Chọn phương thức nuôi hươu nai
Bài viết liệt kê và mô tả được ưu, nhược điểm các phương thức nuôi hươu, nai giúp bạn đọc đánh giá và chọn được phương thức nuôi phù hợp với yêu cầu. Phương thức nuôi tự nhiên Phương thức này không làm chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn, đối với phương thức nuôi này khó ...
Bài viết liệt kê và mô tả được ưu, nhược điểm các phương thức nuôi hươu, nai giúp bạn đọc đánh giá và chọn được phương thức nuôi phù hợp với yêu cầu.
Phương thức nuôi tự nhiên
Phương thức này không làm chuồng trại mà chỉ khoanh vùng nuôi với diện tích lớn, đối với phương thức nuôi này khó quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. Nuôi hươu, nai tự nhiên
– Ưu điểm
+ Tận dụng được đất tự nhiên bỏ hoang.
+ Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có tại địa phương.
+ Chi phí thức ăn cho hươu, nai ít
+ Không tốn tiền xây dựng chuồng trại
+ Phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
– Nhược điểm
+ Đòi hỏi diện tích đất tự nhiên phải rộng.
+ Khó cho công tác quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng đàn hươu (nai).
+ Không kiểm soát được dịch bệnh.
+ Khó cho công tác thu hoạch nhung hươu (nai).
+ Không thuận tiện cho hỗ trợ hươu (nai) đẻ và chăm sóc hươu (nai) con.
Phương thức nuôi bán tự nhiên
Là hình thức nuôi vừa có chuồng nuôi vừa có vườn chăn thả, hình thức này môi trường sinh thái của con vật được mở rộng hơn, phù hợp mọi hoạt động sống hoang dã. Nuôi nai bán tự nhiên
Đối cơ sở chăn nuôi lớn, số lượng nhiều có thể chăn nuôi theo kiểu bán tự nhiên: quây rào một khu vực rộng, có bãi cỏ, cây bụi, suối nước, một khoảng rừng thưa, cũng có thể bao lấy một vài quả núi thấp. Trong khu vực rào, cần làm nhà cho hươu tránh mưa nắng, có chuồng cách ly để phòng chữa bệnh, có chỗ cho hươu ăn, vận động, đằm tắm…
Tuỳ điều kiện từng nơi và quy mô chăn nuôi mà vây rào cho thích hợp. Nói chung, khu rào càng rộng càng tốt. Trong khu vực rào cần ngăn thành từng ô, có cửa thông với nhau. Trong từng ô, trồng sẵn thức ăn cho hươu và áp dụng hình thức luân phiên chăn thả, để chủ động đảm bảo đủ khẩu phần của hươu theo yêu cầu chăn nuôi, mật độ một đầu hươu cần có 1 – 1,5 ha.
– Ưu điểm
+ Tận dụng được đồi, núi trồng cây lâm nghiệp.
+ Sử dụng nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên.
+ Chủ động được nguồn thức ăn nhân tạo cho hươu, nai.
+ Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu thuận tiện.
+ Phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
+ Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai.
+ Thuận tiện cho quản lý giống và chăm sóc hươu (nai) con.
– Nhược điểm
+ Diện tích đất nuôi hươu (nai) phải rộng.
+ Xây dựng hàng rào xung quanh và khoanh vùng ô nuôi.
+ Chi phí tiền xây dựng chuồng trại cho hươu (nai).
Phương thức nuôi nhốt
Là nuôi nhốt hoàn toàn trong chuồng, có đặc điểm dễ chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng không thoả mãn tập tính, sinh lý . Nuôi hươu nhốt
– Ưu điểm
+ Nuôi được hươu, nai ở điều kiện đất đai tự nhiên ít.
+ Chủ động được nguồn thức ăn cho hươu, nai.
+ Quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng được đàn hươu thuận tiện.
+ Quản lý được dịch bệnh cho hươu, nai.
+ Thu hoạch sản phẩm (nhung) thuận lợi.
– Nhược điểm
+ Xây dựng chuồng nuôi, sân chơi tốn kém.
+ Không phù hợp với tập tính sinh sống hoang dã.
+ Sức đề kháng của hươu, nai kém hơn 2 phương thức trên.
Chọn phương thức nuôi
– Đánh giá được ưu nhược điểm của 3 phương nuôi hươu, nai.
– Đánh giá điều kiện nguồn lực của cơ sở dựa vào các căn cứ sau:
+ Điều kiện kinh tế.
+ Điều kiện đất đai, cơ sở vật chất.
+ Điều kiện về nguồn thức ăn tại địa phương.
+ Điều kiện về cung cấp con giống.
+ Kiến thức về khoa học kỹ thuật.
– Tùy từng điều kiện cụ thể của các cơ sở mà lựa chọn phương thức nuôi cho
phù hợp, nhằm mục đích giảm tối đa chi phí và đem lại hiệu quả chăn nuôi cao.