Ấn giáo
Ysé Tradan Masquelier Tiến sĩ Tôn giáo học Vũ Lưu Xuân dịch Với một tỷ tín đồ, ngày nay Ấn giáo là Tôn giáo thứ sáu trên thế giới. Tại Ấn Độ,người theo Ấn giáo rất đông, chiếm 83% trăm dân số, tức khoảng 900 triệu tín đồ.Ở Népal, Ấn giáo là quốc giáo, trong khi tại các quốc ...
Ysé Tradan Masquelier
Tiến sĩ Tôn giáo học
Vũ Lưu Xuân dịch
Với một tỷ tín đồ, ngày nay Ấn giáo là Tôn giáo thứ sáu trên thế giới. Tại Ấn Độ,người theo Ấn giáo rất đông, chiếm 83% trăm dân số, tức khoảng 900 triệu tín đồ.Ở Népal, Ấn giáo là quốc giáo, trong khi tại các quốc gia khác thuộc tiểu lục địa nhưPakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Ấn giáo có nhiều nhóm thiểu số tín đồ quan trọng. Rồitừng bước, đạo này vươn tới các hải đảo thuộc Ấn Độ dương, Đông Nam Á, miền namchâu Phi, và cả ở phương Tây (chủ yếu ở Anh Quốc và Hoa Kỳ). Người ta thường lầmlẫn khi nghĩ rằng Ấn giáo (Hindouisme) là tên gọi một tôn giáo duy nhất. Thật ra, theohướng này, Ấn giáo ẩn chứa vô số dị biệt về mặt giáo huấn, về nghi thức thờ phượng,và về triết lý, mà bất cứ chính quyền trung ương, hoặc một hệ thống tín lý nào đó cũngkhông bao giờ có thể thống nhất tất cả về một mối. Tuy nhiên Ấn giáo vẫn có khả năngtự thích nghi, vì hình thái phồn tạp này dựa trên một cơ sở văn hóa tôn giáo chung, đượcthể hiện xuyên suốt nhiều thế kỷ nhờ sự trung thành với kinh văn gốc, nhờ lòng sùng mộđối với các vị thần lớn, nhờ niềm tin ở luật luân hồi và đầu thai, nhờ việc truy tìm sự giảithoát vĩnh cửu, và nhờ một hình thái đạo đức đề cao giá trị đời sống vợ chồng ngang bằngvới cuộc sống thoát ly của người xuất gia.
Những kinh nghiệm giải thoát và minh triết ở Ấn Độ đặt cơ sở trên hệ thống kinh sáchcổ, các bộ Vệ Đà (Veda, còn có âm là Phệ Đà, gồm 4 quyển, gọi là Tứ Vệ Đà – Nd.), được soạn thảo khoảng suốt thiên niên kỷ thứ hai trước công nguyên (tcn), nhưng vẫn thường xuyên được hiệu đính và chú giải lại cho tới tận bây giờ. Các kinh văn ấy ca ngợi chư thần tạo lập thế giới, đồng thời truyền cho thế giới một trật tự, được gọi là Pháp (dharma: ordre)và thần linh cai quản thế giới đó bằng vô số sức mạnh, mà nghi thức tế tự của con ngườiđã góp phần duy trì, khiến nó trở thành bất tử. Tác giả kinh Vệ Đà, các bậc hiền thánhlớn (rishi: tiên nhân), không phải là những nhân vật lịch sử, họ được Thiên khải dướihình thức thị kiến, rồi ghi chép lại bằng thứ ngôn ngữ tinh tế, tiếng Bắc Phạn (sanskri),phương tiện ghi chép chỉ dùng để chuyển tải những hiểu biết thiêng liêng. Một khái niệmcăn bản là khái niệm Bà La Môn, Thần thể, Thực tại tuyệt đối, tự tỏ lộ mình qua lời nóicủa thần linh sáng tạo và các nghi thức phụng tự hiệu quả. Tín đồ học thuộc và tụngđọc Tứ Vệ Đà, rồi nhập tâm, họ biết cách làm thế nào để hiệp sức với Pháp, tức trật tựnguyên thuỷ, và dùng nghi thức tế tự (rita) để duy trì sự tồn tại của thế giới. Đó là nhiệmvụ căn bản; như vậy mỗi cá nhân buộc phải có những hành vi chính đáng và khiết tịnh,buộc phải cố gắng bền bỉ tuân giữ những nguyên tắc bất khả xâm phạm. Xã hội Vệ Đàđược điều hành bởi một tầng lớp đặc biệt: các nhà thần học, nhà chú giải, nhà nghi thứchọc, nói chung là giới tăng lữ Bà La Môn, họ truyền đạt cho các chiến binh, thương nhân,và nghệ sĩ những bài học khai tâm và kiến thức.
