép già
- Chuyện 3 cái bánh
- Cá độ
- Mướn chồng
- Vô tình
- Ly miêu hoán chúa
- Đi đêm có ngày gặp ma
- Chuyện Trạng
- Trạng chết, chúa băng hà
- Nỗi oan Thị Mầu
- Ăn mày tìm con
- Đường lên đỉnh G
- Món quà tất niên
- Những đứa con ngỗ nghịch
- Chí khí tuổi già
- 12 con giáp