08/02/2018, 09:36

Nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết – “Cải lương chi bảo”

sinh năm 1945 là một nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân . ...

sinh năm 1945 là một nữ nghệ sĩ cải lương danh tiếng, được mệnh danh là “Cải lương chi bảo”. Bà cũng là Tiến sĩ Nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam, được nhà nước Việt Nam tôn vinh danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

nghe-si-cai-luong-bach-tuyet

Nghệ sĩ Bạch Tuyết tên thật là Nguyễn Thị Bạch Tuyết sinh ngày 24 tháng 12 năm 1945 tại làng Khánh Bình, Châu Đốc (nay thuộc xã Khánh An, huyện An Phú) tỉnh An Giang. Từ thuở còn đi học đã bộc lộ năng khiếu ca, ngâm, thường được các thầy cô đưa lên trình diễn trong những đêm văn nghệ.

Từ năm 1955, khi mới 9 tuổi, bà đã bắt đầu đi hát ở những nhà hàng ca nhạc bằng những bài tân nhạc như: Nắng đẹp miền Nam, Làng tôi, Tiếng còi trong sương đêm… Mãi đến năm 1960 bà  mới chuyển sang hát cải lương và thành danh từ đây.

nghe-si-cai-luong-bach-tuyet

Mồ coi mẹ từ năm 9 tuổi. Được cha đưa vào học trường nội trú Saint -Esprit cũng là môi trường rèn luyện con người đi vào mọi khuôn khổ nề nếp từ đi đứng, lời ăn tiếng nói, nữ công gia chánh cho đến những đoản khúc Thánh ca cứ gieo vào tâm hồn, chắp cánh cho một tình yêu nghệ thuật đã nhú mầm. Ngay cả bà  đã dám giấu cha, lẻn theo người chú để đi hát show ca nhạc, rồi bị bắt gặp, bị cấm đoán, rồi đưa trở lại trường nhưng chỉ cần một nhạc sĩ rao lên mấy ngón đờn tranh là Bạch Tuyết cứ thế mà ca Bắc hát Nam, xuống vọng cổ ngọt ngào, không hề trật nhịp.

Một thoáng “hoài nghi” : nghệ thuật ca – kịch cải lương đã chọn đúng tên cô hay cô đã tìm đến loại hình nghệ thuật đặc trưng của văn hóa Nam Bộ này! Một lời khẳng định : Đó là cuộc hội ngộ giữa một tâm hồn và tài năng khát khao giao cảm với đất trời, với lòng người cũng như sự đón nhận hào phóng nhất của thế giới nghệ thuật cải lương dành riêng cho Bạch Tuyết.

nghe-si-cai-luong-bach-tuyet

Soạn giả Điêu Thuyền nhận bà làm con nuôi và là người đầu tiên đã chính thức bắt nhịp cầu đưa Bạch Tuyết vào với sân khấu đúng vào lúc cô tròn 16 tuổi ở đoàn Kiên Giang. Chưa kịp qua khoảng thời gian làm vũ nữ ( đội múa ), hay phải ” thử thách ” làm đào ba, đào nhì, bà được nhận ngay vai chính trong “ Lá thắm chỉ hồng “ của Điêu Huyền. Với vai diễn đầu tiên này, Bạch Tuyết đã kịp ” trình tên ” với Tổ nghiệp và sân khấu cải lương được báo hiệu về sự xuất hiện mới từ một tên tuổi lạ.

Năm 1963, rời Kiên Giang đầy tình nghĩa của ông bầu Sáu Nhỏ, một nghiệp chủ giàu có, hữu duyên với nghệ thuật Cải lương để về Thống Nhất với Út Trà Ôn. Từ đây, bà đã đảm nhận vai nữ chính trong “ Tàn một kiếp hoa ” của soạn giả Trung Nguyên, và đoạt giải triển vọng Thanh Tâm 1963

Như vậy, chỉ trên dưới hai năm kể từ ngày ‘gia nhập’ giới sân khấu, Bạch Tuyết đã đăng quang. Hai năm sau đó, khi về Dạ Lý Hương,  với vai Lê Thị Trường An trong “ Tuyệt tình ca ” ( Người đối diện lương tâm ) của Hoa Phượng – Ngọc Điệp, vai cô Tần trong vỡ “Tần Nương Thất” của Hà Triều – Hoa Phượng, Bạch Tuyết tiếp tục lên ngôi với giải xuất sắc Thanh Tâm. Danh hiệu “Cải lương chi bảo” đã ra đời từ đó, được chính giới ký giả kịch trường và nhiều soạn giả tiếng tăm khẳng định.

nghe-si-cai-luong-bach-tuyet

Bạch Tuyết bước vào giảng đường đại học và có được bằng Cử nhân Ngữ văn năm 1985.

Năm 1988, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú, cũng năm này bà tốt nghiệp cử nhân Ngữ văn – tốt nghiệp khoa Đạo diễn tại Bungary – tốt nghiệp Cao học rồi tiếp theo học vị tiến sĩ nghệ thuật học tại Anh – Bungary.

Năm 1995, bà bảo vệ luận án Tiến sĩ với đề tài “Sự thích nghi của nghệ thuật sân khấu dân tộc cổ truyền của các quốc gia Đông Nam Á”, trở thành tiến sĩ nghệ thuật Cải lương đầu tiên của Việt Nam.

Năm 2012, bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở lần xét duyệt thứ 7 (năm 2011)

Những vai diễn nổi bật cải lương Bạc Tuyết tham gia

  • Thái hậu Dương Vân Nga
  • Lệ Chi (trong vở Lá thắm chỉ hồng)
  • Loan (trong vở Đoạn tuyệt)
  • Cô Lựu (trong vở Đời cô Lựa)
  • Trường An (trong vở Tuyệt tình ca)
  • Tần nương (trong vở Tần Nương Thất)
  • Lý Chiêu Hoàng (trong vở Lý Chiêu Hoàng)
  • An Tư (trong vở Thượng hoàng Trần Nhân Tông)
  • Kiều Nguyệt Nga (trong vở Lục Vân Tiên)
  • Bà Xinh (trong vở Nguyệt Khuyết)
  • Bà Hạnh (trong vở Tóc mai sợi vắn)
0