KHỦNG HOẢNG QUYỀN LỰC TRONG THẾ GIỚI VỆ ĐÀ
Giai đoạn từ thế kỷ thứ VIII tới thứ IV tcn là thời kỳ khủng hoảng về mặt triết lý, nókhiến cho vấn đề quyền lực trong Vệ Đà giáo, và nhu cầu cải cách sâu rộng phải đượcđặt ra, từ đó một Ấn giáo đúng nghĩa mới thực sự xuất hiện. Các bậc thầy tinh thần đikhắp thung lũng sông Hằng và truyền bá những tư tưởng mới, Đức Phật là một trong sốấy, cũng phải kể tới Ma ha Tỳ la (Mahavira), vị tổ sư sáng lập Kỳ Na giáo (Jainisme),một tông phái có quan hệ máu thịt với đạo Phật, nhưng về phương diện khổ hạnh, pháinày triệt để hơn Phật giáo rất nhiều. Những ông thầy khác, trung thành với di sản Vệ Đà,họ giữ một khoảng cách với chủ nghĩa nghi thức cực đoan và khô cứng, mà một thời disản Vệ Đà đã rơi vào đó, các vị chú giải lại kinh Vệ Đà theo hướng thiên về nội tâm hơn,giáo huấn của họ ghi lại trong Áo Nghĩa thư (Upanishads: Ưu ba ni sa đà). Thường viếttheo lối thoại, bộ kinh văn này chứng minh con người luôn tìm cách thoát khỏi đau khổ,chọn chính đạo, theo đuổi con đường an tịnh cho tâm và thiền định. Họ xác lập đồng nhấttính giữa tâm điểm của con người, được gọi là Ngã (Âtman), “cái Tôi” hay Tiểu ngã vớiĐại ngã (Brahman), mà họ coi như trục cố định, từ đó mọi hình tướng của thế giới hiệnra. Trong lúc chứng minh rằng cuộc sống thoát tục, nhờ ở sự giải thoát bên trong, xa lánhnhững quyến rũ của dục vọng, chấp trước, và tiến đến gần cái tâm hoan hỷ dài lâu, cácbậc hiền triết ấy đã đề ra những linh đạo luôn tràn đầy sức sống trên đất Ấn ngày nay.Một quá trình mang tính lịch sử có tầm vóc lớn được triển khai rộng rãi từ thế kỷ thứIV Tcn: quá trình Quy ngưỡng (bhakti: lòng tôn kính hướng về Thần linh), hiểu nhưlòng tin tuyệt đối vào một Thượng đế tối cao, đối với một số người đó là Thần Bảo vệTỳ ni thiên (Vishnu), còn đối với những người khác là Thần Huỷ diệt Đại tự tại thiên(Shiva). Quy ngưỡng xác lập một Thần thể vượt lên trên chư thần, độc lập với vũ trụ, caiquản chu kỳ luân hồi và hằng hà thế giới mà Thần thể đó đã sinh ra, nuôi dưỡng và huỷdiệt. Trong hình thái tôn giáo mới này, Chí Tôn ca (Bhagavad Gitâ) (từ thế kỷ thứ IV tớithế kỷ thứ II tcn – nd.) giữ một địa vị độc nhất vô nhị, nó hình thành văn bản nền tảng ghi lại những nghi thức tế tự lớn thời trung đại, mà ngày nay người ta vẫn tiếp tục nghiền ngẫmvà học thuộc. Sức mạnh của nó nằm trong việc tổng hợp những di sản cổ xưa nhất lànghi lễ, sinh tế, minh tri, với những khái niệm mới về hoạt động vô vụ lợi, về việc đoạntuyệt sở cầu (renoncement), và giải thoát khỏi vòng luân hồi. Sự kiện những lời giáo huấnghi chép trong Chí Tôn ca của bậc hùng lược Tỳ ni thiên (Vishnu-Krishna, Krishna: anhhùng), vị Thần Bảo vệ lớn, giữ vai trò duy trì trật tự thế giới, và có mối quan hệ trực tiếpvới tín đồ sùng đạo, đem đến cho ngài một quyền lực thiêng liêng đặc biệt. Cũng vào thờiđó, những truyền thống khác lại tập trung xung quanh hình tượng thần Đại tự tại thiên(Shiva) và một nữ thần lớn khác, mà người ta gọi là Thiên nữ Tính lực (Shakti). Ngoàiba vị thần lớn kể trên, tín đồ Ấn giáo còn thờ Thần Trí huệ Ganesha, tức thần đầu voicai quản tri thức và các dự tính; vị anh hùng Râma, một hóa thân của thần Vishnu; Thầnchiến tranh Câu la ma (Kumara, cũng được gọi là Skanda), con trai thần Shiva tượngtrưng cho việc trẻ mãi không già… và nhiều vị thần khác.
