23/05/2018, 15:11

Thu hoạch cá giò và đánh giá kết quả

là khâu kỹ thuật cuối trong quy trình kỹ thuật nuôi cá giò. Thu hoạch kịp thời điểm nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình nuôi. Đánh giá kết quả nuôi nhằm xem xét lại hiệu quả và làm cơ sở đánh giá, so sánh với các đối tượng nuôi khác. Xác định thời điểm thu hoạch Xác định kích ...

là khâu kỹ thuật cuối trong quy trình kỹ thuật nuôi cá giò. Thu hoạch kịp thời điểm nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình nuôi. Đánh giá kết quả nuôi nhằm xem xét lại hiệu quả và làm cơ sở đánh giá, so sánh với các đối tượng nuôi khác.

Xác định thời điểm thu hoạch

Xác định kích thước thu hoạch

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào kích thước cá giò và giá cả thị trường. Kích thước cá giò khác nhau có giá trị và nhu cầu tiêu thụ khác nhau. Hiện nay, trên thị trường cá giò được bán với kích cỡ tối thiểu 4 kg/con, thông
thường từ 6-10 kg. Cá có kích cỡ lớn hơn thường bán chậm hơn.

Tìm hiểu thông tin thị trường

Thông tin thị trường là một trong những cơ sở để quyết định giá bán. Lắm bắt thông tin thị trường thông qua thông tin các nhà máy, cơ sở thu mua, đài báo, internet, thị trường trong và ngoài nước.

Xác định tình hình dịch bệnh

Thời điểm thu hoạch phụ thuộc khá nhiều vào sức khỏe cá trong lồng nuôi. Vào cuối vụ nuôi, kích cỡ cá lớn và năng xuất cá/m3 lồng thường tăng cao, nên cần hết sức chú ý đến sức khỏe cá và tình hình bệnh dịch xung quanh.
Trên có sở kích cỡ cá, thông tin thi trường và tình hình bệnh dịch để quyết định thời điểm bán cho phù hợp.

Chuẩn bị thu hoạch

Chuẩn bị dụng cụ

Tùy thuộc vào phương thức bán sản phẩm mà chuẩn bị dụng cụ cho phù hợp. Phương thức bán phổ biến hiện nay bao gồm: bán sản phẩm tươi sống tại bè và bán sản phẩm bảo quản tươi tại bè, ngoài ra bán cho người thu mua sản phẩm sản phẩm đông lạnh hay tươi sống tại địa điểm xác định.

– Bán tươi sống tại bè:

+ Vợt thu hoạch miệng làm bằng cao su mềm, mắt lưới 2a từ 3-5 cm, kích cỡ miệng 35-40cm và sâu 60-80 cm, cân tạ, gang tay vải, sổ ghi chép, máy tính,..

– Bán sản phẩm bảo quan tươi tại bè:

+ Như bán tươi sống

+ Chuẩn bị thêm nước đá (khối lượng nước đá bằng 1/2-1 lần khối lượng cá phụ thuộc vào nhiệt độ), thùng xốp, băng keo bản to 4-5cm bề ngang, dao, kéo, chày đập cá, …

– Bán sản phẩm tươi sống tại địa điểm xa:

+ Như bán tươi sống tại bè

+ Tàu vận chuyển có khoang thông thủy

+ Xe tải vận chuyển: thùng vận chuyển, máy bơm nước, hệ thống sục khí.

+ Nước đá khối lượng bằng 1/3-1/2 khối lượng cá.

+ Luyên cá 2-3 ngày trước khi vận chuyển bằng cách cho cá ăn hạn chế và kéo lưới lồng để cá thu gọn lại và làm quen với việc kéo lồng. Để cá 5-10 phút ở mật độ dày và lại thả lưới xuống. Kéo lưới như vậy 1-2 lần/ngày.

– Bán sản phẩm bảo quản tươi sống ở một địa điểm xác định:

+ Như bán bảo quản tươi ở bè.

+ Thêm tàu và phương tiên vận chuyển, bạt che phương tiện vận chuyển.

Tháo lưới mặt lồng và thu can cố định

– Tháo dây buộc tại bốn sườn lưới.

– Tháo 2 góc dây của lưới mặt lồng, thu về một phía và tháo nốt hai góc còn lại được buộc với lồng nuôi và khung lồng.

– Thu các can cố định lồng lưới ở một phía và các sườn bên của lồng nuôi.

Dồn lồng lưới

Trước khi cán lồng lưới, rút hết can cố định lồng. Với lồng vuông/chữ nhật truyền thống, dùng cây cán lồng dồn cá sang 1 bên. Với lồng tròn Nauy, cần số lượng người nhiều và kéo dần lưới lên ở 1 bên để cá dồn dần về phía đối diện.