VA CHẠM VỚI PHƯƠNG TÂY
Trong khi đó, dòng chính thống Bà La Môn không dễ dàng để người ta tước mấtquyền lực bằng việc thờ cúng các vị thần mới, với những nghi thức đôi khi thái quá. Bởivậy dòng này đã phản ứng lại bằng cách vận dụng những suy tư thần học và hệ thốnglễ tiết làm thành cái khung quy định việc thờ cúng thần linh, đồng thời củng cố kháiniệm Pháp. Kinh văn Bà La Môn giáo định nghĩa cấu trúc một xã hội đặt cơ sở trên thầnquyền, nhấn mạnh vào giai cấp xã hội, vào tầm quan trọng của nghi thức vượt qua, có ýnghĩa quyết định với cuộc sống, và nhu cầu giải thoát, mà con người trải nghiệm trongthế giới này cũng như trong thế giới bên kia. Kinh văn còn thiết lập một pháp điển rấtchặt chẽ về những điều cấm kỵ (giới), và những điều tuân giữ (thủ), để duy trì sự thuầnkhiết của lễ nghi và đạo đức. Thường mang tính bảo thủ chặt chẽ, dòng chính thống biênsoạn những văn bản này đã bị các hệ phái thoát ly, đặc biệt là phái Đại tự tại (Shivaites)phủ nhận, phái này đã biến thái độ không tuân thủ những chuẩn mực được thiết lập thànhmột biểu tượng tự do tinh thần của họ.
Trong suốt thiên niên kỷ thứ hai, Ấn giáo đi đến chỗ phân tán thành vô số nhóm, donhững bậc thầy khác nhau dẫn dắt. Ấn giáo phân hóa theo truyền thống địa phương:truyền thống phương Nam ít bị làn sóng xâm lược Hồi giáo làm cho nhiễu loạn, đã hoạtđộng như lực lượng bảo vệ, duy trì ký ức tôn giáo; các truyền thống phương Bắc, khi tiếpxúc với Hồi giáo, đã phát triển theo hướng độc thần. Ở khắp nơi, tôn giáo được hiểu nhưlòng sùng kính hướng về một Thần thể quan tâm đến sự đau khổ của các tín đồ, và đượcmột tổ chức tăng lữ thờ phượng trong đền thờ, nơi thường được coi như địa điểm hànhhương. Những buổi lễ lớn thật đông đảo, hoành tráng là dịp để các tầng lớp xã hội gặpgỡ nhau, cũng là dịp để những người xuất gia và các bậc đại trí ngồi lại với nhau. Nhữngtông phái thánh thiện nổi bật tỏa sáng; toàn bộ dòng văn học huyền nhiệm phát triển; đâycũng là dịp giao lưu giữa tín đồ Ấn giáo thánh thiện và tín đồ Hồi giáo khổ hạnh.Từ đầu thế kỷ XIX, va chạm với phương Tây, Ấn giáo có bước tiến mới, tôn giáonày được hệ thống hóa và tiến gần tới trạng thái đồng nhất hơn. Ở Bengale, các nhà tưtưởng lớn tìm đọc các triết gia kỷ nguyên Ánh sáng, và cố gắng cải cách những gì đãcổ lỗ lạc hậu, đó là hệ thống giai cấp xã hội, điều kiện sống của phụ nữ, tục tảo hôn, màtrước kia Ấn giáo đã khích lệ.
Vài thập niên sau, chống lại chính sách chiêu dụ tân tòng của Kitô giáo và Hồi giáo,Ấn giáo tự biến mình thành một tôn giáo có tính chiến đấu, theo đường lối bảo thủ và bàingoại. Năm 1947, khi Ấn Độ và Pakistan trở thành hai quốc gia riêng biệt, đầu óc cục bộđịa phương đóng một vai trò quan trọng. Ngày nay khuynh hướng muốn quay lại nếp cũvới một “nước Ấn theo Ấn giáo” vẫn còn mạnh mẽ tại một vài địa phương theo chủ nghĩaquốc gia, nhưng tinh thần dân chủ Ấn Độ vẫn trung thành với di sản Nehru, di sản về mộtnhà nước thế tục tôn trọng mọi cộng đồng tôn giáo.
Vũ Lưu Xuân dịch
Tài liệu của L’Atlas des religions, 2008
Nguồn bài đăng