Thu và bảo quản cá sau thu hoạch

Thu hoạch

– Dùng vợt để bắt cá trong lồng lên. Thao tác nhanh, nhưng nhẹ nhàng
để tránh tổn thương cho cá.

– Mỗi lần chỉ bắt 1 – 2 con.

– Thu hoạch xong phải tiến hành làm vệ sinh lại lồng, bè (lưới, phao, khung bè …) cho sạch sẽ. Lưới được phơi khô và bảo quản nơi khô ráo.

Bảo quản và vận chuyển sản phẩm tươi sống

– Dùng vợt vớt cá lên và cân lần lượt từng mã sản phẩm

– Chuyển cá sang dụng cụ vận chuyển.

– Phương tiện vận chuyển phải có sục khí đầy đủ và hạ nhiệt độ nước không vượt quá 25oC với vận chuyển bằng thùng hở và nên thay nước sau mỗi 08h vận chuyển. Mối quan hệ giữa phương tiên vận chuyển, khối lượng cá và thời  gian vận chuyểnMối quan hệ giữa phương tiên vận chuyển, khối lượng cá và thời
gian vận chuyển

Bảo quản và vận chuyển đông lạnh (Cấp đông)

– Cá được đưa lên và cân theo từng mã đưa lên

– Làm chết cá bằng cách đập vào đầu.

– Xếp cá theo từng lớp vào thùng vận chuyển và chuyển đi.

– Bảo quản sản phẩm khi thu hoạch nhằm mục đích giữ sản phẩm được tươi và đảm bảo chất lượng trước khi vận chuyển đến nhà máy hay thị trường tiêu thụ địa phương. Phương pháp bảo quản thông dụng là dùng nước đá xay nhỏ để bảo quản lạnh. Thùng bảo quản có thể là thùng composite, thùng tôn hay nhựa. Tuy thuộc vào thời gian bảo quản vận chuyển mà chiều dày lớp nước đá khác nhau. Mỗi lớp cá dày từ 7-10 cm và rải 1 lớp đá 3-4 cm với thời gian vận chuyển nhở hơn 4h và 5-6cm với thời gian vận chuyển <8h và vận chuyển bằng xe bảo ôn nếu yêu cầu về thời gian vận chuyển lớn.

Xác định chi phí

Chi phí cho nuôi cá lồng bè bao gồm các chi phí sau: Chi phí con giống,
chi phí thức ăn, chi phí nhân công, chi phí thuốc, hóa chất, nước ngọt, khấ u
hao lồng bè, khấu hao và các chi phí khác.

Chi phí con giống

Chi phí con giống bao gồm chi mua giống và vận chuyển nếu có. Chi mua giống được tính như sau:

Chi giống cá = số lượng giống x đơn giá/con + cước vận chuyển

Chi phí thức ăn

Chi mua thức ăn bao gồm chi mua các loại thức ăn như công nghiệp, cá
tạp.

Chi thức ăn = Số lượng TACN x đơn giá/kg + Số lượng thức ăn cá tạp
x đơn giá/kg.

Chi phí nhân công

Bao gồm chi nhân công thường xuyên và chi nhân công thuê mướn như
thu hoạch, di chuyển lồng bè,… .

Chi phí công nhân = số nhân công x số tháng thuê x số tiền lương/tháng + chi thuê mướn

Chi phí khác

Chi phí khác bao gồm: Khấu hao tài sản cố định là lồng bè, lồng lưới và các máy móc khác. Ngoài ra còn các chi phí khác như chi thu ốc, hóa chất, nước ngọt, chi sửa chữa, chi mua dụng cụ rẻ tiền mau hỏng như xô, chậu, đèn pin,… .

Khấu hao tài sản cố định được xác định theo từng loại tài sản và số năm có thể sử dụng như sau:

Ví dụ: Khấu hao lồng bè = Tổng số tiền xây dựng lồng bè/số năm có thể sử dụng.

Giá thành sản phẩm

Giá thành sản phẩm = Tổng số tiền chi cho vụ nuôi/khối lượng cá thu được
Trong đó tổng số tiền chi cho vụ nuôi bao gồm: Chi con giống, thức ăn, thuê mướn công nhân và các chi phí khác.

Hạch toán kinh tế

Tổng thu = Khối lượng cá bán x đơn giá/kg sản phẩm

Tổng chi = Chi con giống + Chi thức ăn + Chi phí công nhân + Chi khác

Lãi = Tổng thu – Tổng chi

0